3 Quy Tắc Vàng Để Xây Dựng Giá Trị Cốt Lõi Của Doanh Nghiệp

Để ghi dấu ấn trong lòng khách hàng trong thời buổi thị trường phát triển và cạnh tranh thì doanh nghiệp phải tạo ra giá trị cốt lõi của riêng mình. Vậy giá trị cốt lõi là gì? Giá trị cốt lõi có vai trò như thế nào? Phải làm gì để xây dựng giá trị cốt lõi? Cùng TOPCEO tìm hiểu bài viêt sau.

 

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?

 
Giá trị cốt lõi là những thông điệp, những phẩm chất đặc trưng nhất mà doanh nghiệp có được khách hàng hay đối tác thừa nhận và phân biệt với các thương hiệu khác cùng ngành.
Giá trị cốt lõi được doanh nghiệp xây dựng ngay từ những ngày đầu tiên và sẽ theo suốt quá trình phát triển của công ty.

3 Quy Tắc Vàng Để Xây Dựng Giá Trị Cốt Lõi Của Doanh Nghiệp
Giá trị cốt lõi như một chiếc chìa khóa giúp cho doanh nghiệp mở ra những trang mới trong lịch sử phát triển của mình.

Đây cũng chính là mục tiêu, phương hướng, tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ có giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp có thể xây dựng được văn hóa doanh nghiệp, hình ảnh thương hiệu cho chính nhân viên mình cũng như xuất hiện trong mắt người tiêu dùng một cách hấp dẫn và nổi bật nhất.

Có thể nói giá trị cốt lõi như một chiếc chìa khóa giúp cho doanh nghiệp mở ra những trang mới trong lịch sử phát triển của mình. Việc xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là một hình thức hành động theo mục đích, là một bước đệm để phát triển nhanh hơn. Giá trị cốt lõi rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tạo được tiềm lực vững chắc bên trong và phát huy tốt tiềm lực bên ngoài.

Tất nhiên không có doanh nghiệp nào là không gặp những khó khăn, những thử thách trên con đường phát triển cả, và đây cũng là cơ hội để giá trị cốt lõi phát huy tối đa hiệu quả của nó trong việc khắc phục, quản lý rủi ro. Khi doanh nghiệp phải đứng trước những quyết định mang tính rủi ro thì giá trị cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp hành động và lựa chọn đúng đắn.

Tìm Hiểu Thêm:   Những điều làm nên sự khác biệt giữa thất bại và thành công

Ngoài vai trò to lớn đối với doanh nghiệp thì giá trị cốt lõi cũng giúp khách hàng và đối tác nhận diện được doanh nghiệp một cách rõ ràng, toàn diện nhất. Con đường, định hướng của doanh nghiệp từ giá trị cốt lõi vững chắc thì sẽ lấy được sự tin tưởng, gắn kết từ khách hàng và đối tác. Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp truyền thông hiệu quả, đúng hướng. Bằng hình ảnh công ty, văn hóa doanh nghiệp thì quy trình tuyển dụng nhân sự, chiêu mộ nhân tài cũng dễ dàng hơn bao giờ hết.

3 quy tắc vàng để xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi được doanh nghiệp xây dựng, vun đắp theo thời gian và càng ngày hoàn thiện theo bề dày của văn hóa doanh nghiệp. Là lãnh đạo cần ghi nhớ những quy tắc dưới đây để xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp độc đáo và phù hợp nhất.
 

 Luôn tôn trọng giá trị văn hóa ngầm định

Giá trị văn hóa doanh nghiệp cũng như một hình ảnh của người lãnh đạo, đó như quyết định, cách hành xử theo tiêu chuẩn mà bạn đã đặt ra để nhân viên noi theo. Nếu các giá trị ngầm định này bạn tạo ra không phù hợp với giá trị chung để phát triển doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ có những xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ công ty. Chính vì vậy yếu tố tiên quyết để tạo lập giá trị cốt lõi là bạn phải công nhận những giá trị hiện có.

Tìm Hiểu Thêm:   Cải Thiện Nội Bộ Công Ty: Cách Giải Quyết Cạnh Tranh

Để tìm ra đáp án về giá trị cốt lõi doanh nghiệp, bạn có thể dành thời gian để xem xét, đánh giá những giá trị đã hòa nhập trong văn hóa công ty bạn. Từ đó thấy được những ưu, nhược điểm mà công ty bạn đang có. Trên hết là mọi giá trị cần sự chân thành, trung thực thì mới có được sự thống nhất, gắn kết bền chặt.

xay-dung-gia-tri-cot-loi
Một giá trị cốt lõi tốt sẽ giúp tổ chức hay doanh nghiệp có được sự đồng nhất trong suy nghĩ, hành động và định hướng công việc.

Xây dựng giá trị cốt lõi nên tập trung vào một tiền đề trọng tâm

Có một số cụm từ như: xuất sắc, tinh thần đổi mới, làm việc nhóm, kết nối khách hàng, cộng đồng,,… Bạn có thể lấy những cụm từ này để làm giá trị cốt lõi hay không? Nghe có vẻ ổn và có vai trò nhất định nhưng nếu đặt nó trong một tổng thể lớn hơn với mục đích phát triển doanh nghiệp xa hơn thì chưa đủ.

Một công ty về lĩnh vực kinh doanh cần sự xuất sắc thì nó sẽ phải xuất sắc như thế nào và từ đâu? Nếu nhân viên làm việc nhóm với nhau không hiệu quả thì sẽ như thế nào?

Giá trị cốt lõi không cần quá nhiều ý mà không có tính liên kết, nó sẽ không hữu dụng khi bạn cần tìm kiếm định hướng cho những quyết định khó khăn của công ty.

Ví dụ Facebook sử dụng 5 giá trị cốt lõi gồm: táo bạo, tập trung vào ảnh hưởng, chuyển động nhanh, cởi mở và xây dựng các giá trị xã hội. Ta có thể thấy rằng những giá trị này trọng tâm, quan trọng và liên kết với nhau. Facebook phát triển là một mạng xã hội cộng đồng nên lựa chọn giá trị cốt lõi là xây dựng các giá trị xã hội bởi đây sẽ là nơi con người chia sẻ thông tin, trở thành một thói quen, lối sống cho con người trên không gian mạng này. Yếu tố cởi mở đó là không ảnh hưởng tới quyền tự do người dùng, khuyến khích làm việc, mở rộng mối quan hệ.

Tìm Hiểu Thêm:   Triết Lý Kinh Doanh: Nền Tảng Vững Chắc Cho Sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp

Việc đặt ra những giá trị cốt lõi không nhằm đạt được mọi điều khả thi, mà thay vào đó là nhấn mạnh những yếu tố văn hoá có thể giúp doanh nghiệp đạt được sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh.
 

Đặt mục tiêu cho những giá trị cốt lõi

Một doanh nghiệp muốn xây dựng bộ giá trị cốt lõi xuất sắc thì cần dựa vào tiền đề có sẵn, mục tiêu cụ thể. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số ý sau như chất lượng, đổi mới, vui nhộn, cạnh tranh và thách thức, tạo ra một hãng hàng không đáng mến. Nhà lãnh đạo có thể đưa ra mục tiêu cụ thể để khi nhìn vào giá trị cốt lõi có thể đưa ra ngay một vài nhận định.

Ngoài việc nắm vững những quy tắc tạo nên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là lãnh đạo bạn càng phải hoàn thiện kiến thức quản trị kinh doanh mỗi ngày. Tham gia ngay các chương trình tại TOPCEO cùng rất nhiều nhà quản lý, lãnh đạo cấp cao trên con đường sự nghiệp để bổ sung chuyên môn, phát triển theo chiến lược lâu dài, bền vững và góp phần xây dựng vào giá trị của doanh nghiệp.