Marketing là gì? Vai trò của Marketing trong quá trình phát triển của doanh nghiệp

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như hiện nay cùng với đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nhằm chiếm thị phần cao trong lĩnh vực của mình. Vì thế việc nắm bắt và áp dụng các xu hướng Marketing mới là điều vô cùng cần thiết. Vậy Marketing là gì? ý nghĩa và vai trò của nó trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm câu trả lời.

 

Marketing là gì?

Marketing (hay còn gọi là Tiếp thị) là quá trình tối ưu và tìm hiểu yêu cầu mong muốn của khách hàng, là hoạt động tiếp thị để xác định khả năng sản xuất với giá thành phù hợp. Sau đó sản xuất và bán ra thị trường với chiến lược giá đã đề ra.

 

Marketing là gì? Vai trò của Marketing trong quá trình phát triển của doanh nghiệp

Yếu tố cốt lõi của Marketing chính là sự thấu hiểu những quan tâm và mong muốn của khách hàng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ. Là cơ sở để phát triển lâu dài trong tương lai.

Để thành công lâu dài, doanh nghiệp phải không ngừng tìm hiểu nhu cầu mong muốn của khách hàng. Từ đó gia tăng giá trị thông qua những cách tiếp cận khác nhau với chủ đề mà khách hàng quan tâm.

Ban đầu marketing chỉ thịnh hành và áp dụng nhiều cho các doanh nghiệp dạng sản xuất hàng hóa tiêu dùng, sau này thì lĩnh vực này được mở rộng và áp dụng cho cả doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Ngày nay, Marketing được áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực kinh doanh như chính trị, văn hóa, xã hội, sức khỏe,…chiếm vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp.

Tìm Hiểu Thêm:   Thay đổi hành vi mua sắm online của người dùng

Marketing được chia làm hai loại chính đó là truyền thống và hiện đại.

 

  • Marketing truyền thống: Thường được áp dụng nhiều trong khâu lưu thông, đây là hoạt động Marketing chỉ làm việc thuần túy với thị trường và các kênh lưu thông. Phương thức này thường không quá trú trọng đến khách hàng mà chỉ tập trung vào việc tiêu thụ một cách nhanh chóng các sản phẩm và dịch vụ.
Hình thức này bao gồm các hoạt động: quảng cáo bằng tờ rơi, tài trợ cho các chương trình, sự kiện, tiếp thị thông qua điện thoại, tổ chức Event, quảng cáo truyền hình, tiếp thị qua email.

 

  • Marketing hiện đại lại quan tâm đến khách hàng nhiều hơn. Hành vi và nhu cầu của khách hàng chính là vấn đề then chốt để chiến dịch Marketing thành công và đem đến sự tối đa hóa về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Marketing hiện đại bao gồm các hoạt động như: xây dựng website, SEO, Social Media, Search Engine Marketing, Video Marketing.

Vai trò của Marketing trong quá trình phát triển của doanh nghiệp

1. Marketing cung cấp thông tin cho khách hàng

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì Marketing thực sự đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin hữu ích dành cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà chính doanh nghiệp đang cung cấp.

Bởi hơn ai hết những người làm Marketing trong doanh nghiệp là người hiểu sản phẩm nhất vì thế họ có nhiệm vụ giúp khách hàng hiểu những thông tin ấy từ đó đưa ra quyết định mua hàng.

Cụ thể, những thông tin mà khách hàng muốn biết:

  • Thông tin chi tiết về sản phẩm hay dịch vụ ấy
  • Các thông tin về chương trình khuyến mãi, các lợi ích mà khách hàng có thể nhận được trước khi đưa ra quyết định mua hàng
Tìm Hiểu Thêm:   Chu Kỳ Bán Hàng Là Gì? Làm Thế Nào Để Tối Ưu Hoá Doanh Số Bán Hàng?

2. Cân bằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn

Các hình thức Marketing hiện đại giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn nhưng hiệu quả đem lại là vô cùng lớn. Điều này giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể cạnh tranh được với những “ông lớn” trong ngành.

Mách nhỏ: người tiêu dùng hiện đại thường quan tâm đến việc giá trị mình nhận được thông qua những trải nghiệm hơn là về giá cả. Vì thế việc áp dụng phương pháp tương tác 1:1 cực kỳ hữu ích giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng.”
 

1624602888 cach thu hut khach hang 3

Thậm chí, những doanh nghiệp còn làm tốt hơn bởi họ có thể dành nhiều thời gian tương tác với khách hàng thông qua các nền tảng khác nhau.

3. Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng

Doanh nghiệp và khách hàng luôn có sự liên kết mật thiết với nhau, chính vì thế việc duy trì mối quan hệ này là điều vô cùng quan trọng. Từ đó xây dựng được lòng tin của khách hàng và đưa ra những đánh giá tốt về sản phẩm, dịch vụ. Để làm được điều đó thì marketing chính là chìa khóa.

Thông qua việc cung cấp khối kiến thức hay thông tin qua nhiều kênh, phương tiện truyền thông khác nhau, Marketing sẽ giúp bạn nắm giữ được mối liên hệ mật thiết với khách hàng. Cũng từ đó khiến họ yêu thích sản phẩm, dịch vụ của mình, thậm chí có thể trở thành khách hàng thân thiết trong tương lai.

Tìm Hiểu Thêm:   Làm Thế Nào Để Định Vị Sản Phẩm Hiệu Qủa?

4. Marketing giúp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi

Nếu như trước đây một doanh nghiệp chỉ có thể tương tác với khách hàng của họ thông qua việc gặp trực tiếp. Tuy nhiên, nhận thấy điều đó là chưa đủ và khách hàng họ cần nhiều hơn thế. Việc sử dụng Marketing giúp doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng mọi lúc, mọi nơi thông qua rất nhiều kênh khác nhau. Điều này giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng thiết lập được một mối quan hệ thân thiết.

5. Marketing giúp bán hàng

Cuối cùng hoạt động Marketing cho doanh nghiệp nhằm giúp họ tối đa hóa lợi nhuận. Nhiều người vẫn cho rằng sản phẩm tốt tự khắc doanh số sẽ tốt. Điều này không hẳn, nếu sản phẩm của bạn thực sự chất lượng nhưng không ai biết, không ai dùng thì việc tăng doanh số là rất khó.

Khi đó, điều bạn cần làm chính là quảng bá sản phẩm của mình một cách thật hấp dẫn thông qua các hình thức Marketing.

6. Marketing giúp doanh nghiệp phát triển

Ngoài giúp gia tăng doanh số thì hoạt động Marketing còn khiến doanh nghiệp phát triển và tệp khách hàng cũng được mở rộng từ đó.

Trong thời đại công nghệ ngày một phát triển và xu hướng sử dụng mạng xã hội, công cụ tìm kiếm ngày một tăng cao.
Marketing là một mảng không thể thiếu cho bất kỳ một doanh nghiệp nào mong muốn thúc đẩy phát triển môi trường kinh doanh thương mại, giảm chi phí. Đó là lý do vì sao đối với những sản phẩm đặc thù, các doanh nghiệp càng cần phải đầu tư rất nhiều vào các hoạt động marketing.