5 Xu Hướng Kinh Doanh 2023 Doanh Nghiệp Nên Biết

Các doanh nghiệp trên toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trước tác động của biến đổi thị trường trong vài năm qua, và điều này sẽ còn tiếp diễn vào năm 2023. Từ việc đối phó với hậu quả của đại dịch Covid-19, xung đột Nga – Ukraine, lạm phát kinh tế đến sự phát triển không ngừng của công nghệ đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ tới rất nhiều khía cạnh của doanh nghiệp.Dưới đây là tổng hợp 5 xu hướng kinh doanh 2023 nổi bật, dự báo sẽ gây tác động thay đổi mạnh mẽ đến cách làm việc và vận hành doanh nghiệp sắp tới.

 

Tăng tốc chuyển đổi số

Vào năm 2023, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến ​​sự đổi mới và phát triển của các xu hướng công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), thực tế ảo (VR/AR), điện toán đám mây, blockchain và sự phủ sóng của mạng siêu nhanh như 5G,… Những công nghệ kỹ thuật số mang tính chuyển đổi này sẽ không tồn tại biệt lập với nhau, giờ đây ranh giới giữa chúng đang dần được xóa nhòa.
 

5 Xu Hướng Kinh Doanh 2023 Doanh Nghiệp Nên Biết
Xu hướng kinh doanh 2023 – Tăng tốc chuyển đổi số

Con người đã kết hợp các công nghệ để tạo ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc trực tiếp, làm việc từ xa, hỗ trợ ra quyết định kinh doanh và tự động hóa các công việc thủ công. Tất cả đưa chúng ta đến gần hơn với định nghĩa “doanh nghiệp thông minh” – nơi các hệ thống và quy trình làm việc được tối ưu để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ với hiệu suất cao nhất.

Để chuẩn bị cho xu hướng kinh doanh 2023 này, các doanh nghiệp phải đảm bảo tìm kiếm được giải pháp công nghệ phù hợp và áp dụng chúng hiệu quả. Tại thời điểm này, chẳng có lý do gì để bào chữa cho việc một doanh nghiệp không hiểu về cách AI hay các công nghệ khác tác động ra sao đến công việc kinh doanh.

Bán hàng và tiếp thị hiệu quả hơn, dịch vụ khách hàng tốt hơn, cải thiện chuỗi cung ứng, tạo ra sản phẩm & dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng hay cải thiện quy trình sản xuất đều là mục tiêu doanh nghiệp cần đặt ra trong năm 2023.

Lạm phát và an ninh chuỗi cung ứng

Triển vọng nền kinh tế của hầu hết các khu vực trên thế giới vào năm 2023 dự báo sẽ không mấy khả quan. Các chuyên gia cho biết, lạm phát vẫn sẽ tiếp diễn còn kinh tế thì tăng trưởng yếu ớt. Nhiều ngành công nghiệp vẫn đang gặp khó khăn về chuỗi cung ứng do tác động của Covid-19, và vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn khi chiến tranh Ukraine diễn ra.

Tìm Hiểu Thêm:   Tối Ưu Hóa Chuỗi Giá Trị Doanh Nghiệp Đến Mức Tối Đa

Để thích ứng và duy trì hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần cải thiện khả năng phục hồi của mình bằng mọi cách. Như hạn chế sản xuất các hàng hóa có nhiều biến động giá trên thị trường, xây dựng các biện pháp đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng để đối phó với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu & chi phí hậu cần gia tăng. Hoặc chủ động tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế hay đổi mới quy trình sản xuất,…

Quan trọng là các doanh nghiệp phải lường trước và có biện pháp chủ động đối phó với bất kỳ nguy cơ hay rủi ro có thể xảy đến. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới có thể giảm thiểu hậu quả của lạm phát hay đứt gãy chuỗi cung ứng.

Tính bền vững

Tính bền vững là xu hướng kinh doanh 2023 mà các CEO cần lưu tâm. Có một thực tế là thảm họa về khí hậu sẽ đặt ra thách thức lớn hơn nhiều so với bất kỳ khó khăn nào chúng ta đã trải phải qua trong những thập kỷ gần đây. Và thậm chí chúng sẽ lấn át cả những tác động của đại dịch Covid.
 

xu-huong-kinh-doanh-2023
Xu hướng kinh doanh 2023 – Tính bền vững

Khách hàng ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường và kỹ tính hơn trong việc mua sắm. Đó là lý do các nhà đầu tư và người tiêu dùng sẽ tin tưởng lựa chọn & hợp tác với doanh nghiệp có những giá trị kinh doanh bền vững, quan tâm đến môi trường và xã hội. Những mô hình kinh doanh lướt sóng với các sản phẩm chất lượng thấp, giá thành rẻ, chỉ quan tâm lợi ích thay vì hướng tới mục tiêu kiến tạo giá trị cho cộng đồng sẽ dần không còn chỗ đứng trong môi trường doanh nghiệp hiện nay.

Vào năm 2023, các CEO cần hướng tới việc phát triển doanh nghiệp ESG – cân bằng các yếu tố về Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp. Và chuyển chúng thành trọng tâm trong chiến lược phát triển lâu dài. Các CEO hãy bắt đầu bằng việc đo lường tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh đến xã hội và môi trường. Sau đó tăng cường tính minh bạch, báo cáo trung thực và nâng cao trách nhiệm giải trình trong doanh nghiệp.

Tìm Hiểu Thêm:   Làm Việc Thông Minh Hay Chăm Chỉ Để Mang Lại Hiệu Suất Cao Nhất Trong Công Việc?

Doanh nghiệp khi hướng tới xu hướng này đều phải lên kế hoạch rõ ràng với các mục tiêu và khung thời gian triển khai cụ thể. Đồng thời có giải pháp giảm thiểu mọi tác động tiêu cực về biến đổi khí hậu, sau đó củng cố bằng các kế hoạch hành động hướng tới sự bền vững.

Việc đánh giá và lập kế hoạch kinh doanh bền vững cũng nên vượt ra ngoài khuôn khổ của công ty, và bao quát toàn bộ chuỗi cung ứng. Ví dụ như xem xét các yếu tố ESG trước khi lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu hoặc đánh giá tác động môi trường của các nhà cung cấp dịch vụ Cloud,…

Trải nghiệm khách hàng

Khách hàng ngày càng khao khát sự tương tác và trải nghiệm thực tế trong quá trình mua hàng & sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa họ xem nhẹ tầm quan trọng của giá cả và chất lượng. Ở một mức độ nào đó, chúng đều đóng vai trò quyết định việc người dùng có bỏ tiền cho sản phẩm của bạn và tiếp tục tin tưởng doanh nghiệp hay không.

Vai trò của công nghệ trong xu hướng này là hợp lý hóa quy trình mua hàng và giúp người tiêu dùng loại bỏ những rắc rối trong cuộc sống. Ví dụ như dịch vụ chăm sóc khách hàng ảo – chatbot AI hoặc dùng thuật toán AI để phân tích hành vi và gợi ý chính xác sản phẩm phù hợp cho từng khách hàng,…

Bằng việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp không chỉ đạt lợi thế cạnh tranh bền vững, mà còn tăng trưởng doanh thu trong thời gian dài. Tìm hiểu thêm các ví dụ và phương pháp giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng hiệu quả tại đây.
 

xu-huong-kinh-doanh-2023
Xu hướng kinh doanh 2023 – Trải nghiệm khách hàng

Ngoài ra, Metaverse – vũ trụ ảo, nơi người tiêu dùng tương tác, trải nghiệm sản phẩm thông qua công nghệ nhập vai trong môi trường 3D và VR cũng đang được nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Hành trình mua sắm của khách hàng cũng trở nên thú vị, nhanh chóng và tiện lợi hơn thông qua các phòng thử đồ ảo thông minh. Hugo Boss, Walmart là các doanh nghiệp tiên phong gia nhập xu hướng này.

Tìm Hiểu Thêm:   Tại Sao Cần Phải Phát Triển Năng Lực Lãnh Đạo?

Đây là xu hướng kinh doanh 2023 được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ nhất, giúp doanh nghiệp nâng tầm trải nghiệm khách hàng, gia tăng sự trung thành của khách hàng và cải thiện lợi nhuận.

Thách thức trong vấn đề giữ chân nhân tài

Những năm gần đây, làn sóng từ chức – Great resignation hay xu hướng Quiet quitting – “nghỉ việc thầm lặng” lan rộng đã liên tiếp gây áp lực cho các nhà tuyển dụng. Người lao động bắt đầu đánh giá lại tác động của công việc, mong muốn cân bằng cuộc sống nhiều hơn, và khắt khe hơn trong quá trình tìm việc & quyết định gắn bó với doanh nghiệp. Thị trường lao động bấp bênh, thiếu nhân lực, khó thu hút và giữ chân người tài, làm cách nào để doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu kinh doanh?

Xu hướng kinh doanh 2023 thứ 5 đó là: Xây dựng môi trường làm việc cởi mở, tạo cơ hội để nhân viên học hỏi & phát triển không ngừng, linh hoạt thay đổi hình thức & nơi làm việc,… là những gì doanh nghiệp cần làm sớm và quyết liệt.

Cùng với xu hướng chuyển đổi số chúng tôi đã đề cập ở trên, là sự ra đời của nhiều công việc không tên, thậm chí có những công việc đến giờ chúng ta còn chưa biết tới. Con người sẽ làm việc với máy móc và robot thông minh nhiều hơn, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần chú trọng phát triển & đào tạo nhân tài. Nhằm đảm bảo duy trì và tạo ra lực lượng lao động am hiểu về công nghệ và dữ liệu để thích ứng với những thay đổi và giúp doanh nghiệp phát triển.

Khi đó, các kỹ năng doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng và đào tạo nhân sự trong năm 2023 bao gồm: kỹ năng số, kỹ năng sáng tạo, tư duy phản biện, khả năng lãnh đạo, và phát triển các phẩm chất như sự quan tâm, lòng trắc ẩn,…

5 xu hướng kinh doanh 2023 trên đây là cơ sở giúp doanh nghiệp định hình lại cách vận hành để thích ứng với những biến động, đồng thời tìm hiểu & lựa chọn các giải pháp công nghệ phù hợp để tăng lợi thế cạnh tranh.