5 Cách Để Tăng Giá Trị Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa

Quyền làm chủ và gía trị bất động sản là một trong những lí do để tiến hành thẩm định giá doanh nghiệp đối với một công ty gia đình, tuy nhiên việc thẩm định giá công ty cũng còn nhiều điều hay khác, ví dụ như có thể cung cấp cái nhìn toàn cảnh về sức khỏe tài chính và tầm nhìn dài hạn của công ty, thẩm định lại chiến lược marketing và bán hàng, tạo bức tranh rõ ràng hơn về giá trị thị trường của công ty trước các đối thủ cạnh tranh trong nhiều ngành nghề tương tự.

Nói chung thì một chuyên viên thẩm định giá sẽ có cái nhìn tương đối chuyên nghiệp hơn về giá thị trường thực tế của một công ty, bao gồm cả tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Giá thị trường thực tế là mức giá mà “một tài sản có thể được bán tại thị trường công khai” và “được sẵn lòng chấp nhận bởi cả người mua và người bán mà không có bên nào chịu áp lực phải mua hay bán”. Cả hai bên đều tham gia vào giao dịch với điều kiện là biết được các thông tin thực tế để xác định giá trị doanh nghiệp.

Kể cả khi không có một chuyên gia thẩm định giá bên cạnh, việc am hiểu các yếu tố tạo nên giá trị công ty và sự tăng trưởng của công ty cũng có thể giúp công ty lên kế hoạch cho tương lai.
 

5 Cách Để Tăng Giá Trị Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa

Dưới đây là 5 cách để tăng giá trị cho một công ty vừa và nhỏ.

Củng cố giá trị tài chính của công ty

Năng lực tài chính công ty chính là nhân tố quan trọng làm tăng giá trị cho công ty, giữa nhiều yếu tố khác. Khi nhìn vào một doanh nghiệp, chuyên viên thẩm định giá sẽ xem xét các yếu tố trước hết thuộc về tài chính để thẩm định giá, có thể gồm dòng tiền như lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; số lượng người mua hàng tiềm năng, báo cáo tài chính của công ty (bảng cân đối kế toán, bảng cân đối thu nhập và báo cáo ngân lưu). Đặc biệt cần lưu ý đến yếu tố dòng tiền, cho biết công ty có đang tạo ra tiền mặt cho tài chính, đầu tư và hoạt động kinh doanh hàng ngày hay không.

Tìm Hiểu Thêm:   Bạn Có Biết Cách Để Nhân Viên Làm Việc Chuyên Nghiệp Hơn?

Cần nhìn vào các báo cáo tài chính của công ty như một chỉnh thể thống nhất, không phải từng bảng tính riêng lẻ, để có cái nhìn toàn cảnh. Ví dụ, bảng cân đối thu nhập thì hướng dẫn cách đầu tư tiền vào chỗ nào để tăng lợi nhuận, cắt giảm chi phí hay giảm đầu tư vào trang thiết bị. Bên cạnh đó, báo cáo ngân lưu thì cho biết có đủ tiền mặt để trả các khoản chi phí đến hạn hay không.

Theo dõi sự tăng trưởng cơ sở khách hàng và sự hài lòng của khách

Qui mô và sức mạnh của cơ sở dữ liệu khách hàng là những yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần quản lí để đảm bảo giá trị công ty. Ví dụ có thể thử theo dõi những chỉ số sau:

 

  • Tổng số khách hàng đang hoạt động
  • Tổng doanh số trên mỗi khách hàng
  • Tổng số khách hàng quay trở lại với công ty
  • Kết quả khảo sát từ điều tra khách hàng và sự hài lòng của khách hàng.

 

Khi xem xét các dữ liệu khách hàng, hãy theo dõi các khuynh hướng và xu thế vận động. Ví dụ, lượng khách hàng tăng hay giảm, xu hướng khách hàng có quay trở lại với doanh nghiệp không?

Độ trung thành của khách hàng và khả năng lưu giữ khách hàng cao giúp thúc đẩy giá trị cho doanh nghiệp. Tuy rằng khách hàng trung thành không hẳn đã mang lại lợi nhuận cao, sự lựa chọn của họ để gắn bó lâu dài với sản phẩm và dịch vụ nhất định thường giảm chi phí tiếp cận của công ty. Độ trung thành cũng thúc đẩy tăng trưởng, theo Frederick F. Reichheld tại Harvard Business Review.
 

cachsudungnps copy

Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu khách hàng cũng nên đa dạng và phong phú. Điều này sẽ giúp tăng giá trị thị trường thực tế của doanh nghiệp nhờ sự đảm bảo doanh số. Do đó, hãy chắc rằng danh mục khách hàng của các bạn đa dạng về thị trường địa lí, qui mô và các đặc điểm khác để đảm bảo tăng trưởng dài hạn và sự tồn tại lâu dài.

Tìm Hiểu Thêm:   5 Xu Hướng Quản Trị Hiện Đại: Doanh Nghiệp Bạn Đang Theo Xu Hướng Nào?

Xem xét kĩ lưỡng những yếu tố này không chỉ giúp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn về giá trị doanh nghiệp, mà còn có thể giúp đưa ra những quyết định đúng đắn liên quan đến mở rộng thị trường và đầu tư vào quan hệ khách hàng.

Quản lí tốt phản hồi của nhân viên và đảm bảo năng suất chất lượng của họ

Cũng như khách hàng, nhân viên đóng góp phần quan trọng vào sức khỏe và sự trường thọ của công ty. Việc đánh giá về nhân viên không nên chỉ dừng lại ở con số doanh thu bán hàng, mà còn nên có những chỉ số liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, tinh thần làm việc và mức độ hài lòng của nhân viên. Nghiên cứu qua một thời gian cho thấy mức độ tham gia và hài lòng của người lao động có ảnh hưởng tích cực đến năng suất của một tổ chức.

Shawn Achor bàn luận về mối quan hệ giữa vui vẻ của người lao động và kết quả kinh doanh trong quyển sách The Happiness Advantage (Lợi thế của sự vui vẻ). Ông tiết lộ rằng “Một thập kỉ nghiên cứu đã chứng tỏ niềm vui nâng cao các kết quả kinh doanh và giáo dục: tăng doanh thu 37%, năng suất 31% và độ chính xác của công việc 19%, cũng như vô số cải thiện về sức khỏe và chất lượng cuộc sống.”

Các chuyên gia thẩm định giá sẽ xem xét thâm niên làm việc và tỉ lệ doanh thu của nhân viên công ty. Do đó, sẽ không hề vô ích khi tạo một môi trường giàu tính hỗ trợ nơi nhân viên nỗ lực lao động và đóng góp một cách ổn định cho công ty.

Đo lường giá trị tài sản tri thức

Lí do tại sao các công ty lớn và thành công nắm giữ những giá trị quan trọng là vì họ đầu tư vào những kĩ thuật độc đáo trên thị trường và có lợi thế kinh tế theo qui mô. Vì vậy, hãy phát triển một phương thức sản xuất giúp công ty nhanh chóng đưa sản phẩm và dịch vụ đến với thị trường hơn so với đối thủ và công ty của bạn sẽ nâng cao được giá trị của mình.
 

dang ky giai phap huu ich 0206154730

Những tài sản trí tuệ – bản quyền, bằng sáng chế, phần mềm, nhãn hiệu – là những tài sản vô hình và lợi thế cạnh tranh cần được xem xét trong quá trình thẩm định giá. Tuy rất khó để định lượng, các loại tài sản vô hình có một giá trị nhất định đối với công ty, góp phần tạo lợi thế cạnh tranh và củng cố vị trí của công ty trên thị trường.

Tìm Hiểu Thêm:   Kỹ Năng Số - Chìa Khóa Thành Công Trong Thời Đại Chuyển Đổi Số

Làm thương hiệu cho thật tốt

Củng cố giá trị thương hiệu là một cách tốt nhất để nâng cao giá trị công ty và đóng góp cho sự thành công lâu dài của mọi công ty.
Đầu tiên, hãy xây dựng sợi dây gắn kết tình cảm với khách hàng. Khách hàng sử dụng thương hiệu đôi khi chỉ vì cảm thấy có sợi dây gắn kết tình cảm. Họ muốn kết nối với các công ty có cùng giá trị về tinh thần, tình cảm, và giúp họ cảm thấy bản thân tốt hơn.
Các công ty thành công khơi nguồn tình cảm được từ khách hàng. Giữa hệ thống Macintosh, PC, Microsoft, Apple nổi bật lên nhờ khơi dậy ham muốn của khách hàng trở nên cool ngầu hơn và sáng tạo hơn. Đó là lí do vì sao Apple hiệu quả hơn.

Kế đến, hãy củng cố thương hiệu từ bên trong. Đó chính là xây dựng một văn hóa công ty mạnh và tích cực, ở đó chính những nhân viên của bạn sẽ là người bảo hộ cho thương hiệu, đặc biệt là trên mạng Internet. Một trong những điểm quan trọng ở vấn đề này là giữ cho truyền thông và thông tin minh bạch và được lưu giữ liên tục. Một công ty xây dựng quan hệ tình cảm tích cực với nhân viên cũng có nhiều cơ hội trưng bày hình ảnh trên các phương tiện truyền thông với sự trợ giúp của chính nhân viên mình.

Cuối cùng hãy duy trì mục tiêu trọng tâm của thương hiệu và tính nhất quán. Khách hàng cần biết giá trị của thương hiệu, công ty đại diện cho điều gì.