Cách Xây Dựng Quy Trình Đào Tạo Nội Bộ Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Đào tạo nội bộ là khái niệm không còn xa lạ với các doanh nghiệp ngày nay. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo nội bộ chuyên nghiệp là nền tảng để công ty, doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong mọi quá trình làm việc, lên dự án. Nội bộ vững mạnh thì doanh nghiệp mới phát triển bền vững. TOPCEO sẽ chia sẻ đến bạn các hình thức đào tạo hiệu quả và cách để xây dựng quy trình đào tạo nội bộ chuyên nghiệp.

 
Đào tạo nội bộ là quá trình các nhân viên của công ty, doanh nghiệp học được các kỹ năng cần thiết liên quan đến công việc thông qua các khóa học, các khóa đào tạo hay những buổi đào tạo ngắn do nội bộ doanh nghiệp tổ chức. Về bản chất, quá trình đào tạo nội bộ là nền tảng cho sự thành công của bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào.
Việc lên một kế hoạch đào tạo nội bộ doanh nghiệp tốt sẽ mang lại hiệu quả làm việc cho toàn thể doanh nghiệp. Hệ thống đào tạo nội bộ là một phần quan trọng trong việc định hướng nhân viên, định hướng doanh nghiệp. Một khóa đào tạo dù là ngắn hạn hay dài hạn đều cần thực hiện một cách chỉn chu. Mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp sẽ cần có những phương thức và mô hình đào tạo khác nhau phù hợp với quy mô, số lượng nhân viên và mục tiêu đào tạo.

Cách Xây Dựng Quy Trình Đào Tạo Nội Bộ Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
Đào tạo nội bộ

Các CEO/Manager/ Trưởng phòng/ Quản lý/ Trưởng dự án quản lý cả một công ty hay một đội nhân viên, họ biết rằng cần đào tạo nhân sự để hiểu và làm việc nhưng lại chưa nắm được hay chú ý đến tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch đào tạo nội bộ chuyên nghiệp. Chính vì thế mà quá trình đào tạo gặp nhiều khó khăn.
 

Các hình thức đào tạo nội bộ doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm khác nhau về sản phẩm kinh doanh cũng như cấu trúc nhân sự. Việc chọn hình thức đào tạo nội bộ nào có vai trò quan trọng giúp định hướng và tối ưu hóa quá trình đào tạo để đảm bảo mọi thông tin muốn truyền tải đều được nhân sự nắm vững.
 

Mentoring – Đào tạo cố vấn

Mentoring là đào tạo dựa trên mối quan hệ giữa một người có nhiều kinh nghiêm trong nghề (Mentor) và một cá nhân ít kinh nghiệm hơn (Mentee). Trong đó, Mentor có trách nhiệm hướng dẫn Mentee các kiến thức liên quan đến công việc để trau dồi và phát triển bản thân.

Tìm Hiểu Thêm:   Từ Tốt Đến Vĩ Đại: Lựa Chọn Đúng Người

Hình thức đào tạo nội bộ Mentoring phù hợp với những doanh nghiệp thường xuyên tuyển nhân viên mới, cần sự kèm cặp trong kiến thức chuyên ngành và văn hóa công ty.

 

Có thể bạn quan tâm: Mentor là gì? Tạo sao chúng ta cần Mentor?

On the job training – Đào tạo Thực hành trực tiếp

On the job training (OJT) là đào tạo tại chỗ, được áp dụng để nhân viên có được kiến thức thực hành tại nơi làm việc. Khi đào tạo nhân sự nội bộ bằng thực hành trực tiếp, nhân viên sẽ sử dụng các tài nguyên có sẵn cho họ tại nơi làm việc.

Đào tạo thực hành trực tiếp thích hợp ứng dụng khi doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm hoặc công nghệ mới, thay đổi kế hoạch kinh doanh, sử dụng một phần mềm mới trong quy trình làm việc.

Đào tạo 1-1

Đây là hình thức đào tạo khi một người có tay nghề lâu năm sẽ trực tiếp đào tạo một nhân viên mới hoặc ít kinh nghiệm hơn. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ tận dụng hình thức này khi cần đào tạo một nhân viên thực sự cần kỹ năng chuyên ngành, cần được đào tạo kỹ lưỡng và hướng dẫn tỉ mỉ.

dao-tao-1-1
Đào tạo 1-1
Có thể bạn quan tâm: Chương trình đào tạo Coaching 1:1 – CEO SUCCESS

Đào tạo tổng quan

Các doanh nghiệp sẽ cần lập ra những buổi đào tạo theo định kỳ để phổ biến cho toàn bộ nhân viên về văn hóa công ty, sản phẩm mới hay bất cứ kỹ năng nào cần thiết.

Đào tạo tổng quan là hình thức cần thiết và quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.
 

5 bước xây dựng quy trình đào tạo nội bộ chuyên nghiệp

Bước 1: Định hướng phát triển và đánh giá nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp
Doanh nghiệp trước hết cần biết mình đang xây dựng chiến lược kinh doanh gì, hoạch định nhân sự thế nào, đào tạo nội bộ doanh nghiệp để giải quyết vấn đề gì?

Mục tiêu, định hướng nhân viên trong khóa đào tạo là nhân viên phải được trau dồi, bổ sung thêm kỹ năng, kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc.

Tìm Hiểu Thêm:   4 Sai lầm phổ biến khiến quản lý “gánh thêm việc vào người”

Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo cụ thể

Cần xác định được các yêu cầu, mục tiêu cụ thể khi thực hiện đào tạo. Doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện được các yếu tố:
  • Trách nhiệm và vai trò của nhân viên trong việc đạt được mục tiêu cuối cùng của công ty.
  • Các công việc nhân viên cần phải đảm bảo rằng sẽ hoàn thành và đạt được mục tiêu đã đặt ra từ ban đầu.
Sau khi xác định được mục tiêu, các công ty hay doanh nghiệp có thể đưa ra định hướng cho chương trình, nội dung đào tạo và nó có thể đóng vai trò là thước đo cho cả quá trình đào tạo có thành công hay không.

Bước 3: Xây dựng, thiết kế cụ thể chương trình đào tạo

Các doanh nghiệp sau khi xác định được mục tiêu, hình thức sẽ xây dựng hệ thống đào tạo bằng việc chuẩn bị sẵn một kế hoạch đào tạo thật chi tiết, rõ ràng. Kế hoạch bao gồm phương pháp đào tạo, nội dung, kiến thức cần truyền đạt, tài liệu tham khảo, hướng dẫn và một số khía cạnh có liên quan khác.

xay-dung-thiet-ke-cu-the-chuong-trinh-dao-tao
Bước 3: Xây dựng, thiết kế cụ thể chương trình đào tạo

Có một số lưu ý khi doanh nghiệp thiết kế chương trình đào tạo, cụ thể:

  • Tài liệu đào tạo cần sự rõ ràng, có nhiều ví dụ minh họa, tình huống thực tế
  • Luôn có sự tương tác, thảo luận, đặt câu hỏi trong buổi học.
  • Nên chia nhỏ nội dung đào tạo, đừng đưa quá nhiều kiến thức vào 1 buổi.

 

Xây dựng, thiết kế chương trình và tài liệu đào tạo cũng rất quan trọng. Bởi nó là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn và thu hút nhiều nhân viên tham gia khóa học. Chương trình càng hay, bổ ích càng tạo động lực cho nhân viên muốn tham gia khóa đào tạo.
 

Có thể bạn quan tâm: Xây Dựng Phương Pháp Đào Tạo Cho Nhân Viên Mới: Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp

Bước 4: Tiến hành đào tạo nội bộ doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần sắp xếp lịch trình cho các hoạt động đào tạo, sau đó mới huy động nhân lực cần thiết để thực hiện. Đồng thời quyết định nhân viên được đào tạo dựa trên nhu cầu, trình độ chuyên môn, chức danh mà doanh nghiệp cần.

Mỗi doanh nghiệp có một mục tiêu đào tạo khác nhau vậy nên sẽ có các phương án giải quyết khác nhau.

Tìm Hiểu Thêm:   Gen Z và Doanh nghiệp: Giải quyết bài toán thiếu hụt kỹ năng

Bước 5: Tiến hành đánh giá kết quả đào tạo

Bước làm cuối cùng trong quy trình xây dựng đào tạo nội bộ chính là đánh giá cả từ phía nhân viên và vị trí tổ chức đào tạo.

Với nhân viên, doanh nghiệp cần yêu cầu những phản hồi, nhận xét của người học để đánh giá được nội dung truyền tải của bộ phận tổ chức và cải thiện trong những lần sau.

Ngoài ra, bước đánh giá kết quả để doanh nghiệp nắm bắt số lượng nhân viên tuân thủ chương trình đào tạo, bao nhiêu người có thể tiếp thu và hiểu về nội dung của chương trình.

Để khai thác rõ hơn và để có được một hệ thống đào tạo nội bộ hiệu quả, các doanh nghiệp cần xây dựng một đội nhóm với nhiệm vụ chính là triển khai các khóa học đào tạo nội bộ. Trước hết cần xây dựng một phòng đào tạo có cơ cấu tổ chức rõ ràng, sau đó lập nên KPI cho phòng đào tạo đó.

Nắm được tình trạng làm việc của nhân sự trong doanh nghiệp, giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về biến động nhân sự để đưa ra phương án ổn định. Từ đó những phương pháp và mô hình đào tạo nội bộ doanh nghiệp cũng sẽ được lên ý tưởng và triển khai dễ dàng.

Như vậy, đối với các doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay, đào tạo nhân sự nội bộ đóng vai trò hết sức quan trọng. Để đào tạo hiệu quả thì các công ty cần nắm bắt được quy trình và hình thức xây dựng hệ thống đào tạo hợp lý, từ đó nâng cao nhận thức nhân viên về văn hóa, các kỹ năng chuyên môn cần ứng dụng trong quá trình làm việc.

Nếu bạn đang tìm kiếm những cách để phát triển năng lực cá nhân cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh, hãy tham gia các khóa đào tạo và chương trình huấn luyện tại TOPCEO. TOPCEO là nơi bạn có thể tìm thấy các giải pháp đào tạo cho đội ngũ nhân viên của bạn và các chương trình huấn luyện kinh doanh dành riêng cho doanh nghiệp của bạn. Liên hệ TOPCEO đăng ký khóa học hoặc tư vấn miễn phí.

 

Có thể bạn quan tâm: Thách thức doanh nghiệp trong quản trị nhân sự