Kỹ Năng Đưa Ra Quyết Định Hiệu Qủa

Trong cuộc sống cũng như công việc, bạn luôn phải đưa ra những quyết định, thậm chí quyết định đó có thể ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của người khác. Bạn cần làm gì để đưa ra những quyết định chính xác và hiệu quả?

Kỹ Năng Đưa Ra Quyết Định Hiệu Qủa

Những khó khăn thường gặp trong quá trình ra quyết định

Khó khăn khách quan

  • Cần phải ra quyết định tức thời, không có sự chuẩn bị đầy đủ dữ liệu và thời gian suy nghĩ cặn kẽ.
  • Thiếu thông tin liên quan đến vấn đề cần đưa ra quyết định.
  • Quyết định vượt khỏi thẩm quyền của người cần ra quyết định.

 

Khó khăn chủ quan
  • Người đưa ra quyết định chưa đủ kinh nghiệm để nắm bắt vấn đề, chưa đủ bình tĩnh để đưa ra quyết định sáng suốt.
  • Tính cách thiếu quyết đoán, sợ thất bại, rủi ro, không dám đảm đương.
  • Tư tưởng bảo thủ và phiến diện, không thừa nhận sai lầm và ngoan cố bảo vệ quan điểm của mình bất chấp đúng sai.

Những kĩ năng hỗ trợ đưa ra quyết định hiệu quả?

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp cho người quyết định xác định được phương hướng, cách thức cũng như nhiệm vụ cần phải thực hiện.

Kỹ năng lãnh đạo: Người có kỹ năng lãnh đạo tốt thường sẽ có khả năng đánh giá vấn đề bao quát, biết sắp xếp, tổ chức vấn đề một cách trật tự và có sự điềm tĩnh, quyết đoán trong tính cách.

Đây đều là những điều cần thiết để rèn luyện kỹ năng ra quyết định. 
 

084512758 7 vi du ve ky nang ra quyet dinh dung dan 1

Kỹ năng làm việc nhóm: Quyết định nên được thực thi khi có sự thống nhất và đồng thuận của những người thực hiện nó. Bởi có sự đồng lòng, nhất trí thì bạn mới có thể dễ dàng đạt mục tiêu.

Do vậy, trong một tổ chức nếu bạn biết cách làm việc nhóm hiệu quả, quy trình ra quyết định và thực thi quyết định sẽ được diễn ra thuận lợi.

Kỹ năng sáng tạo: Những quyết định quan trọng và bất ngờ thường không chỉ dựa trên các quy tắc sẵn có. Vậy nên, sở hữu kỹ năng sáng tạo sẽ giúp cho bạn mau chóng đưa ra được các quyết định phù hợp trong thời gian ngắn.

Kỹ năng quản lý thời gian: Một quyết định đúng không chỉ là một quyết định phù hợp mà còn phải đúng lúc. Kỹ năng quản lý thời gian sẽ khiến cho quy trình ra quyết định được diễn ra đầy đủ, nhanh chóng, không bị trì hoãn.

Tìm Hiểu Thêm:   Làm gì để tăng doanh số bán hàng?

Tư duy phản biện: Đây là kỹ năng giúp bạn đạt được kết quả mong muốn trong quá trình nhìn nhận vấn đề dựa trên các góc độ khác nhau và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của các giải pháp.

Và nhờ vào tư duy phản biện này, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất, giảm thiểu rủi ro mắc phải sai lầm.

Trí tuệ cảm xúc: Cảm xúc là một con dao hai lưỡi. Nó có thể hỗ trợ lý trí nhanh chóng đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời. Nhưng nó cũng có thể đè bẹp lý trí để đưa ra các quyết định “không trải qua đại não”.

Do vậy, bạn hãy sử dụng trí tuệ cảm xúc để đưa ra quyết định đúng thời điểm. Nhưng, bạn cũng nên cẩn thận với phần cảm xúc trong con người mình trước khi ra quyết định nhé!

4 nguyên tắc giúp bạn ra quyết định chính xác

Có cơ sở và lập luận chặt chẽ

Để đưa ra một quyết định đúng, trước tiên bạn phải dựa trên một cơ sở dữ liệu đầy đủ với những lập luận vững chắc.

Hãy chắc rằng bạn đã thu thập đủ thông tin, phân tích đủ chặt chẽ và logic. Chỉ có như vậy, quyết định của bạn mới có sức thuyết phục và hạn chế sai lầm.
 

084512776 7 vi du ve ky nang ra quyet dinh dung dan 2

Đảm bảo tính thống nhất

Nếu quyết định được đưa ra là dành cho một tập thể từ 2 người trở lên, bạn phải đảm bảo rằng quyết định có được sự thống nhất từ các cá nhân trong tập thể.

Khi ra quyết định, bạn sẽ không thể hoàn toàn tránh khỏi trường hợp: Quyết định đưa ra gặp phải một làn sóng phản đối từ mọi người.

Và nếu điều đó xảy ra, quyết định dù đúng đến đâu cũng không thể thực hiện. Bạn cần có sự thống nhất cuối cùng của cả tập thể và cùng nhau thực thi nó.

Sự thống nhất này có thể là kết quả của:

  • Sự đồng thuận sau quá trình trao đổi thảo luận.
  • Lãnh đạo đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu, định hướng của cả tập thể.
  • Sự thuyết phục từ người đưa ra quyết định.

Quyết định đúng thẩm quyền

Nếu không phải trong tình huống bất khả kháng, bạn hãy đưa ra quyết định nằm trong thẩm quyền của mình. Mọi sự vượt cấp đều dễ dàng khiến cho quyết định trở thành sai lầm.

Ngắn gọn, kịp thời và chính xác

Một quyết định đúng phải là một quyết định đưa ra đúng lúc. Thế nên yếu tố kịp thời là một nguyên tắc quan trọng.

Tìm Hiểu Thêm:   Mô Hình Grow Và Ứng Dụng Trong Huấn Luyện Sao Cho Hiệu Quả

Hơn nữa, một quyết định cần phải được thực thi. Vậy nên, bạn hãy đảm bảo nó ngắn gọn, rõ ràng và chính xác, để việc thực hiện diễn ra dễ dàng và mang lại kết quả khả quan.

9 lời khuyên giúp bạn cải thiện kỹ năng ra quyết định hiệu quả

Đặt ra mục tiêu cụ thể

Bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu của mình. Mức độ cụ thể mà bạn đặt ra cho mục tiêu sẽ thể hiện rất rõ ràng trong việc bạn gặp khó khăn hay dễ dàng khi đưa ra quyết định.

Mục tiêu cụ thể sẽ cho bạn động lực, đồng thời là kim chỉ nam cho mọi quyết định. Đó cũng sẽ là tiêu chuẩn cho bạn kiểm định lại các quyết định của mình.
 

cach xac dinh va lap ke hoach hoan thanh muc tieu ca nhan 1200x800 1

Học cách suy nghĩ độc lập

Lời khuyên và các ý kiến tham khảo rất quan trọng cho một quyết định trọng đại. Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng trên tất cả, suy nghĩ độc lập của bạn vẫn là cái cốt lõi. Đừng để việc cố gắng khách quan khiến bạn trở thành kẻ ba phải!

Chỉ khi bạn biết cách độc lập suy nghĩ, bạn mới có thể tiếp thu những ý kiến tham khảo một cách thông minh và đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp nhất.

Bởi không ai có thể hiểu rõ chính bản thân bạn và hoàn cảnh mà bạn đang đối mặt hơn bạn được.

Xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Người xưa từng có câu “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Do vậy, trước tiên bạn cần hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu của mình.

Điều đó không chỉ khiến cho kỹ năng đưa ra quyết định của bạn sắc bén hơn mà còn giúp cho bạn phát triển bản thân một cách toàn diện nữa đấy.

Quyết tâm hành động

Mọi quyết định đều là suy nghĩ cho đến khi nó được đưa vào hành động. Bạn có thể cân nhắc kỹ lưỡng và suy tính cẩn thận. Nhưng khi đã quyết định, bạn đừng chần chừ mà hãy hành động ngay đi.

Kiên định với lựa chọn bản thân

Nếu đã quyết định, thì bạn đừng lùi bước hay hoài nghi. Hãy tin tưởng và kiên định với sự lựa chọn của mình!

Nếu bạn cứ liên tục bị dao động dù đã đưa ra quyết định, thì sự thật là bạn chưa thực sự đưa ra bất kỳ quyết định nào đâu.

Tìm Hiểu Thêm:   Cần Phải Làm Gì Để Cân Bằng Cuộc Sống?

Dĩ nhiên, cùng với sự thay đổi của các điều kiện khách quan, bạn sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp. Thậm chí đôi khi, bạn lại phải lật ngược lại hoàn toàn quyết định của mình.

Nhưng hãy tỉnh táo để biết rằng mình thật sự đang thay đổi để thích nghi hay mình đang mất đi sự kiên định của mình bạn nhé!

Viết ra các quyết định của bạn

Khi bạn đang rèn luyện kỹ năng ra quyết định, bạn đừng đặt các quyết định ở trong đầu, mà hãy viết nó ra giấy. Nếu được, bạn hãy viết sơ lược lý do vì sao bạn quyết định như thế. Nó sẽ nhắc nhở và củng cố sự kiên định cho bạn đấy.

Ngoài ra, việc viết ra các quyết định lúc bạn đang trong cơn sóng cảm xúc không chỉ giúp bạn bình tĩnh lại mà còn giúp bạn tỉnh táo đưa ra quyết định và tránh mắc sai lầm.

Học hỏi từ mọi người xung quanh

Hãy không ngừng học hỏi từ những người xung quanh bạn nhé! “Mr. Biết Tuốt” luôn luôn có kết cục là trở thành “Mr. Bảo Thủ” đấy!

Việc học hỏi từ mọi người xung quanh cũng sẽ giúp bạn tránh được kha khá sai lầm mà người khác đã mắc phải trước đó. Và bạn còn tiết tiết kiệm được không ít thời gian nếu đi đường vòng mò mẫm đấy.

Chịu trách nhiệm với mọi quyết định

Khi đưa ra quyết định nghĩa là bạn đang chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình. Quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến bạn và cả những người xung quanh bạn.

Vậy nên, bạn hãy có trách nhiệm với nó và tuyệt đối đừng cho phép ai thay bạn đưa ra các quyết định trọng đại trong đời.

Không dành nhiều thời gian để phân tích

Mục đích cuối cùng của phân tích là để hiểu rõ vấn đề và đưa ra quyết định đúng đắn. Nên nếu phải phân tích quá nhiều thông tin, bạn sẽ rơi vào trạng thái lùng bùng, rối bời. Từ đó, bạn càng khó để đưa ra quyết định.

Nếu vậy thì việc phân tích đó sẽ thực sự vô nghĩa.

Phân tích cặn kẽ để nâng cao xác suất quyết định đúng đắn là rất quan trọng. Nhưng bạn đừng quên cơ hội, thời gian, ý chí của bạn lại càng quan trọng hơn.

Hãy biết tiết chế trong sự phân tích!