Bí Quyết Làm Nên Thành Công Của Buổi Thuyết Trình

Thuyết trình là hoạt động thường nhật tại công sở. Nó ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá của cấp trên và đồng nghiệp dành cho bạn, cũng như giúp bạn tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Cùng TOPCEO tìm hiểu những yếu tố làm nên sự thành công của buổi thuyết trình nhé!

 

Sự tự tin

Phong thái tự tin là yếu tố đầu tiên giúp gây ấn tượng tốt với khán giả. Nếu bạn tự tin vào những gì mình nói, khán giả cũng sẽ đặt sự tin tưởng vào bạn.

 Vì vậy, hãy tập luyện để có phong thái chững chạc, mỉm cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả để cho thấy bạn không hề lúng túng và hiểu rõ những gì mình nói.

Bí Quyết Làm Nên Thành Công Của Buổi Thuyết Trình
Phong thái tự tin là yếu tố đầu tiên giúp gây ấn tượng tốt với khán giả.​

Các tips có được sự tự tin:

  • Để chuẩn bị cho một buổi thuyết trình thành công, các bạn có thể tập diễn và nói trước gương, đặc biệt chú ý đến khả năng diễn xuất của ngôn ngữ cơ thể, bạn cũng có thể tập trước bạn bè, người thân để được góp ý và có những cải thiện tốt nhất.
  • Hãy cởi mở, tham gia các hoạt động tập thể nhiều để tăng khả năng phản xạ trong các tình huống trước đám đông.
     

Hãy có một phần mở màn ấn tượng

Phần mở đầu của buổi thuyết trình rất quan trọng. Thông thường, mọi người sẽ thấy hứng thú nếu bạn mở đầu một cách vui vẻ, lôi cuốn. Vì thế, thay vì tốn nhiều thời gian giới thiệu bản thân một cách đơn điệu, hãy khuấy động bầu không khí và khiến mọi người trở nên thoải mái và sẵn sàng tiếp thu những kiến thức bạn muốn truyền đạt

Tìm Hiểu Thêm:   Đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả theo quy trình 4 bước đơn giản

Gợi ý hay dành cho bạn chính là chuẩn bị sẵn một mẩu chuyện nhỏ thú vị có liên quan đến chủ đề bạn sắp đề cập, đồng thời kích thích sự tò mò của khán giả bằng việc liên kết nội dung câu chuyện với nội dung cần thuyết trình nhé.

Trình bày khoa học

Yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của bài thuyết trình là sự sắp xếp logic, trình bày nội dung khoa học. Hãy chia bài thuyết trình ra làm những phần nhỏ như: đặt vấn đề, nội dung chính và cuối cùng là kết luận. Bạn không thể bắt đầu bài thuyết trình bằng cách giải thích và đưa ra hàng loạt các dẫn chứng, các số liệu mà quên giới thiệu chủ đề khiến người nghe không hiểu được là bạn đang nói về vấn đề gì.

Trong bài nói có nhiều nội dung cần đề cập, bạn cũng nên chia nhỏ chúng ra và hoàn tất từng nội dung. Hãy tránh việc đang nói vấn đề này lại chuyển sang vấn đề khác khiến bài thuyết trình lan man, không tập trung và gây rối cho người nghe.

Chất lượng bài thuyết trình phụ thuộc rất nhiều vào công sức chuẩn bị trước đó. Hãy là một người chủ động trong bài thuyết trình của bạn.

trinh-bay-khoa-hoc
Yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của bài thuyết trình là sự sắp xếp logic, trình bày nội dung khoa học.

Luôn ghi nhớ công thức 10-20-30 khi chuẩn bị tài liệu thuyết trình

Đây là một mẹo nhỏ từ Chuyên gia Guy Kawasaki – Người góp phần làm nên thành công của Apple. Ông cho rằng, các trang trình chiếu trên máy tính (slide) nên được chuẩn bị như sau:
  • Không nên chuẩn bị quá 10 slides
  • Không dài quá 20 phút
  • Sử dụng khổ chữ từ size 30 trở lên
  • Điều cuối cùng là quan trọng nhất. Bởi vì làm theo điều này sẽ giúp bạn tránh được việc “nhồi nhét” quá nhiều thông tin vào 1 slide.
Thật ra, mục đích của các tài liệu trình chiếu cũng chỉ để hỗ trợ cho người thuyết trình mà thôi. Một tài liệu tốt là khi nó trở nên vô dụng nếu thiếu đi người diễn giải. Hãy luôn chắc rằng bạn đã chuẩn bị sẵn cho mình những mảnh giấy nhắc nhỏ vừa lòng bàn tay để phòng khi “quên bài”, tuy vậy đừng để mất điểm khi cứ nhìn chăm chăm vào đó.

Tìm Hiểu Thêm:   8 Ý Tưởng Đột Phá Mang Lại Thành Công Cho Doanh Nghiệp Nhỏ

Nếu cần bổ sung thông tin quan trọng, bạn nên chuẩn bị sẵn tài liệu và phát cho mọi người.

Giao lưu với khán giả

Những người thuyết trình giỏi nhất cho rằng yếu tố quan trọng để có một buổi thuyết trình hiệu quả chính là mối liên kết giữa bạn và người nghe. Cách để tạo được “sợi dây” đó là hãy cho họ thấy niềm đam mê và nhiệt huyết của bạn.

Bên cạnh đó, hãy mỉm cười và dùng ánh mắt để kết nối với khán giả của bạn. Khi mỉm cười và nhìn vào mắt ai đó, bạn sẽ thu hút sự tập trung của họ vào bạn và điều bạn đang nói. Hành động này cũng khiến bạn giảm đi sự lo lắng vì nó tạo cảm giác như bạn đang thuyết trình cho một người, chứ không phải cả một đám đông lớn.
 

Đừng quên giọng nói và ngôn ngữ cơ thể

Một giọng nói rõ ràng, truyền cảm sẽ giúp người nghe thấy hấp dẫn với những gì mà chúng ta đang nói. Khi đang thuyết trình, hãy nhấn nhá và điều chỉnh tốc độ nói cùng âm vực của bạn ở những điểm quan trọng mà khán giả cần ghi nhớ.

giong-noi-va-ngon-ngu-co-the
Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể giúp tạo ra sự gắn kết giữa người nói và khán giả, gửi thông điệp một cách hiệu quả và thuyết phục.

Ngôn ngữ cơ thể cũng là một “phương tiện” giúp truyền tải hiệu quả các thông điệp của bạn đến người nghe. Khi thuyết trình, hãy thể hiện mình là một con người cởi mở và tự tin. Di chuyển chậm rãi quanh sân khấu và giữa người nghe để gia tăng sự tương tác.

Tìm Hiểu Thêm:   Hiệu Quả Làm Việc Thấp: Do Nhân Viên Hay Công Cụ Quản Lý?

Bạn tuyệt đối đừng nên khoanh tay trước ngực, vòng tay sau lưng hoặc cho tay vào túi… vì tất cả hành động này đều vô tình “tố giác” bạn là một người bảo thủ, rụt rè và thiếu tự tin vào phần thuyết trình của mình.

Kết thúc ấn tượng

Kết thúc bài thuyết trình của mình một cách ấn tượng và chắc chắn. Đừng để buổi thuyết trình của bạn giảm nhiệt dần hoặc kết thúc khi khán giả đang tỏ ra buồn chán. Hãy đưa ra kết luận chắc chắn và tiếp tục gắn kết với khán giả trong khi nhấn mạnh những điểm quan trọng nhất trong bài thuyết trình.

Nói đến phương pháp thuyết trình thành công, hãy nhớ tầm quan trọng của việc biết khán giả của bạn là ai, cho bản thân thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng và cấu trúc bài nói của bạn một cách hợp lý. Dĩ nhiên, sẽ cần nhiều thời gian để bạn trở thành một người có kỹ năng thuyết trình vượt trội, nhưng áp dụng những điều trên đây sẽ giúp bạn có một bước khởi đầu tốt đẹp.