Ứng Dụng Đòn Bẩy Trong Kinh Doanh

đòn bẩy kinh doanh là một công cụ quan trọng giúp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, tuy nhiên, cũng cần phải được sử dụng đúng cách và kết hợp với các chiến lược quản lý tài chính để tránh rủi ro tài chính. Cùng TOPCEO tìm hiểu về các loại đòn bẩy và ứng dụng trong kinh doanh qua bài viết dưới đây.

Tận dụng các loại đòn bẩy là cách thức khôn ngoan mà các nhà đầu tư và các nhà quản trị sử dụng để phát triển doanh nghiệp hiệu quả.

Đòn bẩy từ tiền của người khác

Loại đòn bẩy đầu tiên và cũng là loại quan trọng nhất trong đầu tư kinh doanh đó là đòn bẩy từ tiền của người khác (OPM – Other People’s Money). Đây là loại đòn bẩy mà các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư sử dụng những nguồn vay nợ để đầu tư phát triển doanh nghiệp khi vốn chủ sở hữu không đủ.

Ứng Dụng Đòn Bẩy Trong Kinh Doanh
Đòn bẩy từ tiền của người khác là đòn bẩy quan trong trong đầu tư kinh doanh.

OPM có 2 hình thức phổ biến:

Đi vay thông thường: Khi một nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp không có đủ năng lực tài chính để thực hiện kế hoạch đầu tư kinh doanh, họ sẽ phải đi vay nợ từ các cá nhân, ngân hàng hay các công ty… rồi trả lãi định kỳ. Đối với doanh nghiệp, vay nợ là một dạng nguồn tiền quan trọng và có thể sử dụng nó một cách hiệu quả để tạo lợi thế “lá chắn” thuế cho doanh nghiệp, bởi lãi suất tiền vay được tính như một khoản chi phí hợp lệ và miễn thuế.

Tuy nhiên, doanh nghiệp hay nhà đầu tư càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nói cách khác, nợ quá nhiều sẽ dẫn tới khả năng kiệt quệ tài chính và phá sản càng cao.

Thành lập công ty cổ phần và huy động vốn từ các nhà đầu tư khác để họ trở thành cổ đông: Khi là chủ doanh nghiệp, mặc dù bạn chỉ góp một phần vốn trong tổng vốn điều lệ của công ty nhưng bạn vẫn được ủy quyền quản lý và sử dụng toàn bộ số tiền huy động được vào các phương án đầu tư của công ty.

Tìm Hiểu Thêm:   Thách Thức Khi Thay Đổi Quy Mô Doanh Nghiệp Là Gì?

Đòn bẩy từ kinh nghiệm của người khác

Loại đòn bẩy thứ hai là sử dụng kinh nghiệm của người khác (OPE – Other People’s Experience). Một nhà đầu tư thông minh phải luôn biết cách học hỏi cũng kết hợp kinh nghiệm đầu tư của bản thân với kinh nghiệm từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp khác để có thể đúc rút ra được những bài học và nguyên tắc đầu tư tài chính thành công.

Nếu tự mình trải nghiệm để đúc rút kinh nghiệm sẽ tiêu tốn nhiều công sức, thời gian và tài chính. Bởi vậy, việc học hỏi và sử dụng kinh nghiệm của những người khác, đặc biệt là những người thành công là cách dễ dàng nhất để phát triển hiệu quả. Hãy lắng nghe tất cả những gì họ biết, quan sát những gì họ làm để tìm ra cách làm thậm chí còn tốt hơn.

Giao lưu với những người thành công, đọc sách, xem video, tham dự những hội nghị chuyên đề… Đó là cách nhanh nhất và ít tốn kém nhất để học hỏi tri thức.

Đòn bẩy từ ý tưởng của người khác

don-bay-tu-y-tuong-cua-nguoi-khac
Đòn bẩy từ ý tưởng của người khác.

Loại đòn bẩy thử ba là sử dụng ý tưởng của người khác (OPI – Other People’s Idea). Trong đầu tư và kinh doanh, đôi khi ý tưởng của một cá nhân chưa đủ để tạo nên thành công. Biết cách sử dụng ý tưởng của nhiều cá nhân (một tập thể) với quan điểm từ nhiều phía có thể giúp bạn tạo nên một kế hoạch đầu tư kinh doanh thông minh hay một chiến lược hành động hiệu quả, tối ưu.

Tìm Hiểu Thêm:   Kỹ Năng Lãnh Đạo Giúp Phát Triển Đội Nhóm

Đòn bẩy từ thời gian của người khác

Loại đòn bẩy thứ tư là sử dụng thời gian của người khác ( OPT – Other People’s Time) để xây dựng lên nhiều tài sản khác. Hình thức của đòn bẩy này có 3 dạng như sau:

Dùng tiền để đổi lấy thời gian: Người bình thường sẽ dùng thời gian để đổi lấy tiền. Chẳng hạn như khi bạn đi làm thêm tại các cửa hàng, quán cà phê sẽ được tính lương theo giờ. Hay các nhân viên trong công ty, tập đoàn thì sẽ được nhận lương theo tháng.

Tuy nhiên với cùng một khối lượng thời gian, nếu bạn dùng tiền để đầu tư cho những công cụ tốt hơn, bạn sẽ đạt được những kết quả tốt hơn. Một ví dụ đơn giản, khi di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, nếu đi xe khách hay tàu hỏa bạn sẽ mất khoảng vài ngày. Nhưng nếu đi máy bay bạn chỉ mất khoảng 2 tiếng. Chính vì vậy, để có thể tăng thu nhập trên khối lượng thời gian bạn cần phải biết cách dùng tiền để mua thời gian cho chính mình.

Dùng tiền để mua kinh nghiệm của người khác: Kinh nghiệm của người khác có thể phải mất rất nhiều năm để tích lũy. Thế nhưng, đôi khi bạn có thể dùng tiền để mua lại nó và tiết kiệm thời gian của mình. Ví dụ như khi bạn tham gia các khóa học kỹ năng, các lớp bồi dưỡng hay các buổi hội thảo chia sẻ

Sử dụng các công nghệ hiện đại để tối ưu thời gian: Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ hay các phương tiện thông tin đại chúng, việc tối ưu hóa thời gian của sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chẳng hạn như khi kinh doanh qua các trang mạng xã hội, việc biết tận dụng các phần mềm hỗ trợ tiện ích sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và phát triển kinh doanh hiệu quả.

Tìm Hiểu Thêm:   Áp Dụng 6 Phong Cách Lãnh Đạo Cảm Xúc Trong Quản Trị Nhân Sự

Đòn bẩy từ công việc của người khác

don-bay-tu-cong-viec-cua-nguoi-khac
Đây chính là loại đòn bẩy hiệu quả mà chủ doanh nghiệp thường sử dụng.

Loại đòn bẩy thứ năm là sử dụng công việc của người khác (OPW – Other People’s Work). Biết cách sử dụng công việc của người khác vào hoạt động đầu tư của bản thân sẽ có thể tạo nên một sức mạnh cộng hưởng. Khi đó,  bản thân nhà đầu tư không phải bỏ ra quá nhiều công sức mà vẫn có thể đạt được những thành quả hơn cả mong đợi.

Phần đông mọi người đầu muốn có một công việc làm công ăn lương ổn định. Họ thích sự an toàn hơn là cơ hội. Hãy thuê và giao phó cho họ những thứ mà bạn không muốn làm hoặc không thể làm. Đây chính là loại đòn bẩy hiệu quả mà chủ doanh nghiệp thường sử dụng.
 

Trong kinh doanh, đòn bẩy được sử dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các nguồn vốn vay để đầu tư vào các dự án có tiềm năng sinh lời cao. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng đòn bẩy cũng mang đến rủi ro tài chính, đặc biệt khi lãi suất tăng cao hoặc khi dòng tiền không đủ để thanh toán nợ.

Do đó, để sử dụng đòn bẩy hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ và đầy đủ, cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro và tìm cách giảm thiểu chúng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần có một chiến lược quản lý tài chính đúng đắn để đảm bảo dòng tiền đủ để thanh toán nợ và tránh rủi ro tài chính.