Tại Sao Cần Phải Phát Triển Năng Lực Lãnh Đạo?

Trong một môi trường kinh doanh với đầy sự cạnh tranh và biến đổi như hiện nay, toàn cầu hoá là một xu thế quyết định sự tồn tại hay rời khỏi ngành của một Doanh nghiệp. Một trong những yêu cầu khắc khe nhất của sự đào thải đó chính là sự phát triển của đội ngũ lãnh đạo bao gồm đội ngũ lãnh đạo cấp cao và cấp trung. Bởi vì suy cho cùng thì yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất.

Năng lực của nhà lãnh đạo

Trước đây, khi nói đến “lãnh đạo”, người ta thường liên tưởng đến vị trí đứng đầu của một nhóm người hoặc một tổ chức. Họ cũng cho rằng năng lực lãnh đạo là một tố chất bẩm sinh được “trời phú” cho một số cá nhân nhất định và quá trình đào tạo, nếu có, thì cũng chỉ dành riêng cho số ít cá nhân đó.

Tuy nhiên, môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt đòi hỏi các tổ chức cần phải xây dựng được một đội ngũ với nhiều con người có khả năng lãnh đạo ở mọi cấp bậc để có thể dẫn dắt tổ chức cạnh tranh hiệu quả trong bối cảnh mới. Các doanh nghiệp, tổ chức, do vậy, phải định nghĩa lại “lãnh đạo” theo hướng tập trung nhiều hơn cho việc nâng cao “năng lực lãnh đạo” của cả đội ngũ, thay vì chỉ một vài vị trí như trước đây.

Tại Sao Cần Phải Phát Triển Năng Lực Lãnh Đạo?
Năng lực của nhà lãnh đạo – Learship

Leadership – khả năng lãnh đạo là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ một nhà lãnh đạo quản lý nào. Leadership không nhất thiết chỉ cần có trong công việc mà trong cuộc sống cũng cần. Một nhà lãnh đạo giỏi cần xác lập hướng đi và khả năng Leadership của mình dẫn dắt đội ngũ hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất.

Tìm Hiểu Thêm:   5 bước để không còn bối rối trong việc ra quyết định

Giáo sư Dave Ulrich, một trong những người được coi là có ảnh hưởng lớn nhất thế giới về lĩnh vực nhân sự, khẳng định rằng điều làm nên sức mạnh và uy danh của một công ty không còn là người đứng đầu công ty (leaders) mà nằm ở năng lực lãnh đạo của cả đội ngũ (leadership).

Để trở thành một nhà lãnh đạo có khả năng leadership mạnh, người lãnh đạo cần phải có các kiến thức để điều hành một tổ chức hay doanh nghiệp. Kỹ năng, kinh nghiệm, trải nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Các kỹ năng như: kỹ năng tạo động lực, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng phát triển nhân viên kế thừa, kỹ năng tạo động lực,…

GS. Dave Ulrich đưa ra ví dụ về McKinsey và GE và coi đây là 2 tập đoàn thành công nhất thế giới. Sự thành công đó, theo ông, không phải được đánh giá bởi doanh thu, lãnh đạo giỏi, vốn hóa lớn… mà nằm ở khả năng tạo dựng năng lực lãnh đạo cho nhân viên. McKinsey và GE được coi là các công ty “xuất khẩu tài năng”, là nguồn gốc cho sự thành công của nhiều tập đoàn trên toàn cầu.

Một yếu tố nữa quyết định sự thành công của công tác đào tạo đội ngũ đó là công tác này phải đi kèm với công tác quy hoạch nhân sự và chiến lược phát triển nhân lực. Khi quy hoạch lại nguồn nhân lực thì điều quan trọng nhất là phải xác định được ai là nhân sự phù hợp. Yếu tố số 1 là phù hợp (chứ không phải là tài năng).

Tìm Hiểu Thêm:   7 Bước Quy Trình Ra Quyết Định Hiệu Quả

“Phù hợp” thể hiện ở 3 khía cạnh: Phù hợp về văn hóa (văn hóa nhân viên và văn hóa công ty có phù hợp nhau hay không, có “đồng chí” và “cùng hệ” hay không); Phù hợp về công việc (tố chất và năng lực của người đó có phù hợp với tính chất và yêu cầu của công ty hay không); Phù hợp về kỳ vọng (kỳ vọng của tổ chức đối với nhân viên và kỳ vọng của nhân viên đối với tổ chức).

Sau khi xác định là “phù hợp” hay không thì mới đưa vào quy hoạch và thực hiện quy hoạch, lúc đó mới biết là nên giữ ai, tuyển ai, thôi hợp tác với ai hoặc sẽ điều chuyển nhân sự như thế nào.

Cuối cùng mới là chính sách và thực hiện chính sách đào tạo để giúp cho toàn đội ngũ phát triển năng lực lãnh đạo, thông qua 3 kênh đào tạo: đào tạo thông qua công việc, đào tạo tại doanh nghiệp và gửi đi đào tạo tại các trường lớp.

Tầm quan trọng của năng lực lãnh đạo

tam-quan-trong-cua-nang-luc-lanh-dao
Tầm quan trọng của năng lực lãnh đạo

Năng lực lãnh đạo có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thiếu người lãnh đạo có năng lực được giống như con truyền ra khơi mà không có thuyền trưởng.

  • Lãnh đạo là người dẫn đường của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có năng lực sẽ có chiến lược rõ ràng và tầm nhìn xa. Xác định đích đến của đội ngũ và cách thức để đi được đến đó.
  • Nhà lãnh đạo có năng lực sẽ tập hợp được một đội ngũ giỏi và trung thành.
  • Lãnh đạo là khơi dậy niềm tin: Trở thành người lãnh đạo đáng tin cậy mà đội ngũ chọn đi theo.
  • Nhà lãnh đạo thực thi chiến lược: Đạt được kết quả thông qua người khác bằng cách áp dụng theo những quy trình đã xác lập trước.
  • Nhà lãnh đạo phát huy tiềm năng: Khai phá khả năng của mỗi người trong đội ngũ để nâng cao hiệu quả và phát triển sự nghiệp của họ.
Tìm Hiểu Thêm:   Thích Ứng Chính Sách Mới: Bí Quyết Thành Công Của Các Chủ Doanh Nghiệp

Tóm lại, để trở thành một nhà leadership hoàn hảo không phải là chuyện dễ dàng, mà nó đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện rất nhiều kĩ năng và tư duy.

Đăng ký tham gia ngay khóa học CEO SUCCESS tại TOPCEO để nâng cao năng lực lãnh đạo cũng như phát triển doanh nghiệp của chính bạn. Liên hệ TOPCEO để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.