Chiến Lược Tiếp Cận Khách Hàng Doanh Nghiệp Hiệu Quả

Tiếp thị cho khách hàng doanh nghiệp có rất nhiều điểm khác so với tiếp thị đến cá nhân người tiêu dùng thông thường. Bởi dường như những khách hàng doanh nghiệp “khó tính” hơn hẳn, họ không nóng vội, cân nhắc kỹ với những giá trị hợp đồng lớn. Vậy, làm thế nào để xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng doanh nghiệp hiệu quả? Cùng TOPCEO tìm hiểu các chiến lược để từ đó các nhà quản trị có thể tiếp cận được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng này qua bài viết sau.

 

Khách hàng doanh nghiệp

Khách hàng doanh nghiệp là các tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp khác mà một công ty hoặc tổ chức kinh doanh với mục đích cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ.
Khách hàng doanh nghiệp thường mua hàng với số lượng lớn và có nhu cầu đặc biệt, thường là để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ của chính họ. Các khách hàng doanh nghiệp này có thể là:
  • Các doanh nghiệp sản xuất trong nhiều lĩnh vực khác nhau
  • Các doanh nghiệp nhà nước/tư nhân
  • Các cơ quan hành chính, đoàn-thể chính trị
  • Các tổ chức phi lợi nhuận
  • Các doanh nghiệp thương mại

 

Thông thường, quan hệ kinh doanh với khách hàng doanh nghiệp là dài hạn và tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững và tạo ra giá trị tăng cho cả hai bên.

Chiến Lược Tiếp Cận Khách Hàng Doanh Nghiệp Hiệu Quả
Khách hàng doanh nghiệp

Nhóm khách hàng doanh nghiệp rất khác so với những người tiêu dùng bán lẻ. Bởi người tiêu dùng cá nhân có thể tự quyết mua sản phẩm tùy theo ý muốn của họ. Còn khách hàng doanh nghiệp thường đặt yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, hiệu suất, giá cả, dịch vụ hậu mãi và các yếu tố khác. Do đó, các công ty thường có các phương thức kinh doanh và chiến lược tiếp thị đặc biệt để phục vụ khách hàng doanh nghiệp một cách tốt nhất và tối ưu hóa mối quan hệ kinh doanh với họ.

8 chiến lược tiếp cận khách hàng doanh nghiệp hiệu quả

Với tầm quan trọng của khách hàng doanh nghiệp mà bất kể một tổ chức nào muốn hoạt động kinh doanh tối ưu cũng cần phải có một chiến lược tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng này. Dưới đây là 8 chiến lược mà các nhà kinh doanh có thể tham khảo để thực hiện:

Tìm Hiểu Thêm:   Đa Dạng Hóa Mô Hình Kinh Doanh – Cách Thức Hiệu Quả Để Đánh Bại Đối Thủ Cạnh Tranh Giá Rẻ

Xây dựng mục tiêu cụ thể

Bạn cần hiểu rõ bạn đang bán hàng cho ai, bán sản phẩm như thế nào, sản phẩm ấy giúp gì cho khách hàng của bạn? Mục tiêu của bạn có thể là để khách hàng ấy biết đến tên thương hiệu hay mục tiêu là sẽ bán được hàng ngay lập tức? Đối tượng khách hàng bạn muốn nhắm đến là những doanh nghiệp như thế nào?

Việc đặt ra một mục tiêu cụ thể giúp doanh nghiệp có thể xác định được chân dung khách hàng, các bước cần làm để đạt được mục tiêu đó. Khi làm việc với khách hàng là doanh nghiệp, bạn cần trau dồi kiến thức chuyên môn rất nhiều, bởi lẽ họ cũng là người đang vận hành kinh doanh như bạn.

Họ hoàn toàn hiểu các vấn đề, có khả năng phân tích, đánh giá các công cụ khác nhau trên thị trường để lựa chọn cái tốt nhất.

Sử dụng phần mềm CRM khai thác data khách hàng

Vai trò chính của phần mềm CRM là lưu trữ và khai thác data khách hàng hiệu quả. Chiến lược tiếp cận khách hàng doanh nghiệp không thể thiếu đi phần mềm này, bởi nó lưu trữ toàn bộ lịch sử tiếp cận của khách, tình trạng khách, sản phẩm quan tâm,… để giúp bạn chăm sóc hiệu quả.

CRM cung cấp các tính năng như tổng đài CRM, gửi Email automation, Push notification, gửi Mess thông qua Chatbot cho khách hàng, giúp tăng tương tác trên mọi điểm chạm. Phần mềm này cũng giúp kiểm soát dữ liệu khách hàng, tạo thành một dòng chảy dữ liệu để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tiếp cận lại với chi phí rẻ, có khi là miễn phí.

Tìm hiểu vấn đề mà khách đang gặp phải

Để xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả với khách hàng doanh nghiệp, hiểu rõ các vấn đề tồn đọng của khách hàng là rất quan trọng. Mỗi vấn đề (pain) của doanh nghiệp luôn tác động mạnh mẽ đến thương hiệu và doanh thu của họ, ngăn trở sự phát triển của doanh nghiệp.

khach-hang-doanh-nghiep
Tìm hiểu vấn đề mà khách đang gặp phải

Mỗi doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề, tuy nhiên, bạn cần xác định rõ đâu là vấn đề “đau nhất” của họ, và phù hợp để sản phẩm của bạn giải quyết. Việc hiểu rõ vấn đề của khách hàng sẽ giúp bạn thuyết phục họ tốt hơn. Các minh chứng về khả năng hữu ích của sản phẩm bạn bán trong việc “dẹp sạch” vấn đề ấy cũng đáng tin tưởng hơn.

Tìm Hiểu Thêm:   Đặt Mục Tiêu Tài Chính Thế Nào Để Không Phải "Đếm Cua Trong Lỗ"?

Đo lường hiệu quả từng bước

Bất kì công việc gì cũng cần có sự kiểm tra kỹ càng. Đo lường hiệu quả từng bước giúp bạn nhìn rõ mình đang làm gì, kết quả ra sao, cần nhanh chóng điều chỉnh gì để tránh đi lạc đường. Luôn nhớ rõ mục tiêu của bạn là gì và ghi chép số liệu kĩ càng theo ngày. Hiện nay có rất nhiều các công cụ tự động hỗ trợ lưu trữ dữ liệu và theo dõi hiệu suất sale hiệu quả.

Các công cụ này giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm được quá trình chuyển đổi của khách hàng, thời gian làm việc của từng nhân viên, kết quả đạt được để xây dựng KPI cho mỗi cá nhân.

Nhắm đến đối tượng có nhu cầu

Cách tiếp cận khách hàng là doanh nghiệp có đúng nhu cầu chính là bạn xây dựng những nội dung chất lượng, có ích để kéo khách hàng tìm đến bạn. Các đối tượng doanh nghiệp là những người rất thích nhận những thông tin hữu ích cho lĩnh vực của họ.

Họ sẵn sàng theo dõi fanpage, blog của bạn để đọc thêm các thông tin này. Thương hiệu của bạn đã ghim vào đầu khách hàng và tăng thêm tỷ lệ họ quyết định mua hàng lên gấp 2-3 lần.

Coi việc kinh doanh là một quá trình

Bán hàng cho khách hàng doanh nghiệp không thể vội vàng. Họ luôn cần thời gian tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định ký kết hợp đồng với một đơn vị nào. Ngay từ quá trình tìm kiếm, đưa họ vào phễu bán hàng và đi qua các bước sàng lọc, tư vấn, thuyết phục, kết hợp nuôi dưỡng đến lúc chốt giao dịch đã “ngốn” khá nhiều thời gian. Càng vội vàng, càng dễ thất bại.

khach-hang-doanh-nghiep
Coi việc kinh doanh là một quá trình

Mỗi nhân viên kinh doanh thành công trong lĩnh vực B2B đều phải có sự am hiểu và kỹ năng bán hàng cực tốt.  Họ tìm hiểu kỹ mô hình kinh doanh của khách hàng, lên kế hoạch trình bày sản phẩm thật thuyết phục, thường xuyên kết nối khách hàng trong và sau giao dịch,…

Tìm Hiểu Thêm:   Cạnh tranh trong thị trường ngách: Chiến lược nào phù hợp với SME?

Sự kiên trì này giúp họ ghi dấu ấn tốt đẹp trong mắt khách hàng, tăng tỷ lệ chốt đơn và tỷ lệ khách hàng quay trở lại lên gấp nhiều lần.

Luôn có sự liên kết với team sales

Giữa marketing và sale luôn có một số bất đồng liên quan đến các con số, tỷ lệ chuyển đổi của data. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các phần mềm như CRM để dễ dàng tạo ra quy trình làm việc phối hợp giữa 2 phòng ban này.

Ví dụ: Team marketing đưa data khách hàng về lưu trữ trong CRM, team sale sẽ nhận data và xử lý ngay trên hệ thống, cập nhật tình trạng chăm sóc theo thời gian thực. Lúc này cả hai bên đều nhìn thấy rõ ràng hiệu quả làm việc và đánh giá chất lượng data, chất lượng tư vấn của 2 đội ngũ.

Ngay trong bộ phận team sales, việc liên kết chặt chẽ cũng giúp bạn học hỏi được nhiều hơn, tích lũy kinh nghiệm để đạt được những KPI đã đặt ra.

Đánh giá các cuộc gọi tới khách hàng đã thực hiện

Đừng bao giờ bỏ quên việc rà soát lại các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nghe lại các cuộc gọi đã thực hiện, bạn dễ dàng hiểu được nguyên nhân vì sao khách hàng này chưa thực sự muốn mua hàng, hay họ chưa hài lòng ở điểm gì.

Có thể kịch bản của bạn chưa tối ưu, chưa đủ sức thuyết phục để “chạm” đến khách. Có thể đội ngũ telesales chưa có kiến thức vững vàng, chưa ứng biến kịp thời trước những thắc mắc của khách hàng. Khách hàng là doanh nghiệp rất nhạy cảm. Vì vậy cần thường xuyên review lại những cuộc gọi, tin nhắn, thư gửi khách hàng để có sự điều chỉnh kịp thời.

Chiến lược tiếp cận khách hàng doanh nghiệp giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, tạo dựng mối quan hệ lâu dài và đạt được kết quả kinh doanh.