Cách lập báo cáo tài chính cuối năm và những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Cuối năm là thời điểm bắt buộc doanh nghiệp phải tiến hành hoàn tập báo cáo tài chính để đánh giá hoạt động kinh doanh trong một năm qua. Tuy nhiên, việc thực hiện những công việc này phải đảm bảo báo cáo tài chính cuối năm phải chính xác, hạn chế tối đa sai sót là điều không phải ai cũng nắm được.Nhiều người còn không hiểu tại sao phải làm báo cáo tài chính kinh doanh. Hay cách lập báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh như thế nào là chính xác, đúng quy định. Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây, hãy cùng tham khảo để hiểu vấn đề này được rõ hơn.

 
Báo cáo tài chính là hệ thống các bảng biểu, mô tả về tình hình tài chính kinh doanh, luồng tiền của doanh nghiệp. Trong báo cáo sẽ tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, kết quả tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách lập báo cáo tài chính cuối năm và những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Nói cách khác, báo cáo tài chính là một phương tiện phản ánh khả năng sinh lời, thực trạng của doanh nghiệp quan tâm. Theo Luật của cơ quan thuế thì doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm.

Vì sao doanh nghiệp phải báo cáo tài chính cuối năm?

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là công việc bắt buộc phải làm ở mỗi doanh nghiệp. Thế nhưng, nhiều người không hiểu tại sao phải báo cáo tài chính.

Có thể hiểu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm là một bảng tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp biết được khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh.

Bất cứ một doanh nghiệp nào tổ chức kinh doanh đều có mục đích chính là thu được lợi nhuận để nguồn vốn của họ được tăng lên. Đây là mục đích quan trọng nhất của doanh nghiệp, cho nên cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh.

Cụ thể, các hoạt động lãi, lỗ của doanh nghiệp đều có tác dụng quan trọng. Bên cạnh đó, nhờ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc xây dựng các kế hoạch cho tương lai phù hợp.

Tìm Hiểu Thêm:   Chìa Khóa Thành Công: Học Tập Thông Qua Hành Động

Ý nghĩa của báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp

Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng đối với công tác quản lý của doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp. Điều này, được thể hiện rõ ràng với các vấn đề sau:

 

  • Báo cáo tài chính là những báo cáo được trình bày tổng quan và cụ thể nhất về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm: tài sản, tài chính, các khoản nợ, nguồn thu và kết quả kinh doanh trong kỳ của mọi doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính còn cung cấp các thông tin tài chính nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình và kết quả hoạt động trong một năm qua. Đồng thời, nó còn hỗ trợ việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng và huy động nguồn vốn trong hoạt động của doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, báo cáo tài chính còn hỗ trợ trong việc phân tích, nghiên cứu những khả năng tiềm tàng. Nhờ đó, đưa ra những quyết định về việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh từ các nhà đầu tư của doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính còn là những căn cứ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng kế hoạch kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Nhờ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 

z3989905717441 e92fe27d9d8299f468e2e071342e521b

 

Chính vì thế, báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Đây là đối tượng được quan tâm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Nhằm giúp doanh nghiệp nắm rõ được cách lập bảng báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Dưới đây là những hướng dẫn giúp kế toán trình bày đúng cách lập báo cáo tài chính.
 

Các nguyên tắc cần tuân thủ khi lập báo cáo tài chính cuối năm

Tại Điều 102, Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi nhân viên lập báo cáo tài chính phải thực hiện phân loại tài sản, nợ phải trả được xác định dài hạn nhưng không quá 12 tháng.

Tìm Hiểu Thêm:   3 Kinh Nghiệm Vàng Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh Trong Phát Triển Cộng Đồng Khách Hàng

Do đó, sổ chi tiết các tài khoản kế toán cần phải được phân loại chi tiết theo các nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính.
Một vài nguyên tắc cần ghi nhớ

1. Nguyên tắc dồn tích

Khi doanh nghiệp lập bảng báo cáo tài chính phải thực hiện dựa trên nguyên tắc kế toán dồn tích. Dựa theo nguyên tắc này, các giao dịch sẽ được ghi nhận vào các thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, chi tiền được ghi nhận vào sổ kế toán liên quan.

2. Nguyên tắc hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính được lập dựa trên các cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục trong tương lai gần. Trừ trường hợp, doanh nghiệp có ý định buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp quy mô hoạt động.
 

2

3. Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp

Các khoản mục phải được thực hiện riêng biệt trong báo cáo tài chính. Đối với các mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ. Đồng thời, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định như trình bày báo cáo tài chính.

4. Nguyên tắc nhất quán

Việc trình bày và phân loại cụ thể các khoản mục trong bảng báo cáo tài chính phải được trình bày một cách nhất quán. Nếu có sự thay đổi đáng kể nào về bản chất hoạt động của doanh nghiệp thì cần phải thay đổi và trình bày một cách hợp lý với các sự kiện.

5. Nguyên tắc bù trừ

Các khoản tài sản và nợ phải trả phải được trình bày một cách riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ trong trường hợp các khoản tài sản và nợ phải trả liên quan đến một đối tượng.

6. Nguyên tắc có thể so sánh

Nguyên tắc so sánh giữa các kỳ kế toán trong báo cáo tài chính. Cụ thể, bao gồm: bảng cân đối kế toán theo thông tư 200, báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo chuyển tiền tệ được trình bày trên cơ sở có thể so sánh giữa các kỳ báo cáo.
 

Tìm Hiểu Thêm:   Phương Pháp Giúp Doanh Nghiệp Quản Trị Hiệu Suất Bán Hàng Bằng CRM

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính cuối năm

 

hjeetwret

Để doanh nghiệp lập bảng báo cáo tài chính theo đúng quy định thì các bước thực hiện dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều này.

  1. Tập hợp, sắp xếp chứng từ kế toán
  2. Hạch toán
  3. Phân bổ, khấu hao và chi phí trả trước
  4. Hạch toán các khoản ước tính, điều chỉnh
  5. Kiểm tra đối chiếu số liệu sổ sách
  6. Thực hiện các bút toán kết chuyển
  7. Lên Báo cáo tài chính
Tập hợp tất cả các chứng từ phát sinh tài chính trong năm qua. Tiến hành kiểm tra đối chiếu các chứng từ tập hợp được các báo cáo thuế đã được kê khai định kỳ đã nội cho các cơ quan thuế. Lưu ý, cần chú ý đến các nội dung kê khai đúng hay sai, thiếu hóa đơn.

Do có sự thay đổi các biên bản pháp luật, thông tư 200/2014/TT-BTC nên phải chuyển đổi số dư được hướng dẫn tại điều 126 của thông tư 200/2014/TT-BTC. Rà soát các hạch toán chứng từ hàng tháng theo quy định.

Đối với doanh nghiệp cần lưu ý và phân biệt cụ thể về doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác.

Lưu ý

Về khoản chi phí phải phân biệt rõ và ghi chép đầy đủ các khoản mục về giá vốn, khoản chi phí bán hàng, quản lý, chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi khác.

Bên cạnh đó, phân loại tài sản nợ phải trả theo đúng quy định: tài sản, nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán được trình bày ngắn và dài hạn. Trường hợp, tài sản, nợ phải trả phải có thời gian từ 12 tháng trở xuống và được phân loại là ngắn hạn và ngược lại.

Bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung về cơ sở và trình bày báo cáo tài chính với các chính sách kế toán cụ thể.

Căn cứ báo cáo tài chính là báo cáo tài chính kì trước, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản và các tài liệu kế toán chi tiết khác.