6 tiêu chí đánh giá nhân viên và điều kiện nâng bậc lương trong doanh nghiệp

Trong hoạt động quản trị nhân sự của mỗi doanh nghiệp – không thể thiếu việc đánh giá nhân viên, làm cơ sở cho việc khen thưởng, kỷ luật hay đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp nhà quản lý, chuyên viên nhân sự các doanh nghiệp có thể tham khảo để đánh giá nhân viên.

Việc đánh giá nhân viên cũng giúp các bộ phận quản lý nhà máy tự đánh giá hiệu suất công việc của chính họ về công tác quản lý và điều hành nhân sự; từ đó tiếp tục phát huy những mặt tốt, đồng thời phát hiện những thiếu sót hiện có để tìm hướng thay đổi hay xử lý kịp thời.
 

6 tiêu chí đánh giá nhân viên và điều kiện nâng bậc lương trong doanh nghiệp

6 tiêu chí đánh giá nhân viên

Để ghi nhận chính xác năng lực của nhân viên, cần có các tiêu chí cụ thể để nhà quản lý cũng như nhân viên nhân sự làm tham chiếu đánh giá. Tùy đặc thù doanh nghiệp mà mỗi đơn vị sẽ có hệ thống tiêu chí riêng, thế nhưng nhìn chung có 6 tiêu chí sau đây thường được chọn để đưa vào bảng tiêu chí đánh giá nhân viên, gồm có:

Tuân thủ nội quy

  • Tuân thủ nội quy lao động của công ty
  • Tuân thủ quy chế – quy định làm việc của bộ phận

Tác phong

  • Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, đúng đồng phục quy định
  • Giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh nơi làm việc
  • Linh hoạt, nhanh nhẹn

Quan hệ công việc

  • Với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng
  • Giải quyết yêu cầu của khách hàng: nhanh chóng, kịp thời
  • Thái độ chăm sóc khách hàng: cẩn thận, chu đáo, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Tìm Hiểu Thêm:   Quản Lý Đa Tác Vụ - Multitask: Những Điều Bạn Có Thể Chưa Biết?

Trong công việc

  • Tinh thần hợp tác trong công việc
  • Thao tác thực hiện công việc
  • Chất lượng, số lượng công việc hoàn thành
  • Mức độ hiểu biết về công việc được giao
  • Khả năng tiếp thu công việc
  • Hiểu rõ các nghiệp vụ của công việc
  • Kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc
moi truong lam viet chuyen nghiep 4
  • Mức độ tin cậy
  • Tính kỷ luật
  • Khả năng làm việc độc lập và sự chủ động trong công việc
  • Sự sáng tạo trong công việc
  • Hiểu biết về sản phẩm dịch vụ của công ty
  • Tinh thần học hỏi và cầu tiến
  • Chấp hành mệnh lệnh của người quản lý

Kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Thao tác thực hiện các kỹ năng mềm: giao tiếp,  đàm phán, thuyết phục,…
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề, tình huống phát sinh
  • Kỹ năng lập kế hoạch, quản lý công việc
  • Kỹ năng thích ứng với công việc/áp lực công việc

Sử dụng trang thiết bị

  • Sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị
  • Có tinh thần sử dụng tiết kiệm tài sản của công ty

Với mỗi tiêu chí đánh giá như vậy, doanh nghiệp có thể xếp hạng nhân viên theo 4 mức bằng cách cho điểm tương ứng: 5 điểm (Xuất sắc), 4 điểm (Khá), 3 điểm (Trung bình), 1 – 2 điểm (Kém). Khi cộng điểm của từng tiêu chí này lại sẽ ra điểm đánh giá tổng thể về nhân viên ở nhiều mặt khác nhau, từ tác phong – thái độ cho đến hiệu quả công việc đảm nhận.

Tìm Hiểu Thêm:   Làm Thế Nào Để Tìm Kiếm Cơ Hội Kinh Doanh?

Điều kiện xét nâng bậc lương

Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Mỗi một bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định.

Ở mỗi ngạch lương nên có số lượng bậc lương nhất định để tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức lương tối đa trong ngạch đó. Điều này để tạo nên sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý, công bằng.
 

Bậc lương được sử dụng trong các thang, bảng lương là yếu tố tạo ra sự biến thiên cần thiết từ mức lương tối thiểu đến mức tối đa ở trong mỗi ngạch lương. Sự biến thiên của bậc lương đủ để tạo ra sự khác biệt nhằm đảm bảo tính hợp lý và công bằng, kích thích nhân viên làm việc tăng hiệu suất công việc.Bậc lương được sắp xếp theo thứ tự tăng dần ở mỗi ngạch lương trong thang bảng lương, bậc lương càng cao tương ứng với mức hệ số càng cao. Người lao động luôn hướng đến việc tăng bậc lương để hưởng mức lương cao hơn.

2081782727 tang luong

Về điều kiện nâng bậc lương trong doanh nghiệp thường phụ thuộc vào quy chế nâng lương của doanh nghiệp đó, nhìn chung thì doanh nghiệp sẽ nhìn vào năng lực và hiệu suất lao động của từng cá nhân để làm tiêu chuẩn nâng lương.

Một vài tiêu chí đánh giá của các doanh nghiệp về quy định về điều kiện xét để nâng bậc lương hàng năm như sau:

  • Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng theo hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp;
  • Đạt thành tích nổi bật, đóng góp to lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp
Tìm Hiểu Thêm:   Tiêu Chí Để Xác Định Thị Trường Tiềm Năng

Tóm lại, điều kiện nâng lương khi người lao động làm việc cho doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào Quy chế nâng bậc lương. Thông thường  quy chế liên quan đến nâng bậc lương phải có các nội dung sau:

  • Đối tượng được nâng bậc lương
  • Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc
  • Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc
  • Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động

Căn cứ vào quy chế nâng bậc lương. Hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp. Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.