Những điều cần chú ý khi lập kế hoạch kinh doanh

Lập một bản kế hoạch kinh doanh không hề dễ, phải tốn rất nhiều chất xám, thời gian, công sức nhưng nó là công cụ duy nhất để bạn có thể bắt đầu kinh doanh theo trình tự trơn tru. Với bản kế hoạch kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể điều khiển mọi hoạt động kinh doanh đúng đắn và sáng suốt nhất

Những điều cần chú ý khi lập kế hoạch kinh doanh

Lí do cần lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là tầm nhìn trong tương lai của doanh nghiệp. Nhằm dự đoán tốc độ phát triển, khai thác triển vọng kinh doanh, tích hợp các nguồn lực, tập trung nỗ lực, khắc phục sự cố, tìm kiếm cơ hội, đưa ra các kế hoạch hành động trong tương lai.

Một số lợi ích mà kế hoạch kinh doanh đem lại:

  • Giúp tập trung giải quyết những vấn đề cụ thể.
  • Có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp, theo dõi sát sao tiến độ kinh doanh và quản lý dòng tiền hiệu quả.
  • Làm thước đo để đo lường tiến độ và lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Thu hút đầu tư trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, hoặc trong giai đoạn mở rộng và tăng trưởng kinh doanh sau này.
  • Giúp nhà đầu tư thiết lập viễn cảnh dài hạn trong một môi trường kinh doanh đầy bất trắc và thích ứng được với những thay đổi khác nhau của môi trường kinh doanh.
  • Đối với các nhà đầu tư mạo hiểm, kế hoạch kinh doanh là cơ sở quan trọng để đánh giá liệu một doanh nghiệp có giá trị đầu tư hoặc có hoạt động thực sự hay không.

Chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh

Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần chuẩn bị và thu thập một số tài liệu cần thiết  như sau:
z3974312970359 70d193270bb8259e92a67ddb8071dbca

1. Thu thập thông tin số liệu

Mỗi một bản kế hoạch kinh doanh được tạo lập để phục vụ đối tượng người đọc nhất định. Chính vì vậy, công việc đầu tiên của bạn là phải tìm hiểu mục đích xây dựng bản kế hoạch kinh doanh này là để làm gì. Đối tượng người đọc bản kế hoạch là ai…

Tìm Hiểu Thêm:   Hiệu Quả Làm Việc Thấp: Do Nhân Viên Hay Công Cụ Quản Lý?

Sau khi trả lời những câu hỏi cơ bản nhất của bản kế hoạch kinh doanh, ta bắt đầu đi thu thập thông tin số liệu, các thông tin này bao gồm:

  • Mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
  • Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có bao nhiêu người? Quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu?
  • Sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp là gì?
  • Thông tin về doanh nghiệp, gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, website,…
  • Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
  • Thông tin về những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường.
  • Một số thông tin tổng quan về thị trường, ngành, khách hàng trọng tâm, đối tác mà doanh nghiệp đã và đang làm việc cùng.
  • Thông tin về quy mô sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm tài nguyên, công nghệ, và các nguồn lực khác có liên quan.
  • Hoạt động marketing của doanh nghiệp: kênh phân phối, kênh truyền thông, giá trị thương hiệu, các chương trình quảng bá,…
  • Tài chính: các thông tin về tài sản, nguồn vốn, dòng tiền,…
  • Quản trị rủi ro: Chính là những yếu tố rủi ro mà doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Bạn cần cân nhắc kỹ khối lượng thông tin cần cung cấp trong bản kế hoạch, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa thông tin không mong muốn.

2. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan

Sau khi thu thập các số liệu và thông tin quan trọng, đã đến lúc bạn chuẩn bị một số tài liệu có cần phải đính kèm với bản kế hoạch kinh doanh. Những tài liệu này bao gồm:
  • Logo và bộ nhận diện thương hiệu.
  • Các tài liệu về kế toán, như báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ,…
  • Các tài liệu liên quan tới tính xác thực của doanh nghiệp, như giấy phép kinh doanh, các loại chứng chỉ có liên quan.
  • Tài liệu phân tích ngành, thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng.
Những tài liệu này có thể nhiều hơn, tùy thuộc vào mục đích và đối tượng người đọc bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

3. Xác định đối tượng thực hiện

Một khi hoàn tất các công đoạn thu thập số liệu và tài liệu cần thiết, doanh nghiệp bạn cần xác định đối tượng thực hiện bản kế hoạch kinh doanh. Người thực hiện có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp, kết hợp với việc outsource thiết kế để bảng kế hoạch có phần trực quan chuyên nghiệp hơn.

Tìm Hiểu Thêm:   Làm Việc Thông Minh Hay Chăm Chỉ Để Mang Lại Hiệu Suất Cao Nhất Trong Công Việc?

Ở bước chuẩn bị này, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số yếu tố, như chi phí lập kế hoạch, yêu cầu người lập thống nhất quan điểm và định hướng của doanh nghiệp trong bản kế hoạch.

 

Có thể bạn quan tâm:  9 bước lập bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả

3 nguyên tắc khi viết kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Khi viết một bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:
ke hoach kinh doanh

Viết bản kế hoạch với dung lượng cô động nhất có thể

Sẽ thật là mệt mỏi nếu người đọc phải lần mở tới 100 trang kế hoạch kinh doanh. Đó là lý do vì sao bạn nên cân nhắc lựa chọn thông tin cụ thể để lồng ghép vào trong bản kế hoạch của mình. Lý tưởng nhất, số trang của bản kế hoạch kinh doanh nên rơi vào tầm 10 – 20 trang giấy A4.

Nhận biết đối tượng người đọc là ai

Xác đinh chính xác đối tượng người đọc sẽ quyết định việc bạn lựa chọn nhặt yếu tố nào vào bản kế hoạch. Ví dụ, nếu người đọc là cổ đông của công ty, thông tin chính trong bảng kế hoạch phải là báo cáo tài chính trong năm và kế hoạch tài chính trong năm tới.

Đừng quá đặt nặng vấn đề chuyên môn trong bản kế hoạch

Hầu hết những người đọc bản kế hoạch của bạn có thể không am hiểu quá tường tận các yếu tố liên quan tới chuyên môn ngành nghề. Bạn cần diễn giải thông tin trong bản kế hoạch làm sao để đến cả đứa trẻ 5 tuổi cũng hiểu bạn đang nói gì.
Việc đưa ra các số liệu mang tính quá hàn lâm chỉ khiến bản kế hoạch của bạn trở nên rối ren và phức tạp quá mức cần thiết.

Tìm Hiểu Thêm:   Macro Management Là Gì? Ranh Giới Giữa Giao Phó Và Bỏ Mặc

Trên đây là những nội dung cần biết về việc lập kế hoạch kinh doanh. Để doanh nghiệp của luôn đi đúng hướng và đạt được những mục tiêu quan trọng, đừng bỏ qua khâu quan trọng kể trên.

 

Có thể bạn quan tâm:  Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh