Thách Thức Của Nhà Quản Trị Hiện Đại Trong Quản Lý Công Việc

 

Thách thức của nhà quản trị hiện đại trong quản lý công việc chưa bao giờ là nhỏ. Đặc biệt là trong bối cảnh của sự thay đổi nhanh chóng về mặt công nghệ, cùng với ảnh hưởng sau đại dịch lên toàn cầu. Để làm tốt nhiệm vụ quản lý của mình, trước hết bạn cần phải xác định đúng những thách thức của nhà lãnh đạo đang phải đối mặt.

 

Thách Thức Của Nhà Quản Trị Hiện Đại Trong Quản Lý Công Việc

 

 

1. Giao tiếp kém hiệu quả với nhân viên

Một trong những thách thức của nhà quản trị hiện đại gặp phải là vấn đề giao tiếp – 1 kỹ năng cơ bản. Tuy nhiên, giao tiếp hiệu quả lại không phải là một vấn đề dễ dàng, vì mỗi nhân viên lại có một tính cách khác nhau. Do đó, không thể tránh khỏi việc hiểu nhầm hoặc xung đột trong giao tiếp.

Nhà lãnh đạo nên hạn chế vấn đề này bằng cách tạo ra nhiều cuộc đối thoại hơn với nhân viên; tìm cách để truyền đạt ý tưởng một cách mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu nhất.

2. Thiếu hụt văn hóa trong công ty

Nói về thách thức của nhà quản trị hiện đại trong công ty, không thể không kể đến sự thiếu hụt văn hóa trong công ty.

Văn hóa trong doanh nghiệp là một trong những giá trị vô hình nhưng lại gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi công việc, hoạt động và đời sống của nhân viên. Ví dụ, nếu tuyển dụng mà không biết nhân sự đó có phù hợp với văn hóa của tổ chức hay không sẽ rất nguy hiểm. Nhân viên mới sẽ có thể không hòa hợp với cách cộng tác nhóm, hay quá trái ngược về mục tiêu hoặc quan điểm làm việc. Vì thế, mọi quy trình nên được dựa vào hệ quy chiếu này.

Tìm Hiểu Thêm:   Bạn Đã Sẵn Sàng Trở Thành Một CEO Thành Công Chưa?

Hãy xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ đầu để nó là kim chỉ nam, một lợi thế giúp bạn và team đưa ra những quyết định đúng đắn, cũng như xây dựng quy trình quản lý dự án sao cho phù hợp với đội ngũ nhân viên.
 

z4076193481228 dd95f643294cc8317433d19c64cc688d

3. Không biết cách tạo động lực làm việc cho nhân viên

Người quản lý luôn luôn là một nhân tố tác động rất lớn đến tâm lý của nhân viên. Vì vậy, tạo động lực và mang đến những hiệu ứng tích cực là nhiệm vụ thiết yếu của nhà quản trị.

Không những phải thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên, lãnh đạo phải tự tạo động lực cho chính bản thân mình. Đây là một trong những thách thức của người đứng đầu.

Do đó, người quản lý phải trang bị thêm cả kỹ năng truyền cảm hứng, thấu hiểu để khuyến khích nhân viên đạt mục tiêu hoặc thậm chí là vượt KPIs.

4. Mơ hồ về mục tiêu của dự án

Mục tiêu của dự án và nhiệm vụ không rõ ràng, dẫn đến quy trình không logic hoặc không đáp ứng được đầy đủ kỳ vọng. Khi tư duy chưa mạch lạc, rất khó để nhà quản lý có thể theo dõi và đánh giá chất lượng công việc của nhân viên.

Bạn có thể áp dụng mục tiêu SMART để có cái nhìn tổng quan và tường minh với 4 tiêu chí:

Tìm Hiểu Thêm:   Tuyệt Chiêu Quản Lý Nhân Viên Các Nhà Lãnh Đạo Nên Biết

 

  • Specific: cụ thể
  • Measurable: có thể đo lường
  • Attainable: có thể đạt được
  • Realistic: thực tế
  • Timely: đúng thời điểm

5. Quản lý hiệu suất và kết quả công việc kém

Mỗi dự án, mỗi quy trình làm việc đều có những cách đánh giá hiệu quả riêng thông qua các chỉ số về hiệu suất, doanh thu, lợi nhuận,… Tuy nhiên, làm thế nào để những công việc ấy trở nên rõ ràng và dễ theo dõi lại là một trong những thách thức của nhà lãnh đạo.

Hiện nay, có một vài mô hình và phương pháp giúp doanh nghiệp quản trị dự án nói riêng  và quy trình làm việc nói chung hiệu quả và đi theo đúng mục tiêu đã đề ra như KPIs, OKR,… Nhà quản trị nên tìm hiểu để áp dụng. Một số doanh nghiệp như Google đã rất thành công khi sử dụng OKRs để quản trị mục tiêu.

6. Không bắt kịp với sự thay đổi của công nghệ

Ngày nay, với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, rất nhiều phần mềm và công cụ đã ra đời để tiết kiệm thời gian cũng như tối ưu hóa quy trình làm việc. Vì vậy, nếu nhà lãnh đạo vẫn áp dụng tư duy cũ, công cụ quen thuộc thì khó có thể cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Vậy nên, nhà quản trị hãy chủ động áp dụng linh hoạt những công nghệ mới vào quy trình làm việc.

Tìm Hiểu Thêm:   Tại sao nỗ lực và chăm chỉ, nhưng hiệu quả công việc không như mong muốn?

Không ít doanh nghiệp thấu hiểu được thách thức của nhà quản trị hiện đại nên đã từng bước tối ưu năng suất làm việc nhờ vào một số phần mềm quản lý công việc, quản lý khách hàng (CRM) hay quản trị nhân sự chấm công tính lương,… Khi nghiệp vụ được tự động hóa càng nhiều, công việc cũng sẽ được theo dõi dễ dàng hơn, tránh sai sót từ các việc làm thủ công, cải thiện năng suất làm việc đáng kể.   

Những thách thức của nhà lãnh đạo trong thời 4.0 là không hề nhỏ, hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để đối mặt và giải quyết chúng.