Những Xu Hướng Quản Lý Doanh Nghiệp Trong Thời Kỳ Công Nghệ 4.0

Quản trị doanh nghiệp là một thách thức lớn với nhiều nhà quản lý trong môi trường kinh doanh nhiều biến đổi. Thời kỳ Cách mạng Công nghệ mang đến những thay đổi nhanh chóng trong cách quản trị và điều hành doanh nghiệp với các phương pháp lãnh đạo mới. Trong bài viết sau TOPCEO sẽ giới thiệu cho bạn top 5 xu hướng quản lý doanh nghiệp hiện đại trong thời kỳ 4.0.

 

Trao quyền cho nhân viên

Xu hướng quản lý doanh nghiệp hàng đầu hiện nay là trao quyền cho nhân viên thay vì tập trung mọi quyền hạn vào tay nhà quản trị. Điều này khiến cho khả năng sáng tạo của nhân viên bị hạn chế và thụ động theo mục tiêu công ty, yêu cầu của cấp trên.

Mặt khác, họ chỉ làm việc để đạt đủ KPI mà hoàn toàn không cảm nhận được hứng thú của công việc, không có sáng tạo riêng. Qua đó gây ra tình trạng gò bó, trì trệ trong công việc và thiếu gắn kết giữa các nhân viên trong công ty.
 

Những Xu Hướng Quản Lý Doanh Nghiệp Trong Thời Kỳ Công Nghệ 4.0

Muốn khắc phục tình trạng này, nhà quản trị sử dụng phương thức trao quyền cho nhân viên. Nó giúp thỏa mãn đủ 3 tiêu chí của con người trong tháp nhu cầu của Maslow. Đó là nhu cầu xã hội, sự khẳng định bản thân và được tôn trọng những nỗ lực bởi người khác.

Con người có xu hướng mong muốn kết nối với một bộ phận tổ chức và được người khác công nhận thành quả của bản thân. Với phương thức trao quyền, nhà quản trị sẽ đề cao hơn nhu cầu tự làm chủ và thể hiện bản thân của nhân viên. Từ đó giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả, thu hút và giữ chân nhân tài lâu hơn.
 

Tìm Hiểu Thêm:   Quản Trị Giao Tiếp: Sự Đồng Nhất Trong Thông Điệp Doanh Nghiệp

Chia sẻ thông tin

Chia sẻ thông tin là xu hướng quản lý doanh nghiệp hiện đại, xoá bỏ những hạn chế trong phương thức quản trị cũ. Nếu như trước đây, thông tin thường được bảo mật cho riêng lãnh đạo thì phương thức này lại mở ra nhiều cơ chế mới. Đó là một xu hướng quản trị mới, tất yếu của thời kỳ công nghệ 4.0, tạo sự gắn kết giữa các phòng ban một cách có hệ thống.

Việc chia sẻ thông tin giúp nhân viên tự nhận thức được quyền lợi, tình hình công ty và đóng góp vào sự phát triển chung. Mặt khác, nhân viên cũng có thể đề xuất các ý tưởng, kế hoạch để khắc phục khó khăn trong từng thời kỳ. Chia sẻ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường làm việc phẳng. Một số thông tin mà doanh nghiệp có thể chia sẻ như chính sách nhân sự, lương, đãi ngộ, lộ trình thăng tiến, giải thưởng nhân viên,…
 

z4087469807575 a267b571d173fd793032d8c49c6fd5a5

Mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình 4 tầng quản trị như sau:

  • Tầm nhìn, sứ mệnh là quan trọng nhất, định hình ảnh và cách thức hoạt động để tạo ra giá trị tổ chức.
  • Chính sách và nội quy là một khung nội dung chung đã được ban hành để làm thước đo đánh giá công việc.
  • Quy trình và công việc là những nhiệm vụ, công việc hàng ngày mà các nhân viên cần thực hiện.
  • Giao tiếp thường nhật là hoạt động giao tiếp đơn giản, xoay quanh trao đổi thông tin nhân viên.

 

Phân bổ tài nguyên cho công việc

Xu hướng quản lý doanh nghiệp bằng cách phân bổ tài nguyên cho công việc, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tất cả mọi người đều có thể sử dụng tài nguyên phục vụ cho mục đích công việc. Tuy nhiên, tài nguyên không phải được sử dụng một cách tự do mà không ai quản lý. Những người có trách nhiệm quản lý phải theo dõi hiệu quả sử dụng tài nguyên sẽ giám sát việc sử dụng và bảo trì định kỳ.
 

Chia sẻ trách nhiệm công việc khó khăn của nhân viên

Chia sẻ trách nhiệm là xu hướng quản lý doanh nghiệp được phổ biến hiện nay nhờ tính năng đặc biệt của nó. Giống như phương thức trao quyền cho nhân viên, chia sẻ trách nhiệm giúp nhân viên được thể hiện bản thân và xây dựng tiếng nói riêng. Nó tạo nên một mối lên kết và ràng buộc về trách nhiệm với tất cả nhân viên trong doanh nghiệp. Bất cứ ai cũng đều có thể chia sẻ ý kiến và chọn giải pháp tối ưu nhất cho các vấn đề đang xảy ra.

Tìm Hiểu Thêm:   Quy Trình Hoạch Định Chiến Lược Hiệu Quả Tại Doanh Nghiệp

Quản trị bằng cách chia sẻ trách nhiệm mở ra nhiều sáng kiến mới và khuyến khích khả năng tư duy sáng tạo. Mọi người dù ở cấp độ nào cũng đều có thể đưa ra các quyết định khác nhau, tự do hơn và trách nhiệm hơn với khả năng xử lý vấn đề triệt để.
 

lam viec 1485912674026

Thời gian giải quyết khó khăn cũng được rút ngắn đáng kể bởi những ý tưởng mới sẽ nảy sinh nhanh hơn. Nhà quản trị cần có chính sách phù hợp để áp dụng phương pháp này trong công việc cần chủ động rèn luyện khả năng tư duy.
 

Phản hồi về công việc

Xu hướng quản lý doanh nghiệp tiếp theo được nhiều nhà quản trị áp dụng hiện nay là phản hồi về công việc. Chuyên gia nhân sự Christopher D.Lee cho rằng, nhà quản lý nên đưa ra ý kiến phản hồi sớm về hoạt động công việc của nhân viên. Điều này sẽ tạo ra sự thống nhất về tiêu chuẩn công việc giữa nhà quản trị- nhân viên, phát hiện và kịp thời sửa chữa các sai phạm.

Một điểm mà bất cứ nhà quản trị nào cũng cần lưu ý là việc đánh giá và phản hồi công việc là hoàn toàn khác nhau. Nhà quản trị dựa trên quá trình làm việc của nhân viên, từ đó đưa ra đánh giá liên quan tới lương, thưởng hay kỷ luật. Phản hồi khách hàng là việc cung cấp thông tin tức thời về hoạt động đang diễn ra, mang tính chất góp ý, không hoàn toàn bắt buộc nhân viên làm theo.

Tìm Hiểu Thêm:   Cách Đo Lường Sức Khỏe Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp

Việc cung cấp phản hồi phải diễn ra theo hai chiều, từ cả nhân viên và nhà quản trị. Nhân viên cần chủ động đưa ra các feedback cho cấp trên để cải thiện quy trình và tạo mối liên kết. Lãnh đạo cũng cần tiếp nhận các ý kiến từ cấp dưới để cải thiện hoạt động doanh nghiệp.

Xu hướng quản lý doanh nghiệp không ngừng được phát triển và thay đổi để tạo ra những giá trị mới. Sự thay đổi mới có thể mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp nắm quyền chủ động hơn trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu nhà quản trị không cân nhắc hay nhìn nhận những xu hướng phù hợp cho doanh nghiệp mình. Nếu bạn là một nhà quản trị, hãy xem xét và lựa chọn áp dụng một trong 5 xu hướng này để nâng cao vị thế doanh nghiệp.