Những Lợi Ích Của Nhượng Quyền Thương Hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược phát triển hỗn hợp bao gồm marketing, phân phối và kinh doanh. Trong đó, tổ chức sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) cấp phép cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (bên nhận quyền) quyền kinh doanh, dựa trên tài sản trí tuệ.

 
Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu/ tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong một thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính nhất định có thể là một khoản chi phí hoặc là chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.

 

Nhượng quyền thương hiệu là một trong những hình thức có thể giúp mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp nhất. Chi phí để mở một cửa hàng mới hoàn toàn là rất lớn, nhưng nếu quyết định nhượng quyền thì chi phí này sẽ được san sẻ với bên đối tác và công ty.
 

Những Lợi Ích Của Nhượng Quyền Thương Hiệu
Nhượng quyền thương hiệu

Hơn nữa khi nhượng quyền, nhất là các thương hiệu lớn nước ngoài. Điều này mang đến tình huống win – win cho các chủ nhượng quyền và các doanh nghiệp nhận nhượng quyền. Tiếng tăm của các chủ nhượng quyền đem lại khách hàng, và các bên nhận nhượng quyền sẽ giúp bên cung cấp nhượng quyền tiếp cận thêm nhiều khách hàng ở các thị trường khác dễ dàng hơn.

Tìm Hiểu Thêm:   Sức Ép Cạnh Tranh: Cotsco Và Bí Quyết Để Tồn Tại

Mục tiêu nhượng quyền thương hiệu là giúp phát triển nhận biết thương hiệu và gia tăng về tài chính giữa hai bên.

Ưu và nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền

Ưu điểm

Một số ưu điểm của kinh doanh nhượng quyền đối với bên nhượng quyền:
  • Có thể mở rộng được quy mô kinh doanh.
  • Nâng cao độ nhận diện thương hiệu của mình ở nhiều nơi.
  • Có thể tối ưu chi phí để tập trung phát triển thị trường.
  • Tạo dựng một mạng lưới liên kết rộng lớn.
  • Gia tăng thu nhập từ các bên được nhượng quyền.

 

Một số ưu điểm của kinh doanh nhượng quyền đối với bên được nhượng quyền:
  • Tiết kiệm được thời gian xây dựng một thương hiệu mới, có sức cạnh tranh.
  • Có khả năng tiếp cận được nhiều khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
  • Các sản phẩm, dịch vụ đều được thực hiện theo một quy chuẩn từ đầu.
  • Được hỗ trợ đào tạo nhân viên, quy trình quản lý, kế hoạch kinh doanh từ bên nhượng quyền.
  • Có thể nhận được các hoạt động hỗ trợ gọi vốn kinh doanh từ bên cho nhượng quyền.

Nhược điểm

nhuong-quyen-thuong-hieu
Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

Một số nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền đối với bên nhượng quyền:

  • Có thể bị mất quyền kiểm soát đồng bộ trong kinh doanh thương hiệu.
  • Nếu bên được nhường quyền xảy ra các vấn đề tiêu cực, bên nhượng quyền cũng sẽ nhận được ảnh hưởng xấu.
  • Có thể bộc phát những tranh chấp giữa các cơ sở.
  • Bên được nhượng quyền có thể lợi dụng những kiến thức, kinh nghiệm để mở thương hiệu riêng, cạnh tranh với bạn trong tương lai.
Tìm Hiểu Thêm:   Đặt Mục Tiêu Tài Chính Thế Nào Để Không Phải "Đếm Cua Trong Lỗ"?

 

Một số nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền đối với bên được nhượng quyền:
  • Phải tốn một khoản phí lớn để mua thương hiệu của bên nhượng quyền.
  • Thương hiệu không thuộc quyền sở hữu của mình dù phát triển nhanh đến mức nào.
  • Lợi nhuận nhận được phải chia sẻ với bên nhượng quyền dưới nhiều hình thức khác nhau.
  • Hoạt động kinh doanh của bạn mang tính rập khuôn, lặp lại hoạt động của thương hiệu chủ.
 

Lợi ích của kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Hình thức kinh doanh nhượng quyền có nhiều ưu, nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận được những lợi ích của loại hình kinh doanh này. Kinh doanh nhượng quyền mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Để trả lời cho câu hỏi có nên kinh doanh nhượng quyền hay không, chúng tôi mang đến 5 lợi ích của hình thức kinh doanh này đối với bên nhận nhượng quyền.

Hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh: Kinh doanh là một cuộc đua đầy sự rủi ro. Bạn có thể giàu lên chỉ sau 1 đêm nhờ kinh doanh. Nhưng bạn cũng có thể trắng tay trong phút chốc. So với việc tự xây dựng thương hiệu từ đầu thì việc sử dụng một thương hiệu có sẵn sẽ ít rủi ro hơn.

Nắm giữ được bí quyết để thành công ngay từ đầu: Thương hiệu là một trong các bí quyết thành công quan trọng nhất của bất kì doanh nghiệp nào.

Tìm Hiểu Thêm:   Doanh Nghiệp Nhỏ Có Nên Xây Dựng Thương Hiệu?

Có tệp khách hàng ổn định ngay từ đầu: Một thương hiệu nổi tiếng luôn có tệp khách hàng trung thành. Khi nhận nhượng quyền, dù không triển khai các chiến lược marketing thì bạn vẫn thu hút được lượng khách hàng ổn định.

Tối ưu hóa chi phí nhập hàng: Bên nhận nhượng quyền sẽ nhận được nguồn nguyên liệu của bên nhượng quyền với mức giá ưu đãi nhất. Đồng thời, việc này còn giúp bạn không phải lo lắng về chất lượng nguyên vật liệu.

Tối ưu hóa các chiến lược marketing: Với những thương hiệu lớn nhượng quyền, độ nhận diện thương hiệu là có sẵn. Nhờ đó mà bạn không cần phải tốn quá nhiều chi phí để thực hiện các chiến dịch marketing để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình.

Bên nhượng quyền cũng nhận được nhiều lợi ích của loại hình kinh doanh này. Lợi ích lớn nhất mà bên nhượng quyền nhận được là tiết kiệm được chi phí mở rộng quy mô kinh doanh. Họ không cần phải tốn một số tiền lớn để mở các cửa hàng tại những địa chỉ khác nhau. Hình thức kinh doanh nhượng quyền giúp họ tận dụng được cơ sở vật chất của bên mua nhượng quyền để mở rộng quy mô.