Quy Trình Xây Dựng Lộ Trình Phát Triển Cho Nhân Viên

Quy trình xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên là điều bất cứ doanh nghiệp, nhà quản lý nào cũng cần chuẩn bị. Quy trình phù hợp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các lộ trình phù hợp với mỗi nhân viên ở từng phòng ban, bộ phận khác nhau.

Trước khi tiến hành xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên của mình, doanh nghiệp cần có một quy trình chuẩn, đảm bảo có được lộ trình phù hợp nhất đối với mỗi nhân viên. Tuy nhiên, đây là điều không hề dễ dàng. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có kế hoạch xây dựng lộ trình cho nhân viên, hãy cùng TOPCEO tìm hiểu quy trình xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên qua bài viết dưới đây.

 

Lộ trình phát triển cho nhân viên có thể được thiết lập dựa trên mục tiêu cá nhân của từng nhân viên cũng như nhu cầu và khả năng của tổ chức.

 

Xác định mục tiêu của việc xây dựng lộ trình phát triển

Trước khi thực hiện bất kỳ một việc gì, chúng ta cần phải xác định mục tiêu. Việc xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên cũng vậy.
 

Đầu tiên, bạn cần phân tích tình hình hiện tại của doanh nghiệp và nhận diện những thách thức và cơ hội hiện tại. Sau đó, dựa trên những thông tin này, bạn có thể đặt ra các mục tiêu phù hợp và cần thiết cho việc phát triển nhân viên.

Nếu việc quản lý nhân sự gặp khó khăn và tỷ lệ nghỉ việc cao, một mục tiêu cụ thể có thể là tăng cường việc giữ chân nhân sự. Điều này có thể được đạt được bằng cách đảm bảo môi trường làm việc thoải mái và hỗ trợ, cung cấp cơ hội phát triển và thăng tiến cho nhân viên, tạo ra các chính sách và phúc lợi hấp dẫn, và tạo ra một văn hóa tổ chức tốt.

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm sự đột phá và tăng trưởng, mục tiêu chính có thể là tăng doanh số. Để đạt được mục tiêu này, bạn có thể tập trung vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng bán hàng của nhân viên, tăng cường quảng cáo và tiếp thị, phát triển mạng lưới khách hàng, và nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Quy Trình Xây Dựng Lộ Trình Phát Triển Cho Nhân Viên
Quy trình xây dựng lộ trình cho nhân viên hiệu quả

Các mục tiêu các doanh nghiệp có thể đặt ra với việc xây dựng lộ trình phát triển bao gồm:

  • Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao
  • Giảm tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên
  • Tăng sự gắn kết giữa các nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp
  • Chuẩn bị cho đội ngũ quản lý kế cận
 

Tạo bộ khung về lộ trình phát triển

Cách hay nhất để nhân viên nhìn thấy được lộ trình phát triển của mình là doanh nghiệp xây dựng bộ khung cơ bản về những vị trí, quá trình phát triển mà họ có thể đạt được một cách sơ lược nhất. Hãy xây dựng riêng cho mỗi nhân viên ở mỗi bộ phận khác nhau.

Tìm Hiểu Thêm:   Thu Hút Khách Hàng Bằng Minh Bạch: Sự Hài Lòng Không Dễ Đạt Được

Bộ khung này cũng là cơ sở để xây dựng nên các nhiệm vụ cũng như những kỹ năng mà nhân viên cần được bổ sung trong lộ trình chi tiết. Đây cũng là nền tảng để nhân viên có thể xác định được vị trí hiện tại của mình trong hệ thống tổ chức và những bước tiến cần thực hiện để tiến thưởng lên vị trí tiếp theo. Nhân viên có thể phát triển nghề nghiệp của mình một cách có hướng, đồng thời tạo động lực và sự cam kết với công việc.

Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp có thể xây dựng bộ khung cơ bản riêng cho nhân viên của mình, dựa trên các yêu cầu và mục tiêu cụ thể của bộ phận đó. Ví dụ, bộ phận kỹ thuật có thể tạo ra một bộ khung phát triển từ vị trí kỹ sư mới vào đến chuyên gia, quản lý dự án và có thể là quản lý bộ phận kỹ thuật. Bộ phận kinh doanh có thể xây dựng bộ khung từ vị trí nhân viên kinh doanh cơ bản đến nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, quản lý kinh doanh và có thể là giám đốc kinh doanh.

Xác định các tiêu chuẩn đánh giá về hiệu suất

Doanh nghiệp của bạn cần có các tiêu chuẩn để có thể tiến hành đánh giá về hiệu suất bạn mong đợi ở mỗi vị trí cũng như những gì mỗi nhân viên đã đạt được trong quá trình phấn đấu. Hãy ghi lại toàn bộ các hành vi, kết quả về hiệu suất làm việc của tất cả nhân viên, đặc biệt là những người hàng đầu của doanh nghiệp để từ đó có thể xây dựng các chuẩn mực một cách phù hợp nhất.

xay-dung-lo-trinh-phat-trien
Xác định các tiêu chuẩn đánh giá về hiệu suất

Dưới đây là một số hành vi và kết quả về hiệu suất làm việc của nhân viên mà doanh nghiệp có thể xem xét để xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp:

  • Chất lượng công việc: Đánh giá chất lượng công việc được hoàn thành bằng cách xem xét sự hoàn thành công việc theo yêu cầu, đúng hẹn và đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhân viên nên được đánh giá về khả năng phân tích, sáng tạo, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề.

  • Năng suất làm việc: Đo lường năng suất làm việc bằng cách xem xét khối lượng công việc đã hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Tiêu chí này có thể được áp dụng dựa trên tiêu số công việc hoàn thành, doanh số bán hàng, số lượng dự án đã hoàn thành, hoặc các tiêu chí đo lường khác phù hợp với từng vị trí công việc cụ thể.

  • Sự cống hiến và trách nhiệm: Đánh giá mức độ cống hiến và trách nhiệm của nhân viên đối với công việc và tổ chức. Điều này bao gồm khả năng làm việc độc lập, hoàn thành công việc ngoài yêu cầu, chủ động trong việc đề xuất cải tiến và khả năng thích ứng với thay đổi.

  • Kỹ năng và kiến thức: Đánh giá mức độ sở hữu kỹ năng và kiến thức phù hợp với vị trí công việc. Nhân viên nên được đánh giá về trình độ học vấn, kỹ năng chuyên môn, khả năng sử dụng công nghệ và các khía cạnh liên quan khác.

  • Tương tác và cộng tác: Đánh giá khả năng làm việc nhóm, tương tác với đồng nghiệp và khách hàng, khả năng giao tiếp hiệu quả, giải quyết xung đột và khả năng xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp.

Tìm Hiểu Thêm:   Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện Nhờ 3 Thói Quen

Đây là sẽ bộ chuẩn mực dùng cho toàn bộ nhân viên trong công ty, dù ở bộ phận nào. Tuy nhiên, tùy theo các thời điểm cũng như mục tiêu chính mà các tiêu chuẩn có thể được điều chỉnh.

Kết hợp chặt chẽ với đào tạo nhân viên

Đào tạo là một trong những phần cực kỳ quan trọng đối với nhân viên. Nó đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp của bạn. Nó giúp nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên, đồng thời tạo ra sự thay đổi tích cực trong tổ chức. Để có được kết quả tốt, doanh nghiệp cần trang cho nhân viên ở các bộ phận, các cấp bậc khác nhau các chương trình đào tạo về các kỹ năng mềm cũng như các kỹ năng chuyên môn cần thiết.

xay-dung-lo-trinh-phat-trien
Kết hợp chặt chẽ với đào tạo nhân viên

Trang bị nhân viên với các chương trình đào tạo phù hợp không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho doanh nghiệp. Nhân viên được trang bị kiến thức và kỹ năng sẽ làm việc hiệu quả hơn, giúp tăng cường sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng hình ảnh uy tín cho doanh nghiệp. Đồng thời, chương trình đào tạo còn giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự phát triển và sáng tạo.

Doanh nghiệp của bạn cũng có thể kết hợp với mô hình đào tạo chung sử dụng một hệ thống đánh giá và đo lường hiệu quả. Mục đích cuối cùng là để nhân viên chủ động trong quá trình đào tạo, đạt được hiệu quả cao nhất.

Tìm Hiểu Thêm:   Chuyển Đổi Số Thành Công: Đào Tạo Kỹ Năng Số Cho Nhân Sự Lớn Tuổi

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến các nội dung đào tạo. Nội dung cần thiết thực, đi đúng vào trọng tâm của mỗi nhân viên để quản lý thời gian tối ưu và đạt được hiệu quả. Ví dụ các gói khóa học được chọn lọc kỹ càng dành cho đào tạo doanh nghiệp của TOPCEO được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam là tài liệu hữu ích cho doanh nghiệp của bạn.

Khi đã nắm rõ được quy trình xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên, doanh nghiệp có thế áp dụng triển khai cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Quy trình tốt sẽ mang đến hiệu quả tối ưu, tạo nên bước đột phá lớn trong sự phát triển của toàn doanh nghiệp.