Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Ngày nay, hầu hết các tổ chức đều nỗ lực để thu hút nhân tài và giữ chân nhân sự giỏi. Một trong những yếu tố quyết định sự gắn bó lâu dài của nhân sự giỏi là văn hóa doanh nghiệp thoải mái, vững mạnh.

Văn hoá doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của Deloitte, 94% giám đốc điều hành và 88% nhân viên tin rằng văn hóa mang tính quyết định đối với thành công của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.
 

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng thì giống như một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu.

Các công ty phát triển lớn mạnh đều có nền văn hóa doanh nghiệp vững chắc, tuổi đời của một doanh nghiệp có nền văn hóa vững chắc lớn hơn rất nhiều lần tuổi đời của người lãnh đạo doanh nghiệp đó.

Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả các doanh nghiệp khác. Để tạo ra sự khác biệt này, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá dựa trên hai yếu tố:

  • Định hướng, chiến lược của công ty (sứ mệnh, tầm nhìn): Các mục tiêu cụ thể mà công ty đặt ra, bao gồm mục tiêu xuyên suốt trong quá trình hoạt động và mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn
  • Những giá trị mà công ty đang có (giá trị):
  1. Đội ngũ nhân sự
  2. Môi trường làm việc, văn hoá giao tiếp trong công ty
  3. Hình thức và phương pháp làm việc
  4. Khách hàng
Tìm Hiểu Thêm:   6 Xu Hướng Phúc Lợi Làm Tăng Hiệu Suất và Giữ Chân Nhân Tài Doanh Nghiệp

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, đó là:

Tạo ra sự phát triển ổn định, bền vững cho doanh nghiệp

Các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp, như sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, tác phong làm việc, cách ứng xử… được định hình trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo nên hình ảnh và uy tín cho doanh nghiệp. Uy tín càng cao, hình ảnh càng thân thiện, có sức lôi cuốn thì càng bảo đảm sự ổn định và tăng trưởng cho doanh nghiệp. Như vậy, văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình quý giá và trở thành động lực tinh thần giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

b2 download file by id

Xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp

Không một thương hiệu mạnh nào không dựa trên một nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Thương hiệu là kết quả hội tụ của toàn bộ quy trình tạo ra sản phẩm, sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược kinh doanh, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phong cách ứng xử với đối tác, khách hàng. Văn hóa doanh nghiệp góp phần xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong tâm trí công chúng và cũng là yếu tố tích cực thúc đẩy thương hiệu phát triển. Xây dựng thương hiệu trên nền tảng văn hóa là cơ sở cho sự phát triển lâu bền.

Tìm Hiểu Thêm:   Bí Quyết Xây Dựng Văn Hóa Học Hỏi Trong Doanh Nghiệp

Tạo động lực làm việc, thúc đẩy tính sáng tạo của các thành viên, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện, tích cực là những yếu tố quan trọng để khơi nguồn các ý tưởng sáng tạo. Ở đó, các cá nhân được khuyến khích đề xuất các sáng kiến, sáng chế; những ý kiến tranh luận, phản biện được tôn trọng, lắng nghe; các cải tiến, sáng tạo, làm mới được xem xét, ủng hộ; những thành công, đóng góp được ghi nhận và đãi ngộ xứng đáng… Tất cả những điều đó tạo động lực làm việc cho nhân viên, kích thích sự đổi mới và sáng tạo, tăng cường sức mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.   

Thu hút nhân tài, tạo sự gắn bó giữa nhân viên với doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc tốt, khơi gợi cảm hứng khiến cho các cá nhân cố gắng phấn đấu vì mục tiêu chung, tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng tạo nên tác phong làm việc tích cực, tự giác, năng động, giúp gia tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả công việc.
 

van hoa doanh nghiep 1 1

Môi trường làm việc văn hóa có sức hút cao đối với những người có tài, có năng lực chuyên môn. Người lao động làm việc không chỉ vì tiền lương, mà còn vì môi trường làm việc trong lành, dễ chịu, họ cảm thấy được tôn trọng, có cơ hội thăng tiến và hoàn thiện bản thân. Môi trường và điều kiện làm việc tốt cũng tạo nên sự gắn bó lâu dài của nhân viên với doanh nghiệp, tình trạng bỏ việc, “nhảy việc” ít diễn ra.

Tìm Hiểu Thêm:   Những Yếu Tố Nào Tạo Nên Văn Hóa Doanh Nghiệp?

Tạo dựng lòng tin và thu hút khách hàng, đối tác

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, bộc lộ không chỉ qua chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, mà còn qua quá trình tiếp xúc, giao dịch, hợp tác, thái độ phục vụ khách hàng. Chính tinh thần trách nhiệm, ý thức giữ chữ tín, tôn trọng đối tác sẽ đem lại sự hài lòng, tin tưởng và dẫn đến sự hợp tác lâu dài, gắn bó của đối tác và khách hàng với doanh nghiệp.
 

Văn hóa doanh nghiệp có tác động lớn lao và quan trọng đến mỗi nhân sự. Giống như hiệu ứng domino, sự tác động này sẽ lần lượt ảnh hưởng đến từng cá nhân sau đó tới một nhóm nhỏ, rồi sẽ lan tới tập thể, tổ chức và rộng lớn hơn là cả nền kinh tế. Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng môi trường làm việc văn minh, sáng tạo, tập trung phát triển nhân tố chủ lực “con người” và tạo ra năng lượng tích cực đến môi trường xung quanh…  

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên cùng chiến lược, định hướng cụ thể từ phía lãnh đạo, quản lý. Và để thành công trong việc phát triển toàn diện văn hóa doanh nghiệp các công ty cần thường xuyên đo lường, đánh giá tổng thể hoạt động nội bộ để rút kinh nghiệm, củng cố chiến lược dài hạn và kết hợp yếu tố công nghệ trong vận hành tổ chức.