Quy Trình Hoạch Định Chiến Lược Hiệu Quả Tại Doanh Nghiệp

Hoạch định chiến lược là một quá trình nghiên cứu có tính hệ thống, đòi hỏi sự nỗ lực tham gia của cả lãnh đạo và nhân viên. Do đó, để các thành viên có cùng chung một cách tiếp cận, cách hiểu và cách làm là điều hết sức cần thiết. Bài viết sau đây, TOPCEO xin chia sẻ một số khái niệm thường được sử dụng và cách tiếp cận hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp

 

Hoạch định chiến lược là gì?

Hoạch định là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định và lựa chọn mục tiêu của tổ chức và vạch ra những hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu.
 

Hoạch định chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu và kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đó trong một lĩnh vực hoặc doanh nghiệp cụ thể. Nó bao gồm việc phân tích tình hình hiện tại và các tài nguyên có sẵn, xác định các cơ hội và thách thức, đưa ra các quyết định chiến lược, lên kế hoạch chi tiết và thiết lập các chỉ tiêu để đo lường hiệu quả.

Trong thực tế, hoạch định chiến lược có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, từ doanh nghiệp đến chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức xã hội và cá nhân. Nó giúp đưa ra những quyết định quan trọng để phát triển, tăng trưởng và thành công trong hoạt động của một tổ chức hay cá nhân.

Quy Trình Hoạch Định Chiến Lược Hiệu Quả Tại Doanh Nghiệp
Hoạch định chiến lược giúp đưa ra những quyết định quan trọng để phát triển, tăng trưởng và thành công trong hoạt động của một tổ chức hay cá nhân.

“Tôi luôn lao đến những nơi quả bóng sắp sửa đến, không phải nơi nó vừa ở đó” Là câu nói yêu thích của Steve Jobs được trích từ cầu thủ khúc quân cầu nổi tiếng.

Quá khứ thì luôn ở sau lưng, hiện tại là thời điểm tức thời, và mục tiêu trước mắt là tương lai. Hãy luôn biết cách điều khiển tương lai hơn là chỉ nghĩ về quá khứ. Với một nhà quản trị, luôn phải đặt ra giả định mọi tình huống, mọi trường hợp rồi phán đoán tìm ra phương án tối ưu để vận hành “đoàn tàu” của mình. Trong các tình huống ấy, phải đặt được cả những tình huống khả quan và tình huống bất lợi.

Việc đặt tình huống và trả lời “Nếu… thì…” này có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ tiến trình hoạt động của doanh nghiệp.

Khi tình huống khả quan là sự thật, thì doanh nghiệp sẽ phát triển rất nhanh và vững vàng. Tránh trường hợp, khi doanh nghiệp đạt được một chút thành tích gì đó rồi tự mãn với những gì đã đạt được quên đi trách nhiệm và nghĩa vụ tiếp theo. Khi đó, doanh nghiệp sẽ và mãi “giậm chân tại chỗ” thậm chí là “tụt hậu”.

 

Những đặc tính cơ bản của chiến lược

Chiến lược phát triển cung cấp tầm nhìn tổng quát, mục tiêu phát triển một công ty, một ngành, một quốc gia và tổng hợp các chính sách để thực hiện các mục tiêu đó. Đó là một phương tiện để quản lý, theo đuổi những lựa chọn để đảm bảo đối tượng chiến lược có khả năng cạnh tranh hướng đến phát triển. Chiến lược phát triển thường có 2 chức năng cơ bản là: chức năng phát triển và chức năng quản lý phát triển.

Tìm Hiểu Thêm:   5 bí quyết vực dậy tinh thần làm việc cho nhân viên sau kỳ nghỉ Tết

Tính hệ thống: Chiến lược phát triển phải có tính hệ thống và đã mang tính hệ thống thì nó phải có tính ổn định tương đối. Theo nguyên tắc động học, nếu tác động vào một hoặc một vài phân hệ thì sẽ ảnh hưởng tới tất cả các phân hệ khác còn lại.

Vì thế chỉ xem xét một số phân hệ mà bỏ qua các phân hệ khác sẽ có thể làm cho hệ thống rối loạn hơn là làm cho hệ thống phát triển. Đó là vấn đề mà các chiến lược gia cần chú ý. Trên nguyên tắc hệ thống, chiến lược phát triển đề cập đến những vấn đề toàn cục, những vấn đề mang ý nghĩa điểm huyệt, có sức gây công phá lớn đối với sự phát triển của toàn bộ hệ thống.

Tính bao quát: Chiến lược phát triển bao quát những vấn đề dài hạn, vừa đề cập thỏa đáng những vấn đề ngắn hạn có tính quyết định (vì khi những vấn đề ngắn hạn được giải quyết sẽ tạo nền tảng vật chất để thực hiện những vấn đề dài hạn), vừa khuếch trương quy mô lớn vừa coi trọng quy mô vừa và nhỏ.

hoach-dich-chien-luoc
Chiến lược phát triển cung cấp tầm nhìn tổng quát, mục tiêu phát triển một công ty, một ngành, một quốc gia và tổng hợp các chính sách để thực hiện các mục tiêu đó.

Tính chọn lựa: Thời kỳ chiến lược thường là khoảng thời gian 5 năm, 10 năm, tuy không phải là ngắn nhưng cũng không đủ để làm tất cả mọi việc. Trong khi nguồn lực phát triển là có hạn và luôn biến đổi. Các yếu tố huy động cho phát triển ở mỗi thời kỳ sẽ thay đổi. Do đó, chiến lược phát triển phải chọn lựa những vấn đề then chốt để tìm cách giải quyết.

Tính linh hoạt và mềm dẻo: Chiến lược phát triển phải có khả năng điều chỉnh nhanh, thích ứng rộng, phù hợp với hoàn cảnh.

Tính dài hạn: Những vấn đề lớn và phức tạp có ý nghĩa chiến lược thường cần nhiều thời gian để hoàn thành. Tuy nhiên, trong chiến lược có vấn đề sẽ được giải quyết trong thời gian ngắn, cũng có nhiều vấn đề phải được giải quyết trong thời gian dài.

Tính thời đại: Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Tính thời đại biểu hiện ở tính hiện đại, tính liên kết, không chỉ và không quá bó hẹp bởi ranh giới hành chính của một quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế sâu rộng, một quốc gia phải cùng các quốc gia khác phát triển. Những thành tựu của nhân loại phải được phát huy và những thất bại của thế giới phải được rút kinh nghiệm và tránh.

Tìm Hiểu Thêm:   Văn Hóa Doanh Nghiệp – Chìa Khóa Tối Ưu Năng Suất Và Giữ Chân Người Tài

Tính cụ thể và tính lượng hóa: Tính cụ thể trước hết thể hiện ở việc mục tiêu chiến lược phải cụ thể các vấn đề trọng yếu mà chiến lược đề cập (hay những nhiệm vụ chiến lược phải làm), các bước thực hiện và tổ chức thực hiện cũng phải được thể hiện một cách cụ thể. Tính lượng hóa được thể hiện ở việc làm rõ mục tiêu tổng quát cần tính toán dự báo các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu cụ thể phải được tính toán và thể hiện bằng con số với biên độ nhất định nhằm cụ thể hóa mục tiêu tổng quát của chiến lược.

Như vậy, Chiến lược phát triển phải là một văn kiện chứa đựng tinh thần cơ bản của đường lối phát triển (một công ty, một ngành, một quốc gia) cho một thời kỳ dài hạn, nó phản ánh chủ đề ý tưởng tổng quát, cơ bản về phát triển; nó bao quát mục tiêu, hệ thống các quan điểm chỉ đạo, cách thức và phương tiện biến mục tiêu quan điểm ấy thành hiện thực về phát triển một công ty, một ngành, một quốc gia trong thời kỳ chiến lược.

Quy trình hoạch định chiến lược hiệu quả

Quy trình hoạch định chiến lược bao gồm các bước sau

1. Xác định triết lý kinh doanh, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp

Xây dựng các mục tiêu hoặc là mục đích mà công ty mong muốn đạt được trong tương lai. Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được. Trong quá trình hoạch định chiến lược, các mục tiêu đặc biệt cần là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư.

  • Những yếu tố cần nhắc khi thiết lập mục tiêu là:
  • Nguyện vọng của cổ đông
  • Khả năng tài chính
  • Cơ hội

 

xac-dinh-triet-ly-kinh-doanh-su-menh-va-tam-nhin
Xác định triết lý kinh doanh, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp

2. Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài (có thể sử dụng mô hình PESTEL hoặc mô hình 5 áp lực cạnh tranh)

Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài là quá trình đánh giá các yếu tố và tình hình xung quanh một tổ chức, sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm cả các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và công nghệ. Việc phân tích và dự báo môi trường bên ngoài giúp cho các tổ chức có cái nhìn tổng quan về môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai, từ đó có thể đưa ra các quyết định và kế hoạch hành động phù hợp.

Quá trình phân tích và dự báo môi trường bên ngoài rất quan trọng đối với các tổ chức và doanh nghiệp, giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Việc phân tích và dự báo môi trường bên ngoài giúp các tổ chức và doanh nghiệp phát hiện các cơ hội mới và đối phó với các rủi ro tiềm ẩn, từ đó tăng cường sức cạnh tranh và đạt được sự phát triển bền vững. Ngoài ra, việc phân tích và dự báo môi trường bên ngoài cũng giúp các tổ chức đưa ra các kế hoạch dài hạn và chuẩn bị sẵn sàng cho các thay đổi và biến động trong tương lai.
 

Tìm Hiểu Thêm:   Bạn có biết 9 tư duy kinh điển của doanh nhân thành công không?

3. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp (phân tích theo chuỗi giá trị của Porter hoặc theo các nguồn lực của doanh nghiệp)

Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp là quá trình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố về sản phẩm, khách hàng, nhân viên, quy trình sản xuất, tài chính, v.v. Việc phân tích môi trường bên trong giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại và tương lai của nó, từ đó đưa ra các quyết định và kế hoạch hành động phù hợp.
 

4. Phân tích Ma trận SWOT cho doanh nghiệp từ đó đưa ra những chiến lược định hướng cho doanh nghiệp

SWOT là một công cụ hữu ích để đánh giá tình hình nội bộ và bên ngoài của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp với tình hình hiện tại và triển vọng tương lai. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, quá trình phân tích SWOT cần được thực hiện một cách cẩn thận và đầy đủ thông tin để tránh sai lầm trong đưa ra quyết định.

Sau khi hoàn thành bước đánh giá, nhà hoạch định sẽ chuyển sang giai đoạn lựa chọn. Để có được lựa chọn, cần cân nhắc các biến nội lực cũng như các biến khách quan. Sự lựa chọn thông thường là rõ ràng từ tất cả những thông tin có liên quan trong các phần đánh giá của quá trình hoạch định. Tuy nhiên, để có được sự lựa chọn, mỗi dự án phải được xem xét theo các phần chi phí, sử dụng các nguồn lực khan hiếm, thời gian – tiến độ và liên quan tới khả năng chi trả.

Nếu bạn đang tìm kiếm những cách để phát triển năng lực cá nhân cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh, hãy tham gia các khóa đào tạo và chương trình huấn luyện tại TOPCEO. TOPCEO là nơi bạn có thể tìm thấy các giải pháp đào tạo cho đội ngũ nhân viên của bạn và các chương trình huấn luyện kinh doanh dành riêng cho doanh nghiệp của bạn. Chúng tôi cam kết cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để bạn có thể phát triển bản thân cũng như nâng cao hiệu suất kinh doanh của mình. Hãy mạnh dạn đặt ra những bước tiến mới và bắt đầu hành trình đạt đỉnh cao cùng TOPCEO.