Quản trị tài chính và 5 nguyên tắc “vàng” cho các nhà quản lý

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một trong những công việc quan trọng của giám đốc tài chính. Quản trị tài chính tốt không những giúp doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí, gia tăng lợi nhuận mà còn đưa công ty vượt đà phát triển. Vậy, chức năng và phương pháp quản trị tài chính hiệu quả là gì? TOPCEO sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

 

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?

Financial Management hay còn gọi là quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lên các kế hoạch, lựa chọn và đưa ra quyết định tài chính phù hợp nhất với mục tiêu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Quản trị tài chính và 5 nguyên tắc “vàng” cho các nhà quản lý

Quản trị tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả công việc hiện tại và hoạch định được những chính sách đúng đắn trong tương lai. Các mục tiêu chính của quản trị tài chính là:

  • Tối đa hoá giá trị mà doanh nghiệp đang sở hữu đi kèm với việc tối đa hoá lợi nhuận
  • Đảm bảo nguồn cung và cầu sao cho hoạt động sản xuất luôn được diễn ra một cách liên tục.
  • Tối ưu nguồn vốn và tối thiểu chi phí trong dài hạn.
  • Đảm bảo lợi ích cho các cổ đông, cán bộ công nhân viên trong công ty.

Một số chức năng chính của quản trị tài chính trong doanh nghiệp

Có thể nói, quản lý tài chính có liên quan và ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Một số chức năng của quản trị tài chính có thể kể ra như sau:

Ước tính chi tiêu

Ước tính chi tiêu là một phần trong các kế hoạch về tài chính của người quản trị. Bằng các phương pháp khác nhau, giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng sẽ ước lượng được các nguồn thu và chi của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Từ đó, ước tính được lợi nhuận, các khoản làm tăng cũng như giảm lợi nhuận.

Xác định thành phần vốn

Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn chính, đó là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nhiệm vụ chính của giám đốc tài chính là xác định được nên sử dụng nguồn vốn nào để đầu tư cho các tài sản tương ứng nhằm đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.
 

22 1

Lựa chọn nguồn vốn

Doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về nguồn vốn nhưng việc xác định được nên sử dụng nguồn vốn nào trong khoảng thời gian tới là điều khiến nhiều giám đốc tài chính đau đầu. Một số nguồn vốn chính của doanh nghiệp là:
  • Các khoản vay từ cá nhân hoặc tổ chức tín dụng.
  • Vốn góp từ cổ đông bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
  • Lợi nhuận sau phân phối dùng để tái đầu tư
Tìm Hiểu Thêm:   Quản Trị Nhân Sự: Đột Phá Trong Việc Quản Lý Nhân Lực

Chiến lược đầu tư và bỏ qua thặng dư

Lợi nhuận không phải là thước đo hoàn hảo để đánh giá doanh nghiệp thành công hay thất bại. Chiến lược đầu tư của doanh nghiệp có thể sẽ là bỏ qua thặng dư trong một vài năm để đạt được những mục tiêu dài hạn hơn. Vì vậy, bản kế hoạch tài chính càng chi tiết, rõ ràng thì việc hình dung các bước đi sau này của doanh nghiệp càng đơn giản.

Quản lý tiền mặt song song với kiểm soát tình hình tài chính

Tiền mặt là yếu tố không thể thiếu trong doanh nghiệp nói chung và trong tài chính kế toán nói riêng. Quản lý tiền mặt và kiểm soát tài chính là hai khía cạnh luôn song song và đồng hành cùng nhau. Quản lý tốt quỹ tiền mặt sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro thất thoát và lãng phí. Đây cũng là một phần trong kiểm soát tài chính. Hãy đảm bảo rằng, các khoản thu chi trong công ty bạn luôn được rõ ràng và minh bạch nhất.
 

Có thể bạn quan tâm:  4 yếu tố góp phần tạo nên chiến lược tài chính toàn diện

Các nguyên tắc để quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Dù là quản trị tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ hay quản lý tài chính cho doanh nghiệp lớn thì giám đốc cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Tổ chức lại nguồn tài chính

Một số việc cần làm để tổ chức lại nguồn tài chính cho doanh nghiệp như sau:
  • Chi tiết rõ ràng, khoa học và có hệ thống các khoản chi tiêu.
  • Theo dõi thường xuyên các tài khoản ngân hàng, các khoản vay cá nhân, các khoản thế chấp, cầm cố, tín chấp ngân hàng.
  • Thống kê chi tiết các khoản thu, chi tiền mặt sau mỗi ngày.
quan tri tai chinh doanh nghiep 02

Cân bằng thu và chi

Tất nhiên, một nguyên tắc ai cũng hiểu, đó là chi bao giờ cũng phải ít hơn thu. Một doanh nghiệp để chi nhiều hơn thu có 2 trường hợp xảy ra, hoặc kế toán hạch toán sai, hoặc doanh nghiệp thật sự đang hoạt động không hiệu quả. Với trường hợp thứ hai, các bạn cần xem lại các khoản chi tiêu để nhận biết chính xác sự lãng phí xuất phát từ đâu.

Dùng tiền hiện có để tạo thêm nhiều tiền mới

“Không để tiền nằm im một chỗ” chính là một trong những nguyên tắc giúp doanh nghiệp gia tăng nhiều thêm lợi nhuận. Một nhà quản trị tài chính giỏi là người biết cách quay vòng tiền hợp lý và làm chúng tăng lên nhiều nhất có thể. Tiền mới của doanh nghiệp thực chất không chỉ thể hiện ở tiền mặt, tiền ngân hàng, mà nó còn thể hiện ở tài sản hiện có của doanh nghiệp, lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trong năm.

Cân bằng rủi ro và hiệu suất

Rủi ro hay nói cách khác là độ mạo hiểm có quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu suất. Rủi ro càng cao thì hiệu suất càng lớn. Ở đây, chúng ta thấy một thực tế mà các doanh nghiệp thường áp dụng, đó là chỉ đầu tư vào một lĩnh vực để đem lại lợi nhuận cao hoặc đầu tư vào nhiều lĩnh vực để hạn chế thấp mức độ rủi ro cho doanh nghiệp.

Phương án dự phòng là điều tất yếu

Với một nhà quản trị tài chính có kinh nghiệm thì việc đối mặt với những trường hợp bất ngờ, không lường trước là điều tất yếu. Chính vì vậy, việc đưa ra những phương án dự phòng như quỹ tiết kiệm, bảo hiểm, quỹ dự phòng tổn thất… sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những thua lỗ trong trường hợp xấu xảy ra.
 

Có thể bạn quan tâm:  Chiến lược tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phương pháp quản trị tài chính trong doanh nghiệp

Quản trị tài chính luôn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp. Một số phương pháp quản trị tài chính doanh nghiệp như sau:
  • Phương pháp thứ nhất: Doanh nghiệp phân tích báo cáo tài chính để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất. Từ đó nắm bắt được các cơ hội kinh doanh mới và định hướng phát triển trong tương lai.
  • Phương pháp thứ hai: Doanh nghiệp quản lý cơ chế nguồn vốn thông qua việc điều chỉnh lại cơ cấu thu chi. Cắt giảm chi phí đầu vào hoặc tìm kiếm nguồn doanh thu mới là 2 phương pháp điển hình giúp doanh nghiệp kiểm soát được tình hình bội chi, tiến tới sự cân bằng giữa nguồn vốn và doanh thu.
  • Phương pháp thứ ba: Doanh nghiệp mở rộng nguồn vốn và phải coi chi phí đầu tư cho việc kêu gọi nguồn vốn là một phần của hiệu quả sản xuất kinh doanh.
  • Phương pháp thứ tư: Doanh nghiệp đầu tư vào đội ngũ chuyên gia tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu trong hoạt động sản xuất của công ty.
Sau mỗi quyết định đưa ra để luân chuyển dòng tiền ra, vào là cả một sự tính toán lớn đối với các giám đốc tài chính. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về quản trị tài chính doanh nghiệp.