Xây dựng Thương hiệu có lẽ là một thuật ngữ không còn xa lạ với bất cứ doanh nghiệp, người làm kinh doanh hay các Marketer. Tuy nhiên, nói đến thương hiệu là nói đến một phạm trù vô cùng rộng lớn mà không phải ai cũng hiểu biết sâu sắc và đủ trải nghiệm để nắm bắt và ứng dụng thành công.
Một thực tế rằng chi phí để đầu tư xây dựng, duy trì cũng như phát triển thương hiệu là không hề nhỏ. Và, các công ty có tiềm lực tài chính càng mạnh, chi tiền cho thương hiệu càng nhiều thì thành công và phát triển hơn nữa. Điển hình như các thương hiệu Samsung, Pepsi, Cocacola hay thương hiệu mới nổi Oppo Smartphone.
Nói như thế, không có nghĩa là chỉ công ty lớn, tài chính mạnh mới cần và đủ sức để tạo dựng thương hiệu và không doanh nghiệp nhỏ thì không cần hoặc không đủ lực. TOPCEO sẽ giúp các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ giải đáp câu hỏi Doanh nghiệp nhỏ có nên xây dựng thương hiệu?
1. Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp
Bởi vì, nói đơn giản nhất, thương hiệu là bộ mặt, là tài sản vô giá của bất kỳ chủ thể kinh doanh nào. Thương hiệu là yếu tố giúp duy trì, nhận diện cũng như giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển. Vì vậy, là doanh nghiệp, quy mô nhỏ, vừa hay lớn đều cần có một cái tên, tức thương hiệu của riêng mình.
Khách hàng sẽ không biết bạn là ai nếu bạn không có một cái tên riêng cho “đứa con tinh thần” của mình. Bạn nên nhớ, là một doanh nghiệp thực thụ, kinh doanh lâu dài thì phải có thương hiệu để gợi nhớ, gắn liền, tạo điểm nhấn cho sản phẩm. Nên nhớ, điều lưu lại trong đầu khách hàng đầu tiên và lâu nhất chính là tên công ty – thương hiệu, sau đó mới đến loại sản phẩm bạn đang kinh doanh.
Thương hiệu là ấn tượng, là thiện cảm đầu tiên khách hàng nhớ về bạn, về sản phẩm của bạn. Và hơn nữa, một doanh nghiệp nhỏ, lại không có thương hiệu chuyên nghiệp, đồng nghĩa với việc bạn đang “khởi đầu cho một thất bại”.
Cùng với đó, khách hàng có xu hướng lựa chọn cũng như ấn tượng ngay với doanh nghiệp có thương hiệu thu hút. Vậy nên, doanh nghiệp nhỏ thì hãy đầu tư cho mình một thương hiệu tốt, đây chính là “thỏi nam châm” hút khách cho công ty của bạn đấy!
3. Tạo uy tín cho công ty
Doanh nghiệp nhỏ đồng nghĩa với chi phí truyền thông, quảng bá khá hạn hẹp. vậy nên, nếu không có chiến lược xây dựng thương hiệu riêng, bạn hầu như không có chỗ đứng về “niềm tin” trong khách hàng. Ngoài nhu cầu, 60% yếu tố khiến khách hàng chọn mua sản phẩm đó chính là uy tín của công ty. Và không yếu tố nào khác, chính thương hiệu là “kim chỉ nam” tạo nên uy tín cũng như niềm tin, sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn.
4. Giúp doanh nghiệp bạn dễ nhớ hơn
Tất nhiên rồi, bạn chắc chắn sẽ không nhớ, không ấn tượng một chút nào với một sản phẩm của một công ty không có thương hiệu riêng. Ngay cả những quán trà sữa ven đường, shop thời trang nhỏ lẻ cũng có thương hiệu thì tại sao doanh nghiệp bạn lại bỏ qua yếu tố quyết định này? Thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ của bạn vươn lên thành đối thủ đáng gờm trong tương lai đấy!
5. Tăng tính cạnh tranh
Thương hiệu chắc chắn là một trong những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp bạn dễ nhớ, tạo được uy tín, niềm tin với những “thượng đế”. Từ đó, sản phẩm của bạn mới có thể cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường hàng hóa khắc nghiệt này.
6. Thương hiệu giúp truyền tải câu chuyện về chính mình
Mỗi một cái tên sẽ hàm chứa một ý nghĩa nhất định. Với một thương hiệu thì đó còn là cả một thông điệp, một câu chuyện về chính công ty hay sản phẩm ấy. Nếu bạn biết khai thác khía cạnh này, chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ là chiếc thuyền kết nối giữa công ty với khách hàng tuyệt vời nhất.
7. Bắt kịp xu hướng thị trường
Có một điều chắc chắn là bạn không thể kinh doanh với một doanh nghiệp không có thương hiệu. Và đặc biệt daonh nghiệp nhỏ thì vấn đề thương hiệu nên, cần và phải có để có thể tồn tại mà không bị biến mất trong “biển” doanh nghiệp trên thị trường.
Vậy nên, bạn phải có và xây dựng thương hiệu riêng cho công ty một thương hiệu riêng. Không những thế, bạn cần phải đầu tư và thật sự nghiêm túc để xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín cho công ty của mình. Đây là cả một kế hoạch dài hạn với những chiến lược, kế hoạch bài bản, sự đầu tư đúng đắn.
Bạn cần phải đầu tư và thật sự nghiêm túc để xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín cho doanh nghiệp.
8. Truyền tải cam kết của bạn
Thương hiệu không chỉ đơn thuần là danh xưng của doanh nghiệp mà còn phản ánh, thể hiện cam kết, sự nghiêm túc và uy tín của chính bạn. Vậy nên, một khách hàng, đối tác sẽ đánh giá cao một doanh nghiệp với một thương hiệu ấn tượng, tin cậy. Đây là nền tảng để bạn kinh doanh, giao dịch cũng như phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn trên thị trường cạnh tranh khắc nghiệt.
Một thương hiệu mạnh, chuyên nghiệp sẽ là yếu tố giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh, phát triển và đứng vững trên thị trường. Điều này cực kỳ cần thiết và cần phải thực hiện ngay.
Thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm, tạo niềm tin với khách hàng hiện hữu và dễ dàng thu hút khách hàng tiềm năng. Không những thế, thương hiệu tốt sẽ giúp bản thân doanh nghiệp thu hút, chiêu dụng được người tài, phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.