Những lỗ hổng trong quản trị khách hàng
Không tập trung vào khách hàng tiềm năng
Vì vậy, trong công tác quản trị, bạn nên tập trung nhiều hơn vào khách hàng tiềm năng để việc kinh doanh, bán hàng diễn ra hiệu quả hơn và mang lại nhiều nguồn thu hơn.
Dữ liệu khách hàng bị phân tán, mất
Bởi khi các dữ liệu khách hàng bị phân tán và không thể tập trung lại hoặc bị mất, doanh nghiệp sẽ dễ dàng bỏ sót các dữ liệu quan trọng về khách hàng, không có được thông tin toàn diện, không thể thấu hiểu và không thể đáp ứng được nhu cầu của họ.
Bỏ quên khách hàng cũ
Bởi khi họ cảm thấy hài lòng với sản phẩm và dành sự tin tưởng cho doanh nghiệp, chắc chắn họ sẽ quay lại tiếp tục mua hàng thậm chí là giới thiệu doanh nghiệp cho những người xung quanh khác.
Không có cái nhìn tổng thể về khách hàng
Bởi các thông tin khách hàng như lịch sử giao dịch, lịch sử chăm sóc, nội dung trao đổi thường bị phân mảnh và được lưu trữ tại nhiều hệ thống khác nhau. Điều này gây ra những khó khăn lớn trong công tác tiếp cận và chăm sóc khách hàng.
Tốn thời gian trong việc quản lý thông tin khách hàng
Không xác định được đâu là khách hàng quan trọng
Vì vậy, xác định được chính xác đâu là khách hàng quan trọng luôn là điều cần thiết phải thực hiện trong công tác quản trị khách hàng. Có như vậy, việc bán hàng của doanh nghiệp sẽ trở nên hiệu quả hơn với các chi phí đầu tư thấp hơn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa xác định được điều đó.
Khắc phục những lỗ hổng trong quản trị khách hàng với phần mềm CRM
Khả năng tổ chức dữ liệu: Bằng cách xác định được những khách hàng có chung thói quen, hành vi hay nhu cầu mua sắm mà doanh nghiệp có thể phân chia các thông tin của khách hàng thành từng tệp cụ thể với CRM. Điều này giúp doanh nghiệp có được định hướng tiếp thị sản phẩm cũng như các chiến lược quảng bá phù hợp hơn.
Thực hiện chiến dịch truyền thông: Hệ thống CRM sẽ dựa trên những nhu cầu thực tế của từng tệp khách hàng để tự động phân tích và thực hiện các chiến dịch gửi email và SMS với mục đích hỗ trợ giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi, chương trình tri ân tới khách hàng.
Chia sẻ thông tin: Chỉ với một lần nhập thông tin khách hàng duy nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng các thông tin đó suốt một vòng đời mua hàng của khách hàng. Từ đó, các thông tin có thể dễ dàng được chia sẻ đến các phòng ban để yêu cầu của khách hàng được giải quyết một cách nhanh chóng.
Nắm bắt khách hàng tiềm năng: Hệ thống CRM có khả năng ghi nhận và học hỏi được các hành vi mua sắm của khách hàng ngay từ khi họ bước chân vào cửa hàng để tiến hành tìm kiếm sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ quan tâm và vấn đề của khách hàng để đưa ra những gợi ý phù hợp nhất.
Đánh giá nhân viên: Với giao diện trực quan, CRM giúp doanh nghiệp quan sát và đo lường mức độ hiệu quả công việc của từng nhân viên một cách dễ dàng.
Có thể thấy, có vô số những lỗ hổng trong quản trị khách hàng mà doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt. Với những chia sẻ trên, bạn đã có thể nắm bắt được các lỗ hổng đó đồng thời xác định được cách khắc phục hiệu quả nhất để xử lý các lỗ hổng gây tổn thất đến doanh thu của doanh nghiệp.