Vậy theo DISC, các nhóm tính cách sẽ phù hợp với ngành nghề như thế nào?
Phong cách nhóm D nên chọn nghề gì?
Ngoài việc là một thủ lĩnh tài ba, phong cách nhóm D thường gặp khó khăn với việc tập trung vào chi tiếp hay làm việc nhóm. Vì tính cách của họ khắt khe, nóng vội, những lúc căng thẳng thưởng sẽ nóng giận, mất kiểm soát. Tuy nhiên, những biểu hiện đó thể hiện rằng họ muốn công việc đạt được hiệu quả tốt nhất trong thời gian nhanh nhất.
Người có tính cách D thường có mong muốn thành công rất lớn. Họ tập trung vào kết quả bằng cách làm việc nhanh chóng và đưa ra các quyết định hiệu quả và trực tiếp. Người D thường thích làm việc độc lập và có quyền kiểm soát tình thế. Họ cũng có xu hướng tạo động lực và thử thách những người cộng sự của mình trong khi làm việc.
Phong cách nhóm D thích làm việc ở vị trí quản lý, điều hành bởi khi đã có mục tiêu rõ ràng, không điều gì có thể ngăn cản được họ. Những đặc điểm này giúp họ dễ thành công hơn ở các lĩnh vực:
- Nhà sáng lập
- Giám đốc điều hành
- Những ngành nghề đòi hỏi quyền lực và sự quản lý tốt.
Chọn ngành nghề phù hợp với phong cách nhóm I
Những người thuộc phong cách nhóm I cần có một môi trường để sự sáng tạo của họ được tỏa sáng. Họ cần những sự tương tác thường ngày, phù hợp với những công việc làm nhóm và cần sự hợp tác. Tuy nhiên, họ cũng là những người thiếu sự tỉ mỉ, không có kế hoạch cụ thể và đôi lúc tùy hứng. Chính vì thế nhóm I rất phù hợp làm trong những mảng:
- Marketing
- Thiết kế
- Nghệ thuật: vẽ, âm nhạc,…
- Những ngành nghề liên quan đến giao tiếp: PR, du lịch,…
Phong cách nhóm S nên hướng tới lĩnh vực nào trong công việc?
Trong công việc, họ sẽ là người luôn lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của tất cả. Người thuộc nhóm S thường sẽ tạo động lực cho đồng nghiệp để cùng giảm căng thẳng. Tuy nhiên, họ cũng có một số điểm yếu cần khắc phục đó là khó đưa ra ý kiến quyết định có ảnh hưởng đến người khác. Họ không thể làm việc năng suất trong môi trường đầy cảm xúc hay với những người hay nóng giận, tạo áp lực cao.Việc né tránh xung đột cũng dễ làm họ rơi vào những tình huống hiểu lầm khó xử.
Chính vì thế, nhóm S cần tìm những công việc phát huy tối đa sự thấu hiểu của mình và tránh đi những môi trường cạnh tranh khốc liệt hay thay đổi liên tục như:
- Chăm sóc khách hàng
- Trợ lý
- Ngành y: Y tá, trị liệu, bác sĩ, cố vấn tâm lý
Vậy còn phong cách nhóm C sẽ chọn ngành nghề phù hợp như thế nào?
Tuy vậy, kỹ năng xã hội của họ lại thường không tốt. Họ cầu toàn, chi tiết và ít kiên nhẫn với những người hoặc tình huống không theo ý mình. Họ cần nhiều sự độc lập và riêng tư, cần nhiều thời gian để phân tích dữ liệu để tìm ra câu trả lời hoàn hảo. Chính vì thế mà nhóm C thường bị cho là quá đà khi đặt ra nhiều câu hỏi, đưa ra kết quả chậm nhưng lại không kết nối tốt với mọi người.
Do vậy, phong cách nhóm C sẽ phù hợp hơn với những công việc cần sự độc lập, phân tích mà không cần kết nối với quá nhiều người. Họ cần môi trường làm việc có hệ thống, quy trình rõ ràng, chặt chẽ với các hướng dẫn và quy tắc chính xác. Chẳng hạn như:
- Kỹ sư
- Nhà phân tích số liệu (data analyst)
- Quản trị hệ thống
- Phân tích đầu tư
- Chuyên viên định phí