7 Chính Sách Bán Hàng Hiệu Quả Bạn Nên Biết

Chính sách bán hàng được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp thúc đẩy quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một phương pháp đưa ra để giải quyết bài toán lợi nhuận giữa doanh nghiệp, nhà phân phối và khách hàng. Một chính sách bán hàng hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều giá trị cao khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường

 

Chính sách bán hàng là gì?

Chính sách bán hàng là một tập hợp các quy định, nguyên tắc và phương pháp được sử dụng để quản lý và điều hành quá trình bán hàng của một doanh nghiệp.

Nó định hướng cách thức tiếp cận và tương tác với khách hàng, từ giai đoạn tiếp cận ban đầu cho đến việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài. Chính sách bán hàng cũng đảm bảo sự nhất quán trong cách thức giao tiếp và xử lý các giao dịch bán hàng.

Mục tiêu của chính sách bán hàng là tăng cường doanh số bán hàng, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Nó bao gồm các yếu tố như giá cả, phân phối, quảng cáo, dịch vụ khách hàng và chăm sóc sau bán hàng. Mỗi doanh nghiệp có thể có chính sách bán hàng riêng, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu cụ thể của họ.

Về cơ bản thì chính sách bán hàng sẽ mang đến lợi ích cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp với các chương trình khuyến mãi, chính sách giảm giá, bảo hành hay hỗ trợ vận chuyển…

7 Chính Sách Bán Hàng Hiệu Quả Bạn Nên Biết
Chính sách bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp.

Thông qua việc xây dựng chính sách bán hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra sự quan tâm cho khách hàng của mình, kích thích họ hứng thú với sản phẩm, dịch vụ từ đó trực tiếp mang lại lợi nhuận cho tổ chức.

Một chính sách bán hàng hiệu quả sẽ đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp được tiếp cận và quảng bá đến đúng đối tượng khách hàng, với phương pháp tiếp cận hợp lý và cung cấp giá trị tốt. Đây là một số yếu tố quan trọng trong chính sách bán hàng:

  • Định vị sản phẩm: Xác định mục tiêu và phân đoạn thị trường để hiểu rõ về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát triển thông điệp bán hàng phù hợp và tạo ra giá trị đặc biệt cho khách hàng.

  • Chiến lược giá cả: Xác định chiến lược giá cả phù hợp để tạo ra giá trị cho khách hàng và đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này có thể bao gồm áp dụng chiến lược giá cả cạnh tranh, giảm giá, khuyến mãi hoặc phân phối giá trị qua các gói sản phẩm.

  • Quảng cáo và tiếp thị: Sử dụng các phương tiện quảng cáo và tiếp thị để tạo thông tin và nhận diện thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này bao gồm việc sử dụng các kênh truyền thông truyền thống và kỹ thuật số để tiếp cận và thu hút khách hàng.

  • Phân phối: Đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn được đưa đến khách hàng một cách thuận tiện và nhanh chóng. Điều này có thể bao gồm quản lý chuỗi cung ứng, lựa chọn kênh phân phối, và tối ưu hóa quá trình giao hàng và bán hàng.

  • Dịch vụ khách hàng: Tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng qua dịch vụ hỗ trợ chất lượng và sự tư vấn.Một chính sách bán hàng hiệu quả bao gồm việc đảm bảo rằng khách hàng nhận được sự hỗ trợ và giải đáp các câu hỏi một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tìm Hiểu Thêm:   Doanh Nghiệp Nhỏ Có Nên Xây Dựng Thương Hiệu?

Tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách bán hàng

Như đã nói ở trên, việc xây dựng một chính sách bán hàng mang lại rất nhiều giá trị cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng.

Đối với doanh nghiệp

Chính sách bán hàng không chỉ đơn thuần là một tập hợp các quy định và quy tắc, mà nó là bộ khung chiến lược giúp doanh nghiệp tăng cường hoạt động bán hàng, thu hút và duy trì khách hàng, tăng doanh số và tạo ra lợi nhuận.

chinh-sach-ban-hang
Việc xây dựng một chính sách bán hàng mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp

Nó giúp định hình chiến lược bán hàng, xây dựng hình ảnh thương hiệu, tối ưu hóa hiệu suất bán hàng, định giá sản phẩm/dịch vụ và đo lường hiệu quả kinh doanh. Bằng cách thực hiện một chính sách bán hàng tốt, doanh nghiệp có thể tăng cường cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu khách hàng và đạt được sự thành công trong thị trường.

Đối với khách hàng

Đối với khách hàng, chính sách bán hàng đảm bảo sự minh bạch và tin tưởng, cung cấp lựa chọn và giá trị, tạo trải nghiệm mua hàng tốt, xây dựng lòng trung thành và quan hệ lâu dài, và đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Với những chính sách bán hàng đi kèm các chương trình khuyến mãi, giảm giá mà doanh nghiệp đưa ra, người dùng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí mua sắm tối ưu. Ngoài ra, với trải nghiệm mua sắm được gia tăng cũng khiến họ cảm thấy hài lòng hơn và có thiên hướng sử dụng những dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp sau này.
 

7 chính sách bán hàng mang lại hiệu quả và phổ biến hiện nay

Với những lợi ích mà các chính sách, phương pháp bán hàng có thể mang đến cho doanh nghiệp, đã có rất nhiều loại chính sách được ra đời và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Một vài loại chính sách phổ biến có thể kể đến sau đây.

Chính sách tri ân khách hàng

Một trong những loại chính sách bán hàng phổ biến nhất được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng chính là chính sách tri ân khách hàng. Chính sách này thường được áp dụng tại các cửa hàng lớn. Khách hàng sẽ nhận được những ưu đãi hoặc quà tặng vô cùng hấp dẫn khi mua hàng tại cửa hàng đó. Tuy nhiên, mỗi đối tượng khách hàng cụ thể khác nhau sẽ được áp dụng mỗi chương trình tri ân khách hàng khác nhau tùy thuộc vào nhiều điều kiện.

Tìm Hiểu Thêm:   Làm việc nhóm: Chìa khóa thành công khởi nghiệp

Flash Sale

Flash Sale được xem là một chính sách bán hàng theo dạng chương trình ưu đãi nhằm mở rộng thương hiệu và gia tăng hiệu quả bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy vào từng mục đích của doanh nghiệp mà thời gian diễn ra chương trình Flash Sale có thể kéo dài ngắn hoặc dài.

Mọi người có thể nhận thấy hình thức này đang được sử dụng vô cùng phổ biến trên các trang thương mại điện tử ví dụ như Shopee, Lazada, Tiki…trong những ngày đặc biệt như 10/10, 11/11, 12/12…

Chính sách bán hàng sử dụng thẻ tích điểm

chinh-sach-ban-hang
Chính sách bán hàng sử dụng thẻ tích điểm

Chắc chắn bạn sẽ biết đến chính sách bán hàng sử dụng thẻ tích điểm khi thường xuyên mua các sản phẩm ở siêu thị hay tại các cửa hàng thời trang, ăn uống. Chính sách này thường được áp dụng khi khách hàng đến mua sắm tại cửa hàng. Các doanh nghiệp hoặc cửa hàng này sẽ đưa cho khách hàng thẻ tích điểm.

Nếu khách hàng mua sắm càng nhiều thì số điểm tích được càng lớn. Điều này giúp họ có thể được hưởng vô vàn những ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Đây được xem là chính sách vô cùng hiệu quả mà các doanh nghiệp nên sử dụng bởi nó giúp tăng doanh số bán hàng một cách cực kỳ nhanh chóng.

Chính sách bán hàng đa cấp

Chính sách đa cấp cũng là một trong những loại chính sách phổ biến và được áp dụng rộng rãi bởi nhiều doanh nghiệp. Nó được xem là giải pháp hiệu quả giúp thúc đẩy doanh số bán hàng một cách nhanh chóng.

Với phương pháp này, các chủ doanh nghiệp hoặc chủ cửa hàng sẽ đưa ra một vài phương thức khuyến mãi hấp dẫn nếu người mua hàng cũ có thể thành công trong việc giới thiệu khách hàng mới mua sản phẩm. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản lớn mà còn nhận lại được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.

Chính sách bán hàng giảm giá

Một chiến lược bán hàng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không nên bỏ qua đó là chính sách giảm giá. Các doanh nghiệp nên chủ động thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mãi cho các sản phẩm, dịch vụ theo từng mốc thời gian cụ thể cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. Điều này giúp thu hút khách hàng tham gia và thúc đẩy doanh số vô cùng hiệu quả.

Chính sách bán hàng theo combo

Bán hàng theo combo là hình thức bán hàng có khả năng khuyến khích được khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn nữa trong một lượt mua hàng tại cửa hàng. Chính sách này thường được áp dụng nhiều nhất tại các cửa hàng mỹ phẩm hoặc ăn uống với mục đích đẩy nhanh doanh số sản phẩm được bán ra.

Tìm Hiểu Thêm:   Xây dựng thương hiệu tại thị trường mới nổi

Bên cạnh việc áp dụng chính sách theo combo, bạn cũng có thể bán kèm các sản phẩm có liên quan để kích thích nhu cầu mua thêm sản phẩm của khách hàng.

Chính sách bảo hành và đổi trả

chinh-sach-ban-hang
Chính sách bảo hành và đổi trả

Chính sách bảo hành và đổi trả là một chính sách bán hàng bao gồm tất cả các quy trình và chính sách mua hàng tại cửa hàng mà nhà cung cấp đưa ra cho khách hàng. Chúng ta có thể thấy chính sách này thường phổ biến xuất hiện ở những cửa hàng kinh doanh mặt hàng điện tử, điện lạnh hay giá trị hàng hóa cao. Với chính sách này, khách hàng sẽ có thêm sự an tâm với các trường hợp không may xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Một doanh nghiệp có chính sách bảo hành và đổi trả hợp lý không chỉ thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng mà còn nâng cao được sự uy tín của mình đối với nhà phân phối và người mua. Điều này giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp sẽ luôn được đánh giá cao và phát triển bền vững hơn.

Cách xây dựng chính sách bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

Để xây dựng được một chính sách bán hàng phù hợp và hiệu quả thì không thể thiếu đến những nguyên tắc và quy định cũng như thủ tục nội bộ mà doanh nghiệp đưa ra. 

  • Khi tiến hành xây dựng chính sách bán hàng, doanh nghiệp cần xem xét về tính khả thi và khả năng mang lại lợi nhuận. Tránh tình trạng khi xác định một chính sách bán hàng nhưng không có chiến lược cụ thể và tính toán được sự rủi ro mà nó mang lại.
  • Cần xác định và phân loại chi tiết nhóm khách hàng mục tiêu đảm bảo chính sách bán hàng đưa ra phải hướng đúng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp nhắm đến.
  • Xây dựng chính sách bán hàng phải có sự linh hoạt, có khả năng thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào sự biến động của thị trường, đối thủ…
  • Khi đưa ra chính sách bán hàng cần phải có hướng dẫn cụ thể cho đội ngũ nhân sự bán hàng để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình bán hàng và tiếp thị của tổ chức.
  • Thông điệp truyền thông phải rõ ràng, chính xác cho các bên từ nhà phân phối, khách hàng, nhân viên bán hàng…

Chính sách bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng những chính sách này một cách chiến lược và linh hoạt, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của khách hàng.