Lí do cần lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là tầm nhìn trong tương lai của doanh nghiệp. Nhằm dự đoán tốc độ phát triển, khai thác triển vọng kinh doanh, tích hợp các nguồn lực, tập trung nỗ lực, khắc phục sự cố, tìm kiếm cơ hội, đưa ra các kế hoạch hành động trong tương lai.
Một số lợi ích mà kế hoạch kinh doanh đem lại:
- Giúp tập trung giải quyết những vấn đề cụ thể.
- Có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp, theo dõi sát sao tiến độ kinh doanh và quản lý dòng tiền hiệu quả.
- Làm thước đo để đo lường tiến độ và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Thu hút đầu tư trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, hoặc trong giai đoạn mở rộng và tăng trưởng kinh doanh sau này.
- Giúp nhà đầu tư thiết lập viễn cảnh dài hạn trong một môi trường kinh doanh đầy bất trắc và thích ứng được với những thay đổi khác nhau của môi trường kinh doanh.
- Đối với các nhà đầu tư mạo hiểm, kế hoạch kinh doanh là cơ sở quan trọng để đánh giá liệu một doanh nghiệp có giá trị đầu tư hoặc có hoạt động thực sự hay không.
Chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh
1. Thu thập thông tin số liệu
Sau khi trả lời những câu hỏi cơ bản nhất của bản kế hoạch kinh doanh, ta bắt đầu đi thu thập thông tin số liệu, các thông tin này bao gồm:
- Mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
- Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có bao nhiêu người? Quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu?
- Sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp là gì?
- Thông tin về doanh nghiệp, gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, website,…
- Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
- Thông tin về những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường.
- Một số thông tin tổng quan về thị trường, ngành, khách hàng trọng tâm, đối tác mà doanh nghiệp đã và đang làm việc cùng.
- Thông tin về quy mô sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm tài nguyên, công nghệ, và các nguồn lực khác có liên quan.
- Hoạt động marketing của doanh nghiệp: kênh phân phối, kênh truyền thông, giá trị thương hiệu, các chương trình quảng bá,…
- Tài chính: các thông tin về tài sản, nguồn vốn, dòng tiền,…
- Quản trị rủi ro: Chính là những yếu tố rủi ro mà doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan
- Logo và bộ nhận diện thương hiệu.
- Các tài liệu về kế toán, như báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ,…
- Các tài liệu liên quan tới tính xác thực của doanh nghiệp, như giấy phép kinh doanh, các loại chứng chỉ có liên quan.
- Tài liệu phân tích ngành, thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng.
3. Xác định đối tượng thực hiện
Ở bước chuẩn bị này, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số yếu tố, như chi phí lập kế hoạch, yêu cầu người lập thống nhất quan điểm và định hướng của doanh nghiệp trong bản kế hoạch.
3 nguyên tắc khi viết kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Viết bản kế hoạch với dung lượng cô động nhất có thể
Nhận biết đối tượng người đọc là ai
Đừng quá đặt nặng vấn đề chuyên môn trong bản kế hoạch
Việc đưa ra các số liệu mang tính quá hàn lâm chỉ khiến bản kế hoạch của bạn trở nên rối ren và phức tạp quá mức cần thiết.
Trên đây là những nội dung cần biết về việc lập kế hoạch kinh doanh. Để doanh nghiệp của luôn đi đúng hướng và đạt được những mục tiêu quan trọng, đừng bỏ qua khâu quan trọng kể trên.