Nguyên Tắc Và Phương Pháp Quản Trị Doanh Nghiệp Thành Công

Quản trị doanh nghiệp là hoạt động quan trọng có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời kỳ mà công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì việc quản trị doanh nghiệp cũng cần phải có sự thay đổi để nhằm bắt nhịp xu hướng phát triển của xã hội.Vậy tầm quan trọng của việc quản trị doanh nghiệp cũng như các quy tắc giúp nhà lãnh đạo quản trị hiệu quả là như thế nào? Cùng TOPCEO tìm hiểu kiến thức này trong bài viết sau.

 

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp (Corporate Management) được hiểu là việc doanh nghiệp thực hiện việc kiểm soát và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách và quy định. Về cơ bản thì việc quản trị doanh nghiệp sẽ liên quan đến cân bằng lợi ích giữa các cổ đông, nhà quản lý, nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng..

Quản trị doanh nghiệp bao hàm hoạt động xây dựng các nguyên tắc để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra. Bắt đầu từ xây dựng kế hoạch, quy trình thực hiện cho đến đo lường hiệu suất và kiểm soát nội bộ.

Nguyên Tắc Và Phương Pháp Quản Trị Doanh Nghiệp Thành Công

Thực trạng quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay, việc quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn chưa được nhiều nhà quản trị quan tâm cũng như đánh giá cao. Một phần là bởi vì các quy định về quản trị doanh nghiệp chưa đủ chặt chẽ và còn nhiều điều bất hợp lý, bên cạnh đó còn có các nguyên nhân như sau:

 

  • Tầm quan trọng của ban quản trị doanh nghiệp ở nhiều công ty còn chưa được thể hiện rõ ràng, chỉ mang tính hình thức.
  • Không minh bạch trong việc cung cấp thông tin, đa phần nằm ở những công ty cổ phần
  • Vai trò từ vị trí các nhà cổ đông tại các công ty có vốn chủ sở hữu nhà nước không được rõ ràng, thường xuyên gây ra xung đột khiến cho các cơ quan quản lý của nhà nước phải can thiệp.
  • Các hiện tượng giao dịch tư lợi giữa các bên có liên quan đến nhau diễn ra phổ biến, điển hình là ở các công ty nhà nước thuộc các lĩnh vực như sản xuất máy móc thiết bị, đấu thầu…
Tìm Hiểu Thêm:   Hiệu suất công việc là gì? Cách đo lường hiệu suất làm việc nhân viên

 

Chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp bao gồm 5 chức năng cơ bản đó là Hoạch định, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều phối và kiểm soát, ra quyết định. Các chức năng cần phải được thực hiện đồng bộ và có một mối liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra liên tục và phát triển từ đó đạt mục tiêu đề ra.

Chức năng hoạch định: Là việc mà các nhà lãnh đạo đưa ra đường lối cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đây được xem là việc khó khăn nhất trong 5 chức năng của quản trị doanh nghiệp đòi hỏi tất cả các cấp từ nhà quản trị cho đến nhân viên phải tích cực tham gia và đóng góp.

Chức năng tổ chức thực hiện: Để một doanh nghiệp vận hành một cách trơn tru đòi hỏi cần phải có nguồn nhân lực dồi dào và một hệ thống cơ cấu tổ chức hợp lý. Đặc biệt khi doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mô khiến cho số lượng các phòng ban tăng lên.

tổ chức

Chức năng điều phối và Việc điều phối các hoạt động của doanh nghiệp là rất quan trọng trong một quy trình làm việc và nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của tổ chức. Thái độ tích cực của nhân viên trong công ty sẽ là vai trò chính trong việc phối hợp giữa các phòng ban.

Tìm Hiểu Thêm:   AI Có Thể Giúp Bạn Tiết Kiệm Thời Gian Và Tiền Bạc Như Thế Nào?

Chức năng chỉ đạo: Với những chỉ thị và đường lối đúng đắn từ các nhà lãnh đạo, nhân viên sẽ biết mình cần phải làm gì để hoàn thành tốt công việc để đáp ứng mục tiêu đề ra của tổ chức.

Chức năng kiểm soát: Bằng cách quan sát tình hình kinh doanh của công ty, nhà quản trị sẽ có thể theo dõi và kiểm soát tiến trình vận hành có đi đúng hướng mục tiêu đề ra hay không.

Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp thành công

Theo các chuyên gia nhận định, để quản trị doanh nghiệp thành công các nhà lãnh đạo cần phải nghiêm chỉnh thực hiện theo các nguyên tắc dưới đây.

Đường lối, sứ mệnh rõ ràng, thống nhất

Để một doanh nghiệp phát triển bền vững yêu cầu cần phải có một mục tiêu duy nhất và cố định. Tất cả các nhân sự trong công ty cần phải thực hiện công việc theo chỉ đạo của người quản lý và chỉ nhắm vào một mục tiêu mà toàn bộ nhân sự hướng đến.
 
tam nhin va su menh cua cong ty 1 (1)

Chuyên môn hóa

Chuyên môn hóa được hiểu là việc quản trị doanh nghiệp cần được thực hiện bởi những người thực sự có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc quản lý doanh nghiệp. Đây là những người được đào tạo bài bản, tay nghề vô cùng vững chắc đúng với vị trí người quản lý.

Đặt lợi ích chung lên hàng đầu

Việc mà toàn bộ các nhân sự phải thực hiện trong một doanh nghiệp đó là phải đặt lợi ích chung của tổ chức lên hàng đầu và cùng nhau thực hiện vì mục tiêu này. Tuy nhiên, việc gạt bỏ hết lợi ích cá nhân sang một bên là điều vô cùng khó khăn và việc này phải đòi hỏi ở nhà lãnh đạo phải khéo léo, minh bạch và công bằng trong giải quyết xung đột về lợi ích của nhân viên.

Giữ gìn đạo đức kinh doanh, tuân thủ pháp luật

Việc phát triển kinh tế của tất cả các doanh nghiệp hiện nay đều phải dựa theo sự phát triển của xã hội và bị ràng buộc theo những quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý cấp cao. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải giữ được đạo đức trong kinh doanh, quy định của xã hội để từ đó tránh gặp phải tình trạng bị xử phạt do vi phạm quy tắc của pháp luật.

Tìm Hiểu Thêm:   Ứng Dụng CRM Trong Tự Động Hóa Bán Hàng Và Marketing

Với nội dung chia sẻ trên bạn có thể hiểu rõ về việc quản trị doanh nghiệp từ lợi ích, chức năng cho đến các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp thành công. Để triển khai hoạt động quản lý doanh nghiệp lâu dài và bền vững đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn, chiến lược và tính cách hòa đồng, thân thiện nhằm tạo ra môi trường làm việc hiệu quả theo mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.