Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài chính của doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là điều tất yếu mà bất kỳ chủ doanh nghiệp, nhân viên tư vấn đầu tư, tài chính, cấp quản lý và nhà đầu tư nào cũng cần thực hiện để đưa ra quyết định thông minh cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mình.

 

Đánh giá hiệu quả tài chính

Đánh giá tài chính doanh nghiệp có nghĩa là thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra được các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài chính của doanh nghiệp

Có 2 quan điểm về hiệu quả tài chính doanh nghiệp.

  • Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả tài chính doanh nghiệp dùng để chỉ hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn trong quá trình kinh doanh.
  • Quan điểm thứ hai: Hiệu quả tài chính là hiệu quả của huy động vốn. Trong khi đó, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn thuộc về hiệu quả kinh doanh.
Dù theo quan điểm nào, hiệu quả tài chính cũng đều phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó.

Bản chất tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp  với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.

Tìm Hiểu Thêm:   Tư Duy Kinh Doanh Đột Phá: Cách Giảm Thiểu Chi Phí Hiệu Quả

Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề quan tâm của cả nhà đầu tư bên trong, bên ngoài doanh nghiệp cũng như các bên liên quan. Thật vậy, thông qua việc đánh giá hiệu quả tài chính, nhà đầu tư sẽ định hướng đúng để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý cũng như có bước điều chỉnh nguồn vốn phù hợp.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Có nhiều chỉ tiêu và phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể:

3 chỉ tiêu thường dùng

Có 3 chỉ tiêu thường dùng để phản ánh vấn đề cốt lõi của tính hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suật lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
 

62 VVYD

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản.

 

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Là chỉ số cho biết mỗi đồng doanh thu thuần thực hiện trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp phản ánh năng lực tạo sản phẩm có chi phí thấp hoặc giá bán cao của doanh nghiệp.

 

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập, giúp đánh giá khả năng dảm bảo lợi nhuận cho đối tác góp vốn.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

Một số chỉ tiêu khác

Ngoài 3 chỉ tiêu ROA, ROS, ROE thường dùng, để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, người ta còn dùng một số chỉ tiêu khác như: Khả năng thanh toán hiện hành, Vòng quay tổng tài sản, Vòng quay hàng tồn kho, Kỳ thu tiền bình quân. Cụ thể:

tong hop van ban kiem toan 1649324528368235872537

Khả năng thanh toán hiện hành: Là chỉ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ nần một cách tổng quát của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng giá trị tài sản / Tổng nợ phải thanh toán
Vòng quay tổng tài sản: Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tổng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, phản ánh khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản trung bình
Vòng quay hàng tồn kho: Là chỉ số thể hiện trong 1 kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng, phản ánh hiệu quả của hoạt động quản trị hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
Kỳ thu tiền bình quân: Là chỉ số thể hiện khoảng thời gian thu về các khoản nợ phải thu của khách hàng nợ doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả hoạt động quản lý các khoản nợ phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân = (Nợ phải thu khách hàng bình quân x thời gian kỳ phân tích) / Doanh thu thuần

Lưu ý khi đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Khi đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên các chỉ tiêu, cần xem xét:

  • Những đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp: Để hiểu xem doanh nghiệp có đạt được hiệu quả tài chính hay không.
  • So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành khác: Để xem doanh nghiệp có hoạt động tốt trong ngành hay không.
  • Khuynh hướng phát triển ngành: Để xem doanh nghiệp có đang phát triển theo đúng xu hướng của ngành hay không.
Tìm Hiểu Thêm:   Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện Nhờ 3 Thói Quen