Xây dựng mối quan hệ xung quanh là một kỹ năng quan trọng mang đến sự thành công không chỉ trong công việc mà còn giúp gia tăng chất lượng cuộc sống hiệu quả. Cách cư xử trong giao tiếp sẽ là nhân tố quyết định cho việc mối quan hệ có được xây dựng bền vững và lâu dài hay không.Cùng TOPCEO tìm hiểu về khái niệm cũng như cách cơ bản để nâng cao kỹ năng xây dựng mối quan hệ qua bài viết dưới đây.
Vì sao lại cần xây dựng mối quan hệ?
Mối quan hệ (Relationship) được hiểu là một sự tác động qua lại giữa hai đối tượng (hoặc nhiều hơn) trong một vấn đề cụ thể nào đó. Thông qua mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên gắn kết và mang lại giá trị cho nhau trong cả công việc lẫn cuộc sống.
Việc xây dựng mối quan hệ được xem là có vai trò quan trọng đối với nhiều người. Từ khi sinh ra cho đến khi mất đi, cuộc sống của một người đều không thể thiếu đi các mối quan hệ, từ quan hệ gia đình và vợ con cho đến bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác…Mỗi mối quan hệ sẽ lại mang ý nghĩa cho một phần của cuộc sống.
Trong công việc, xây dựng mối quan hệ giúp bạn kết nối với nhiều người và mạng lưới quan hệ càng rộng thì cơ hội về nghề nghiệp càng rộng mở. Trong một tổ chức, việc kết nối giữa các thành viên trong cùng một nhóm hay bộ phận sẽ giúp tiến trình hoạt động diễn ra trôi chảy, hiệu quả để từ đó mang lại giá trị cao cho công ty.
Còn trong kinh doanh thì xây dựng mối quan hệ với khách hàng giúp nâng cao khả năng liên kết thông qua các hoạt động tư vấn, chăm sóc và giữ chân khách hàng tiềm năng. Từ đó doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng doanh thu và quảng bá thương hiệu.
Để thực hiện công việc này hiệu quả và đem đến những lợi ích nổi bật bạn có thể tham khảo thêm: Cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng tối ưu cho doanh nghiệp
Tóm lại việc xây dựng và mở rộng mối quan hệ đối với bất kỳ một cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng là cần thiết. Bởi bạn cần tạo cho mình thói quen kết nối trong công việc để tạo cơ hội phát triển trong cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm:Nghệ Thuật Lãnh Đạo Từ Những Nguyên Tắc Đơn Giản
Các kỹ năng xây dựng mối quan hệ bền vững
Để xây dựng mối quan hệ bền vững không phải là việc khó khăn và đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn mà chỉ cần bạn nắm vững các kỹ năng TOPCEO chia sẻ dưới đây. Từ đó triển khai áp dụng sao cho hợp lý thì quá trình tạo dựng mối quan hệ sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Tỏa ra năng lực tích cực
Một trong những kỹ năng giúp xây dựng mối quan hệ đó là luôn cởi mở và lan tỏa năng lượng tích cực đến cho những người ở xung quanh mình. Hãy thể hiện một thái độ niềm nở khi bắt chuyện với người khác với gương mặt tươi cười để tạo thiện cảm ngay từ lần đầu tiên nói chuyện. Nếu bạn lúc nào cũng thể hiện bộ mặt khó chịu, thái độ tiêu cực thì chắc hẳn bạn bè và đồng nghiệp sẽ tránh xa và không dám lại gần.
Lắng nghe câu chuyện một cách sâu sắc
Trong giao tiếp, để có thể xây dựng được mối liên kết giữa hai người thì cần phải có sự tương tác, có người nói thì cũng phải có người nghe. Vì vậy, kỹ năng lắng nghe cũng là một trong những kỹ năng quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Trong khi đang trao đổi với người đối diện, bạn hãy thật sự chăm chú lắng nghe để nắm bắt được các từ ngữ, thông điệp của đối phương muốn truyền tải. Sau đó đưa đẩy câu chuyện để cả hai cùng trò chuyện một cách cởi mở, thoải mái.
Một điều đáng chú ý đó là khi chăm chú lắng nghe câu chuyện của người khác. Thay vì chỉ ngồi nghe và đáp lại một cách cứng nhắc thì bạn nên sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể như mắt, tay, chân…để thể hiện mình là người đang thật lòng lắng nghe họ chia sẻ.
Kỹ năng thể hiện sự đồng cảm
Không chỉ thể hiện sự tích cực và khả năng lắng nghe trong giao tiếp, để xây dựng mối quan hệ bền vững bạn hãy thể hiện cả sự đồng cảm đối với câu chuyện của đối phương. Thay vì cứ bất chấp bảo vệ quan điểm của mình và phản đối gay gắt ý kiến của người khác, bạn hãy lắng nghe, suy nghĩ và đặt mình vào vị trí của đối phương từ đó thể hiện khả năng thấu hiểu, đồng cảm với họ.
Hưởng ứng một cách khôn khéo
Trong giao tiếp, việc khen một ai đó thật tâm sẽ tạo ra một mối quan hệ tốt đẹp và bền vững. Hãy cân nhắc khi hưởng ứng lại câu chuyện của đối phương, tán thưởng và động viên những giá trị mà họ đã đạt được sẽ giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống.
Lưu ý việc hưởng ứng phải xuất phát từ sự quan tâm và lòng thấu hiểu. Bạn khhông nên khen họ cho có lệ, khen không hợp ngữ cảnh hay thừa thãi, lúc đó bạn sẽ trở nên kệch cỡm trong mắt của đối phương.
Những lý do khiến mối quan hệ bị đổ vỡ
Quá trình xây dựng mối quan hệ sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn là người nắm thế chủ động trong tất cả mọi việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để có thể tạo ra được một mối quan hệ tốt đẹp và vững mạnh trong cuộc sống và công việc. Nếu bạn muốn gây dựng lên một mối quan hệ tốt đẹp hơn với những người xung quanh, hãy xem xét lại bản thân có đang mắc phải những lỗi này không.
Giao tiếp kém
Kỹ năng giao tiếp là một trong những nhân tố quan trọng nhất khi xây dựng mối quan hệ trong cuộc sống. Thiếu đi kỹ năng này, bạn sẽ không biết cách làm thế nào để có thể mở lời, chia sẻ hay tham gia vào các câu chuyện của mọi người từ đó khiến mối quan hệ trở nên bế tắc hơn.
Không trung thực
Trong bất kể một mối quan hệ nào, việc không trung thực, thất hứa là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đổ vỡ trong xây dựng mối quan hệ. Điều quan trọng để tạo lên mối quan hệ vững chắc nằm ở sự tin tưởng, khi mà bạn thường xuyên nói dối, trễ hẹn, chậm deadline hay lấp liếm lỗi sai thì rất khó để có thể lấy lại được sự tin tưởng từ người khác.
Thiếu sự chân thành
Trong mối quan hệ gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp, nếu như không đối xử với nhau một cách chân thành hay có sự tôn trọng lẫn nhau thì sẽ rất khó để có thể tạo dựng lên được việc hợp tác lâu dài. Hãy nhớ, việc nịnh nọt, giả tạo sẽ không mang đến mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống vì vậy cần phải loại bỏ ngay tính cách này nếu như muốn xây dựng mối quan hệ vững mạnh hơn.
Toàn bộ kiến thức về việc xây dựng mối quan hệ đã được TOPCEO chia sẻ trong nội dung bài viết trên đây. Bạn đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi kỹ năng xây dựng mối quan hệ để từ đó có những cách thức để phát triển và mở rộng quan hệ của mình.
Có thể bạn quan tâm:Phong Cách Dẫn Dắt Của Nhà Lãnh Đạo Tài Ba Qua Hành Vi Ngôn Ngữ