Doanh số bán hàng là toàn bộ số lượng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Để xác định được doanh số, các doanh nghiệp sẽ tính toán tổng cả tiền thu được và chưa thu được (Ví dụ như các đơn hàng chưa thanh toán hoặc bán qua đại lý ký gửi,..).
1. Bán hàng cho khách hàng ở cấp bậc cao hơn
Ngoài ra, việc nhắm tới đối tượng khách hàng cấp cao dù có đôi chút áp lực và khó khăn hơn trong việc thuyết phục họ nhưng nếu thành công thì bạn sẽ có những đơn hàng giá trị lớn hơn rất nhiều nằm trong thẩm quyền của họ.
2. Bán giải pháp chứ không bán sản phẩm, dịch vụ
Để làm được điều này đội ngũ bán hàng của bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường và phân tích nhu cầu của khách hàng để tìm hiểu xem điều mà họ thực sự muốn là gì, từ đó đưa ra những giải pháp trên cả mong đợi của họ.
3. Tập trung vào mục tiêu và thách thức
Hầu hết các nhân viên đều nghĩ rằng để tăng doanh số bán hàng thì họ sẽ bán sản phẩm của mình bằng cách ca ngợi hết lời về tính năng tuyệt vời và lợi ích của nó. Tuy nhiên đôi khi, cách tiếp cận này không giải quyết được những gì khách hàng tiềm năng của bạn thực sự quan tâm. Cái họ cần là đạt được các mục tiêu cụ thể của chính họ và vượt qua những thách thức. Chính vì thế thay vì tập trung vào những ưu điểm của sản phẩm, hãy đặt câu hỏi để hiểu những gì khách hàng muốn đạt được và những khó khăn họ phải vượt qua.
Tìm hiểu khách hàng ở mức độ sâu hơn giúp xây dựng giá trị to lớn của sản phẩm trong mắt họ.
4. Tìm hiểu ngân sách của khách hàng
Tuy nhiên, nếu ngân sách quá thấp, và dịch vụ của bạn không phù hợp, thì nên kết thúc sớm tránh mất thời gian của cả hai mà không làm tăng doanh số bán hàng của bạn.
5. Cung cấp ba sự lựa chọn cho khách hàng tiềm năng
Đầu tiên nên là lựa chọn ở mức đầu tư thấp nhất để đạt được kết quả mong muốn, lựa chọn thứ ba với ngân sách cao hơn nhưng cung cấp dịch vụ tốt hơn những gì các khách hàng yêu cầu. Lựa chọn thứ hai nên được cân bằng ở giữa. Bằng cách cung cấp ba lựa chọn, bạn sẽ có hai lợi ích. Một là loại bỏ được việc khách hàng tìm đến đối thủ cạnh tranh để mua sắm.
Thứ hai là có một cơ hội làm tăng doanh số bán hàng nếu khách hàng chọn phương án hai hoặc ba.
6. Thực hiện chiến lược tạo sự khan hiếm của sản phẩm
Một điều quan trọng bạn nên chú ý khi tạo chiến lược này đó là tạo sự hoàn hảo cho sản phẩm khan hiếm của mình, từ những hình ảnh sản phẩm bạn sử dụng trên trang web cho đến thiết kế hay trang trí trên bao bì. Điều này có tác dụng thu hút khách hàng không chỉ là những hình ảnh bắt mắt mà nó còn mang tính chất “chân thật” ở kênh bán hàng của bạn. Nên nhớ, có thể sự khan hiếm sẽ làm khách hàng mua sản phẩm tại thời điểm nhất thời nhưng thứ có thể giữ chân họ chính là giá trị cốt lõi mà sản phẩm đó mang lại.
7. Các chương trình khuyến mãi
Phương pháp này nhìn chung không có ảnh hưởng quá lớn tới tổng doanh thu nhưng lại giúp bạn giải quyết được lượng hàng tồn kho của công ty và đây cũng được coi là một giải pháp khá lý tưởng.