Phát triển thị trường là gì?
Phát triển thị trường (Market Development Strategy) được hiểu là toàn bộ các chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp nhằm mục đích xác định và phát triển các sản phẩm hiện tại sang các thị trường mới.
Một chiến lược phát triển thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải mở rộng thị trường tiềm năng thông qua khách hàng mới được nghiên cứu và phân tích nhân khẩu học, địa lý hay tâm lý…Theo các chuyên gia phân tích, một kế hoạch phát triển thị trường sẽ đi theo 2 bước: nghiên cứu thị trường và thâm nhập thị trường.
Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần đánh giá các phân khúc thị trường tiềm năng trong thời gian ngắn hạn để lựa chọn đâu là địa điểm để doanh nghiệp đầu tư vào sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Để tìm hiểu kiến thức này, mọi người có thể tham khảo trong bài viết sau: Nghiên cứu thị trường là gì? Lợi ích và các phương pháp nghiên cứu thị trường
Sau khi đã tiến hành lựa chọn phân khúc thị trường tiềm năng, doanh nghiệp cần triển khai các kế hoạch marketing để giúp thâm nhập thị trường một cách hoàn hảo. Doanh nghiệp cần phải nỗ lực để sử dụng kênh truyền thông nhằm đẩy sản phẩm, dịch vụ vào sâu hơn trên thị trường.
Quy trình phát triển thị trường cho doanh nghiệp
Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến lược
Bước 2: Phân tích thị trường tiềm năng
Bước 3: Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường và thực thi
- Chiến lược phát triển theo chiều rộng: Là việc doanh nghiệp mở rộng quy mô theo đối tượng người dùng hay khu vực địa lý. Với việc phát triển theo người dùng doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm, dịch vụ của mình phải đủ sức thu hút khách hàng mới, với phát triển theo địa lý thì phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn nhất định tại khu vực thị trường mới.
- Chiến lược phát triển theo chiều sâu: Là việc nâng cao chất lượng hiệu quả của thị trường được đánh giá theo một vài tiêu chí như sự uy tín của doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận, doanh thu, khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng hay hệ thống phân phối.
Bước 4: Xác định nguồn lực cho chiến lược
Bước 5: Đánh giá kết quả
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thị trường
Về yếu tố nội bộ của công ty
Ngân sách, tài chính: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển thị trường của bất kể doanh nghiệp nào. Một công ty với nguồn tài chính dồi dào sẽ có thể đầu tư mạnh vào chiến lược phát triển từ các kênh phân phối cho đến kế hoạch quảng cáo sản phẩm.
Tầm nhìn của doanh nghiệp: Đây là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động kinh doanh và là cơ sở để có thể hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp.
Uy tín của công ty: Uy tín và danh tiếng của công ty là những tài sản vô hình có giá trị vô cùng lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi đã xây dựng được thương hiệu mạnh có nghĩa là doanh nghiệp đó đã có chỗ đứng trên thị trường và trong tâm trí của khách hàng từ đó việc phát triển thị trường sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thị trường
Văn hóa, xã hội: Để chiếm được lòng tin của khách hàng ở một thị trường mới, việc tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa, thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng là vô cùng quan trọng.
Mức độ cạnh tranh của ngành: Khi phát triển thị trường, doanh nghiệp cần quan tâm đến mức độ cạnh tranh của ngành trên thị trường để xác định được vị trí của doanh nghiệp đang ở đâu và có lợi thế cạnh tranh gì so với đối thủ hiện tại từ đó xây dựng được chiến lược phát triển phù hợp nhất.
Như vậy, thông tin trên đây là toàn bộ kiến thức về phát triển thị trường từ khái niệm, quy trình triển khai và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển quy mô thị trường của doanh nghiệp. Nắm bắt tốt các vấn đề cần thiết khi triển khai chiến lược là cách hoàn hảo để doanh nghiệp phát triển thị trường tốt nhất.