9 bước lập bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Việc lập bản kinh doanh trở nên quan trọng bởi nó là thước đo để đánh giá tình hình công ty ở thời điểm hiện tại. Nhìn vào nó, bạn có thể biết được thế mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp. Nhờ đó sẽ biết cách khắc phục, có cách ứng phó cũng như hướng đi đúng đắn.

Để lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, đúng trọng tâm, bạn có thể tham khảo quy trình 9 bước như sau:

1. Xác định ý tưởng kinh doanh

Muốn đi xa và ổn định, doanh nghiệp của bạn phải có được cho mình một chiến lược kinh doanh trong dài và ngắn hạn. Đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn và đồng nghiệp để follow trong quá trình kinh doanh trong tương lai.
Bạn nên viết tầm nhìn dài hạn của công ty trong mục Sứ mệnh, tầm nhìn định hướng trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.

2. Đặt mục tiêu cụ thể

Mục tiêu là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ bản kế hoạch nào. Nhìn vào mục tiêu bạn sẽ có động lực và cả áp lực để phấn đấu thực hiện. Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh đó là hãy liệt kê cụ thể nhất những điều bạn mong muốn đạt được, từ đó sẽ có phương pháp tương ứng để thực hiện.

Một mục tiêu tốt là mục tiêu tuân theo nguyên tắc S.M.A.R.T.

9 bước lập bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Nguyên tắc S.M.A.R.T:

  • Specific: có nghĩa là cụ thể. Một mục tiêu tốt phải mang tính rõ ràng. Rõ ràng về mục tiêu đặt ra, ở đâu, khi nào, thay đổi ra sao.
  • Measurable: Trong mục tiêu đặt ra, doanh nghiệp phải kết hợp những yếu tố đo lường được. Thường những yếu tố này là các chỉ số, lợi nhuận, doanh thu,…
  • Achievable: Mục tiêu đặt ra phải khả thi với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
  • Realistic: Mục tiêu phải thực tế với bối cảnh thị trường và khách hàng mục tiêu hiện tại.
  • Time-bound: Cuối cùng, mục tiêu phải có mốc thời gian cụ thể để giới hạn.
Tìm Hiểu Thêm:   Ba chiến lược quản trị đối mặt năm thách thức 2024

 

Có thể bạn quan tâm:  Mục tiêu SMART là gì? Cách xác định mục tiêu theo phương pháp SMART

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường

Thương trường như chiến trường, luôn có sự khốc liệt và tính sống còn của nó. Bạn không được phép thất bại nhiều lần bởi nó sẽ triệt tiêu cả tinh thần lẫn tiềm lực, ngân sách của mình. Vì vậy hãy nghiên cứu và phân tích thị trường chi tiết nhất trước khi “tham chiến”. Bạn phải hiểu rõ thị trường mình nhắm tới, tệp khách hàng mục tiêu của mình, các đối thủ cạnh tranh.

Bước nghiên cứu rất quan trọng trong việc lập kế hoạch kinh doanh

4. Lập biểu đồ SWOT

SWOT là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp, là viết tắt  của những từ:
  • Strengths (Điểm mạnh)
  • Weaknesses (Điểm yếu)
  • Opportunities (Cơ hội)
  • Threats (Thách thức).
ma tran swot la gi

Nhìn vào biểu đồ SWOT bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh về kế hoạch kinh doanh của mình. Đây là cơ sở rất tốt để đưa ra các chiến lược phù hợp nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu. Ví dụ, điểm mạnh của bạn là nguồn hàng giá rẻ, mẫu mã đẹp nhưng chất lượng chỉ ở mức trung bình. Lúc này bạn nên tập trung vào chiến lược về giá thay vì chất lượng.

Bạn cần tìm hiểu xem hình thái thị trường bạn đang nhắm vào như thế nào, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, họ là những ai, quy mô của họ như thế nào. Từ đó, bạn có thể dễ dàng vạch ra kế hoạch đúng đắn trong tương lai.
 

Có thể bạn quan tâm:  SWOT là gì? Ưu – nhược điểm của mô hình SWOT

5. Lập kế hoạch marketing

Việc truyền thông, quảng bá cho thương hiệu là rất cần thiết cho bất kỳ sản phẩm kinh doanh nào. Chỉ khi có nhiều người biết đến mới có thể đảm bảo sản phẩm, dịch vụ của bạn liên tục được bán ra.

Tìm Hiểu Thêm:   6 Chiến lược Hiệu Quả trong Quản Lý Nhân Sự từ Chuyên Gia HR

Và khách hàng trọng tâm chính là đối tượng sẽ trực tiếp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Một điều quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh, đó chính là xác định chính xác đối tượng mình sẽ phục vụ, để có phương hướng lối đi thích hợp.

6. Lập kế hoạch quản lý nhân viên

Để mục tiêu kinh doanh của bạn được thành công, yếu tố con người đóng vai trò then chốt. Đội ngũ nhân viên chính là những người sẽ triển khai từng bước một các kế hoạch của bạn. Chính vì vậy, cần phải có kế hoạch quản lý, đào tạo, hướng dẫn và phát triển nhân viên cụ thể.

Nhiều doanh nghiệp thường xao nhãng quy trình quản lý, nhất là khi số lượng nhân viên đông. Điều này có thể dẫn đến việc một số nhân viên làm việc hời hợt, bỏ bê công việc. Các doanh nghiệp có thể lập các chính sách lương, thưởng công bằng, minh bạch. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn có thể phân quyền cho nhân viên tùy theo chức năng, nhiệm vụ của họ.
 

lap-ke-hoach-quan-ly-nhan-vien
Lập kế hoạch quản lý nhân viên

7. Lập kế hoạch quản lý tài chính

Tài chính là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu không có kế hoạch quản lý kỹ lưỡng rất có thể dẫn đến thất thoát, không phân bổ hợp lý rất có thể dẫn đến lỗ nặng. Bản kế hoạch phải liệt kê đầy đủ các khoản thu, chi, giấy tờ, hóa đơn đầy đủ.

8. Viết chiến lược kinh doanh cụ thể

Lập kế hoạch kinh doanh không nên chỉ dừng lại về mặt lý thuyết được triển khai trên giấy. Nó cần phải được triển khai thành những bước cụ thể và chi tiết. Mỗi mục tiêu phải được hoạch định bằng một chiến lược cụ thể để có thể thực hiện. Cần phải làm rõ các yếu tố sau: mục tiêu này sử dụng kênh truyền thông nào? Áp dụng những chương trình marketing nào? Thời gian triển khai bao lâu? Ngân sách bỏ ra là bao nhiêu? Ước tính hiệu quả thu về.

9. Hành động

Sau khi đã lập các mục tiêu và chiến lược cụ thể, đã đến lúc bạn áp dụng những kế hoạch mình vạch ra vào thực tế.

Tìm Hiểu Thêm:   Tự Giác Trong Công Việc: Kỉ Luật Hay Động Lực?

Bạn cũng đừng quên thường xuyên theo dõi quá trình thay đổi của thị trường để có những cập nhật nhất định cho bảng kế hoạch kinh doanh của mình.

 

Có thể bạn quan tâm:  Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh