Chi Phí Marketing: Làm Thế Nào Để Tối Đa Hóa Ngân Sách Của Bạn?

Chi phí marketing bao nhiêu cho đủ là câu hỏi mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nghĩ đến đầu tiên khi thực hiện việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Để giúp bạn trả lời được câu hỏi này, cùng TOPCEO tìm hiểu bài viết dưới đây sẽ tổng hợp danh sách các loại chi phí marketing đồng thời đưa ra cách tiết kiệm ngân sách hiệu quả trong bài viết sau.

 

Chi phí Marketing là chi phí mà một tổ chức hoặc công ty phải chi trả để quảng bá và quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến với khách hàng.

Đây là một trong những khoản chi phí quan trọng của bất kỳ công ty hay tổ chức nào, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay.

Chi Phí Marketing: Làm Thế Nào Để Tối Đa Hóa Ngân Sách Của Bạn?
Chi phí Marketing

 

Chi phí Marketing thường được tính toán và quản lý trong bộ phận Marketing của công ty. Kế hoạch Marketing được xây dựng để phù hợp với ngân sách được phân bổ và mục tiêu Marketing của công ty. Tuy nhiên, việc chi tiêu cho Marketing cần phải được quản lý chặt chẽ để đảm bảo rằng ngân sách được sử dụng một cách hiệu quả nhất và đưa lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Các loại chi phí Marketing cho doanh nghiệp

Khi vận hành Marketing, các doanh nghiệp cần nắm rõ được các loại chi phí mà mình phải bỏ ra dưới đây.

Chi phí Marketing cho bán hàng cá nhân

Bán hàng cá nhân là phương pháp hỗ trợ nhân viên bán hàng và khách hàng có thể giao tiếp hay trao đổi trực tiếp với nhau. Với loại chi phí này, bạn cần phải tính toán chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo, chế độ khen thưởng và lương cứng cho nhân viên dựa trên nguồn ngân sách mà mình đang có.

Theo các chuyên gia thì bán hàng cá nhân được xem là chiến lược thúc đẩy bởi nó có khả năng đưa các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận gần hơn và nhanh chóng hơn với khách hàng.

Và tất nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua các chi phí in tài liệu quảng cáo, danh thiếp và các chi phí phát triển kịch bản để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Chi phí nghiên cứu, phân tích insight khách hàng

Chi phí nghiên cứu, phân tích insight khách hàng và thị trường là loại chi phí mà bạn cũng nên tính toán kỹ lưỡng và tiết kiệm nhất có thể. Tuy đây là loại chi phí đắt nhất nhưng những dữ liệu mà nó thu về lại vô cùng xứng đáng. Bởi bạn có thể xác định được sở thích cũng như nhu cầu của các nhóm khách hàng mục tiêu để bạn đưa ra được các chiến lược phù hợp nhất.

Chi phí phát triển website và Digital Marketing

Các trang thông tin có chức năng tương tự như một chiến lược lôi kéo bao gồm blog, website và social media có khả năng tạo ra sự thu hút khách hàng về phía thương hiệu của doanh nghiệp. Đây được xem hình thức quảng cáo vừa tiết kiệm vừa hiệu quả.

Tìm Hiểu Thêm:   Product Life Cycle - Vòng Đời Sản Phẩm Và Tầm Quan Trọng Của Mỗi Giai Đoạn

Tuy nhiên, bạn cần phải ước tính một cách chính xác các chi phí thiết kế website, bảo trì, phát triển và một số các chi phí phát sinh khác phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách của doanh nghiệp.

chi-phi-phat-trien-website
Các trang thông tin được xem hình thức quảng cáo vừa tiết kiệm vừa hiệu quả.

Thông thường, các chi phí liên quan đến nhân viên, người viết nội dung và tối ưu các công cụ trên web là chi phí Marketing lớn nhất.

Chi phí cho các công ty quảng cáo

Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí cho các công ty chuyên hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo để sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình được tiếp cận với khách hàng nhanh chóng. Các chi phí này sẽ được các công ty quảng cáo tính toán dựa trên thời gian mà họ hỗ trợ chiến dịch hoặc phí quảng cáo mà bạn đóng mỗi năm.

Trong trường hợp, ngân sách của doanh nghiệp bạn không dùng cho mục đích thuê công ty quảng cáo thì bạn có thể dùng nó cho những chiến dịch quản lý trong nội bộ. Ngoài ra, bạn cũng nên tính thêm các chi phí thuê copywriter hoặc designer nếu doanh nghiệp của bạn không thể tự thực hiện được điều này.

Chi phí Marketing trực tiếp, gửi thư, in ấn

Thực tế cho thấy, các hình thức quảng cáo thông qua việc gửi thư trực tiếp, gửi thư hay in ấn sẽ giúp mang lại doanh thu tốt và hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi thiết lập ngân sách cho các chiến dịch này thì bạn cần phải hết sức cẩn trọng bởi những chi phí phát sinh có thể nhiều hơn những gì bạn nghĩ.

Ngoài ra, bạn cũng phải tính toán đến các khoản chi phí mua thông tin khách hàng, chi phí người làm nội dung, designer và người thực hiện việc in ấn.

Cách tối đa hóa chi phí marketing hiệu quả

Chú trọng vào tiếp thị nội dung (Content Marketing)

Cách này nhấn mạnh vào thu hút sự chú ý của người dùng trong một khoảng thời gian ngắn thông qua tiếp thị nội dung. Đây là cách tiết kiệm chi phí Marketing tốt nhất mà doanh nghiệp nên tận dụng trong các chiến dịch quảng bá của mình. Hình thức thể hiện nội dung tiếp thị có thể là một đoạn quảng cáo ngắn, banner hay slogan thể hiện tinh thần sản phẩm.

Tiếp thị nội dung mang lại hiệu quả cao hơn so với tiếp thị truyền thống nhờ sự sáng tạo trong quảng bá. Mục đích là khơi gợi được sự tò mò của khách hàng, kích thích người mua sử dụng sản phẩm của bạn.

content-marketing
Cách này nhấn mạnh vào thu hút sự chú ý của người dùng trong một khoảng thời gian ngắn thông qua tiếp thị nội dung.

Content Marketing giúp các doanh nghiệp trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy và xây dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng. Nhờ đó, thương hiệu có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn trên từng khách hàng.

Tìm Hiểu Thêm:   Làm Thế Nào Để Quản Lý Sale Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Tự động hóa tiếp thị (Marketing Automation)

Chủ động thực hiện chuyển đổi tiếp thị truyền thống sang tiếp thị tự động hoá có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí Marketing khá lớn cho doanh nghiệp. Sử dụng các phần mềm để quản lý phân khúc khách hàng, tích hợp dữ liệu và quản lý chiến dịch. Xu hướng tự động hóa Marketing giúp doanh nghiệp còn tiết kiệm thời gian, công sức để cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ.

Tiếp thị qua mạng xã hội (Social Marketing)

Sử dụng mạng xã hội để tiếp thị là một giải pháp tiết kiệm chi phí Marketing thông minh. Mạng xã hội giúp cung cấp một cơ sở dữ liệu chi tiết cho người dùng.

Doanh nghiệp có khả năng đo lường được mức độ yêu thích, thói quen, hành vi đặc điểm của khách hàng nhờ các công cụ thống kê. Thông qua đó, doanh nghiệp cũng biết được đâu là đối tượng tiềm năng để đưa chiến thuật phù hợp. Hơn nữa, tốc độ lan truyền của các mạng xã hội rất lớn nên thông tin về sản phẩm có thể tiếp cận nhiều hơn tới người dùng.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm giúp tiết kiệm chi phí Marketing mà không cần lôi kéo khách hàng như tiếp thị truyền thống. Từ khóa được SEO dẫn dắt người dùng tới website họ cần và trở nên yêu thích website của bạn hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần liên tục cập nhật và nâng cao chất lượng website để ngày càng tiếp cận nhiều hơn với nguồn khách hàng tiềm năng. Đặc biệt là nắm vững các kiến thức và cách tối ưu website chuẩn SEO lên top Google hiệu quả, nhanh chóng để áp dụng cho trang web của mình.

Tiếp thị qua Email (Email Marketing)

Tiếp thị Email là một phương thức tiết kiệm chi phí Marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nhờ đặc tính tiếp cận trực tiếp, dễ tạo ấn tượng và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Để tận dụng tối đa hiệu quả của Email tiếp thị, hãy sử dụng tính năng gửi tự động, cá nhân hoá tin nhắn gửi tới khách hàng. Điều này giúp khách hàng cảm nhận được sự chuyên nghiệp trong cách tiếp thị của doanh nghiệp.

Sử dụng hình thức tiếp thị lại (Remarketing)

Remarketing là hình thức tiếp thị được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động Digital Marketing. Chiến dịch này cho phép quảng cáo của bạn thu hút trực tiếp người dùng đang lướt web và cả những người từng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Mức độ nhận diện thương hiệu tăng lên, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và tiết kiệm chi phí Marketing.

Tìm Hiểu Thêm:   Dự Đoán Xu Hướng Marketing 2024: A.I Và Văn Hoá Tẩy Chay

Xây dựng nhận diện thương hiệu (Brand Identity)

So với các chiến lược tiếp thị khác, xây dựng nhận diện thương hiệu giúp tiết kiệm chi phí Marketing tối đa thông qua các phương tiện đơn giản nhất. Brand Identity tập trung vào thiết kế logo, màu sắc, hình ảnh, icon, typo,… của thương hiệu. Đây là thành tố quan trọng giúp phân biệt thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

xay-dung-nhan-dien-thuong-hieu
Xây dựng nhận diện thương hiệu giúp tiết kiệm chi phí Marketing tối đa thông qua các phương tiện đơn giản nhất.

Sự nhất quán trong yếu tố Brand Identity sẽ giúp doanh nghiệp tạo khả năng ghi nhớ tốt với người dùng, nâng cao vị thế doanh nghiệp.

Tập trung vào quản lý thông tin khách hàng (CRM)

Theo thống kê, có đến 70% doanh nghiệp cho biết rằng họ phải bỏ ra chi phí ít hơn để duy trì mối quan hệ với khách hàng thay vì đầu tư cho khách hàng mới. Nếu nguồn ngân sách chi cho tiếp thị sản phẩm của bạn thấp, tập trung vào quản lý thông tin khách hàng sẽ là một phương pháp tiết kiệm chi phí Marketing hiệu quả.

Phần mềm CRM có thể thực hiện hoá điều này một cách tốt nhất nhờ vào khả năng quản lý thông tin hàng đầu. Tại đây tiếp nhận toàn bộ dữ liệu khách hàng sau đó lọc và lưu trữ theo từng nhóm. Từ đó thuận tiện hơn cho các bộ phận lấy dữ liệu khi cần thiết.

Kết hợp với bên thứ ba (KOLs)

Hiện nay, hợp tác tiếp thị với bên thứ ba mà cụ thể là các KOLs (người có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội) được sử dụng ở khắp nơi. Đây là một cách giúp tận dụng nguồn lực Marketing của cả hai bên trên nhiều kênh khác nhau. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí Marketing tốt hơn mà vẫn đẩy mạnh hiệu quả tiếp thị sản phẩm.

Tiếp thị qua video (Video Marketing)

Tiếp thị qua video cũng được đánh giá là cách tiết kiệm chi phí Marketing hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Trong thời điểm hiện tại, đây là xu hướng tiếp thị của mọi ngành nghề được áp dụng với tỷ lệ thành công cao.

Cần xây dựng một câu chuyện thật về sản phẩm để khách hàng thấy được sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải. Thương hiệu có thể làm các video mang ý nghĩa nhân văn, khơi gợi sự đồng cảm của người xem. Đặc biệt, các doanh nghiệp nên tạo ra nhiều phiên bản để video tương thích với các loại thiết bị.  Từ đó tăng tương tác của nhiều nhóm đối tượng khác nhau.
 

Các chi phí Marketing được sử dụng để xây dựng thương hiệu, tạo động lực cho khách hàng tiềm năng và đẩy mạnh doanh số bán hàng. Do đó, việc quản lý và tối ưu chi phí Marketing là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của một công ty.