Bí Quyết Giúp Nhà Quản Lý Kiến Tạo Đội Ngũ Nhân Viên Nhiệt Huyết

Nhà lãnh đạo có kỹ năng quản lý hiệu quả sẽ tạo ra những nhân viên vui vẻ và nhiệt huyết. Các cấp quản lý phải làm thế nào để nhân viên của mình luôn cảm thấy hào hứng với doanh nghiệp, thương hiệu và sản phẩm họ đang làm việc, từ đó liên tục tạo ra những thành công trong mọi dự án?

Các nhà quản lý nên tạo sự gắn kết và tạo ra một môi trường thúc đẩy sự phát triển của từng cá nhân và tập thể đội ngũ. Để làm được điều đó, người quản lý cần tìm hiểu những điều nên và không nên làm trong việc truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên.

Nhà quản lý cần sẵn sàng lắng nghe ý kiến và khuyến khích đội ngũ nói lên những thắc mắc và các ý tưởng tuyệt vời.

Lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng

Đa số nhân viên rất quan tâm đến việc phát triển năng lực bản thân, vì vậy nhà quản lý cần thảo luận về lộ trình phát triển công việc với nhân viên một cách thẳng thắn và rõ ràng. Ví dụ như nhà quản lý nên trao đổi với nhân viên về mục tiêu tương lai, đam mê của họ, cũng như công việc lý tưởng của nhân viên là gì, và những hành động tiếp theo của họ để đạt được điều đó?
 

Bí Quyết Giúp Nhà Quản Lý Kiến Tạo Đội Ngũ Nhân Viên Nhiệt Huyết
Lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng

Nhà quản lý nên trao đổi lộ trình phát triển sự nghiệp và cơ hội thăng tiến một cách chủ động. Hãy cho nhân viên biết rằng họ sẽ có cơ hội thăng tiến sau năm đầu tiên và những năm tiếp theo nếu họ tiếp tục thể hiện sự trưởng thành và khát khao lãnh đạo.

Tạo mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Rất nhiều nhân viên có xu hướng hoàn thành công việc ở mức cơ bản. Vậy nhà quản lý cần làm gì để truyền cảm hứng cho nhân viên cống hiến nhiều hơn và nỗ lực hết mức vào bất kỳ nhiệm vụ được giao? Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên cần tiến hành thực hiện, nhà quản lý cần bàn luận với nhân viên và cùng nhau thiết lập các mục tiêu ngắn và dài hạn. Sẵn sàng đón nhận ý kiến đóng góp của họ và thúc đẩy họ hoàn thành các mục tiêu qua các cuộc họp 1-1. 

Tìm Hiểu Thêm:   Kỹ Năng Xây Dựng Mối Quan Hệ Bền Vững - Khó Hay Dễ?

Paul Thatcher – Phó Chủ tịch Nhân sự của Jive Communications nhận định rằng cách tạo ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã có tác động rất lớn đến lợi nhuận của Jive, cũng như tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên và chỉ số đo lường sự hài lòng khách hàng (NPS) ở mức 68, giúp doanh nghiệp này vươn lên cùng đẳng cấp với các doanh nghiệp hàng đầu về dịch vụ khách hàng khác như Apple, Amazon và Netflix. Theo Thatcher, các nhà quản lý phải dành thời gian mỗi tuần để trao đổi trực tiếp với các thành viên trong đội ngũ và theo dõi các mục tiêu sát sao.

Thiết lập văn hóa giao tiếp cởi mở

Mặc dù bận rộn, nhà quản lý cần dành đủ thời gian cho đội ngũ của mình, lắng nghe ý tưởng mới, trả lời các câu hỏi cấp bách hoặc khuyến khích đội ngũ tiếp tục nỗ lực nâng cao kỹ năng. Nhiều nhà quản lý giỏi đã cho phép nhân viên biết rằng họ sẵn sàng trao đổi với nhân viên bất cứ lúc nào nếu họ không có một cuộc điện thoại quan trọng hoặc đang thực hiện một nhiệm vụ cấp bách.

Tăng cường việc giao tiếp cởi mở cho nhân viên ở mọi cấp độ để nhân viên biết rằng họ được tôn trọng và đánh giá cao. Vì vậy, nhà quản lý cần sẵn sàng lắng nghe ý kiến và khuyến khích đội ngũ nói lên những thắc mắc và các ý tưởng tuyệt vời.
 

xay-dung-doi-nhom
Thiết lập văn hóa giao tiếp cởi mở

Khuyến khích các ý tưởng mới

Trong quá trình làm việc, những ý tưởng khác biệt cần được đón nhận và khuyến khích. Hãy cho nhân viên biết rằng nhà quản lý sẵn sàng lắng nghe những ý tưởng đột phá về công việc, sản phẩm hoặc những đóng góp về chiến lược tiếp thị từ đội ngũ nhân viên.  Thực tế, việc thiếu khuyến khích hoặc bỏ qua những ý tưởng mới sẽ có tác động tiêu cực so với việc dành thời gian và lắng nghe ý kiến của ai đó. Nhà quản lý thậm chí có thể cân nhắc tổ chức các hoạt động gắn kết đội nhóm như các buổi hợp tác và trao đổi ý tưởng, đây sẽ là thời điểm đội ngũ của bạn có cơ hội đưa ra các ý tưởng một cách cởi mở và thoải mái.

Tìm Hiểu Thêm:   Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp

Quan trọng hơn nữa, hãy cho nhân viên thấy rằng nhà quản lý sẵn sàng thực hiện những ý tưởng hay từ đội ngũ nếu đó là cách giúp doanh nghiệp trở nên tốt hơn, phát triển hơn và hiệu quả hơn. Điều này cũng khuyến khích sự ra đời của nhiều ý tưởng và giải pháp vượt trội cho doanh nghiệp.

Khuyến khích đội ngũ tham gia các hoạt động đội ngũ

Để xây dựng một đội ngũ năng lực, nhà quản lý cần kiến tạo một môi trường làm việc tích cực, năng suất và tin tưởng lẫn nhau. Một trong những cách kiến tạo môi trường làm việc tích cực là tạo ra các hoạt động xây dựng đội ngũ – team building. Nghiên cứu từ Đại học Georgia cho thấy các hoạt động tình nguyện có liên quan mật thiết đến sự hài lòng và năng suất cao của nhân viên tại nơi làm việc. Những nhân viên tham gia các hoạt động nhóm cảm thấy cảm xúc, tinh thần và thể chất của mình được cải thiện mạnh mẽ. Vì vậy, nhà quản lý nên tạo cơ hội cho đội ngũ tham gia các hoạt động tình nguyện có ý nghĩa nhằm gia tăng sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp.

Tiến hành khảo sát

Các cuộc khảo sát ẩn danh là một cách tuyệt vời để đánh giá mức độ hạnh phúc của nhân viên. Điều này tạo cơ hội cho nhân viên chia sẻ ý kiến và đưa ra phản hồi một cách an toàn. Các nhà quản lý nên thiết lập các cuộc khảo sát, đọc từng nhận xét và cố gắng thực hiện các thay đổi dựa trên nhu cầu hỗ trợ từ nhân viên. Những phải hồi từ nhân viên sẽ giúp nhà quản lý hiểu được nhu cầu của đội ngũ, từ đó đưa ra lời khuyên tốt nhất.
 

xay-dung-doi-nhom
Tiến hành khảo sát

Ghi nhận nỗ lực của nhân viên

Nhà quản lý cần thể hiện sự công nhận, tán dương thành công của nhân viên, hãy đánh giá cao và trân trọng những nỗ lực chăm chỉ của đội ngũ. Nhà quản lý thậm chí có thể dành phần thưởng cho những cá nhân đạt được mục tiêu dài hạn. Bởi vì mỗi nhân viên đều có tầm quan trọng trong thành công chung của đội ngũ, người quản lý nên dành thời gian tìm hiểu cách các thành viên trong nhóm muốn được công nhận — cho dù đó là lời khen ngợi, một món quà hay thậm chí là một ghi chú đơn giản.

Tìm Hiểu Thêm:   8 sai lầm trong lập mục tiêu và kế hoạch

Một nền văn hóa làm việc tích cực phải bắt đầu từ người đứng đầu. Nếu nhà quản lý muốn nhân viên luôn sẵn sàng giải quyết các dự án mới và đổi mới trong lĩnh vực của họ, nhà quản lý cần có khả năng lãnh đạo tuyệt vời.

Cho dù quy mô đội ngũ nhỏ hay lớn, doanh nghiệp và nhà quản lý cần tạo ra một không gian nơi nhân viên cảm thấy an toàn, hạnh phúc và được truyền cảm hứng mỗi ngày. Khiến nhân viên thấy rằng doanh nghiệp luôn muốn điều tốt nhất cho họ và cho toàn công ty bằng cách phát triển những nhà quản lý năng lực và thực hiện các cuộc khảo sát thường xuyên. Đồng thời, bộ phận cấp quản lý cần công nhận, khuyến khích ý tưởng mới và xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng. Không bao giờ là quá muộn để cải thiện kỹ năng quản lý nhằm gia tăng năng lượng và nguồn cảm hứng cho nhân viên.