Cách Phát Huy Sức Mạnh Tập Thể Để Nâng Cao Hiệu Suất Kinh Doanh

Phát huy sức mạnh tập thể trong doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng để đạt được sự thành công. Nhưng không phải ai cũng biết cách tận dụng hiệu quả sức mạnh của đội ngũ nhân viên để phát triển doanh nghiệp. Cùng TOPCEO tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Một doanh nghiệp vững mạnh và thành công thì điều quý giá nhất là nỗ lực của mỗi thành viên. Tỷ phú Warrent Buffett có câu: “Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi thật xa, hãy đi cùng nhau” hay “Nếu tất cả mọi người cùng nhau tiến về phía trước, thì thành công sẽ tự nó đến” của Henry Ford đều nói lên ý nghĩa của sức mạnh tập thể.

Mỗi tập thể có một mục đích khác nhau, nhưng nhìn chung để tập thể lớn mạnh đều cần có sự đóng góp tích cực của mỗi thành viên và có sự gắn kết chặt chẽ giữa họ. Các tập thể nhỏ lớn mạnh và liên kết mật thiết sẽ tạo nên sức mạnh của một tổ chức thành công.

Cách Phát Huy Sức Mạnh Tập Thể Để Nâng Cao Hiệu Suất Kinh Doanh
Các tập thể nhỏ lớn mạnh và liên kết mật thiết sẽ tạo nên sức mạnh của một tổ chức thành công.

Vậy để phát huy sức mạnh ấy, cần làm gì? Sau đây là các nguyên tắc cần để xây dựng một tập thể mạnh:

Đặt mục tiêu rõ ràng

Dựa trên chiến lược của doanh nghiệp, các tập thể nhỏ như phòng, ban, nhóm cần có kế hoạch dài và ngắn hạn cụ thể để triển khai. Từ đó, mỗi cá nhân xác định mục tiêu công việc của riêng mình để góp phần hoàn thành kế hoạch của tập thể, đóng góp, xây dựng mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Các thành viên trong tập thể cần phải phấn đấu vì bản thân và vì mục tiêu chung trong công việc, cần phải thúc đẩy họ cố gắng hoàn thành những kế hoạch để cùng hướng về một mục tiêu cụ thể, dần dần các nhân viên sẽ làm việc theo đúng nội quy với một tinh thần tự giác. Thêm vào đó, sức ép công việc và những tự ái cá nhân ít có cơ hội xuất hiện phá hoại tính đồng đội.

Xác định rõ vai trò của từng thành viên

Mỗi nhân sự cần xác định rõ ràng nhiệm vụ và trách nhiệm của mình và các thành viên trong nhóm với tổ chức để qua đó có kế hoạch chi tiết cho công việc chuyên môn.

Biết rõ phận sự, giới hạn về quyền hành và thời gian của mình sẽ giúp mọi người trong nhóm dễ làm việc với nhau hơn. Khuyến khích tính đồng đội bằng cách phân chia công việc rõ ràng cụ thể. Với cách này, mỗi thành viên sẽ dễ dàng nhận ra trách nhiệm của mình, thậm chí họ còn có thể phát huy được những kỹ năng vốn có vào công việc.

Tìm Hiểu Thêm:   Bạn Có Biết Cách Để Nhân Viên Làm Việc Chuyên Nghiệp Hơn?

Ủy nhiệm và xây dựng niềm tin

Đừng tự mình giải quyết tất cả các vấn đề, hãy nhờ sự giúp đỡ của người khác. Trong công ty luôn có rất nhiều người để bạn có thể chia sẻ khối lượng công việc. Họ cũng rất sẵn lòng khi được giao trọng trách để phát triển bản thân và góp sức cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này giúp các thành viên cảm thấy được tin tưởng và được trao quyền, họ sẽ chắc chắn sẽ tận dụng những cơ hội này để tỏa sáng.

Hãy để mọi người có cơ hội tương tác với nhau

Nhân viên sẽ có động lực để làm việc khi cảm thấy mình là một phần của tập thể, khi quan điểm của họ được lắng nghe và tôn trọng. Những cuộc thảo luận chỉ có 1, 2 thành viên chủ chốt được nêu ý kiến có thể khiến những người khác nản lòng vì sự có mặt như không của mình. Hãy thúc đẩy một môi trường hợp tác nơi tất cả quan điểm đều được khuyến khích.

suc-manh-tap-the
Hãy thúc đẩy một môi trường hợp tác nơi tất cả quan điểm đều được khuyến khích.

Những lời nói bóng gió là một kẻ thù nguy hiểm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như tính đồng đội. Bạn nên lưu tâm xây dựng một môi trường làm việc cởi mở và thân thiện để mọi thành viên đều cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với nhau. Với những điều chưa được minh bạch hoặc cảm thấy ai đó chưa hiểu rõ, bạn cần phải đưa ra lời giải thích rõ ràng giúp mọi người cùng thông suốt về vấn đề đó.

Sự bình đẳng

Không chỉ trong công việc mà là trong tất cả những vấn đề, lĩnh vực của cuộc sống thì con người sẽ chỉ đối tối với nhau khi họ thấy họ thực sự được đối xử bình đẳng.

Trong công việc thì yếu tố tâm lý đóng một vai trò hết sức quan trọng. Yếu tố tâm lý có thể được đảm bảo người la động thực sự an tâm rằng những đóng góp của họ sẽ được ghi nhận và có sự đánh giá chính xác.

Thiếu đi sự bình đẳng có thể khiến nảy sinh những bất hoà, không nhất quán trong công việc. Đó là một dấu trừ thậm tệ bởi khi chính những cá thể không thể tìm được tiếng nói chung thì không những họ là giảm năng suất công việc mà còn tự gây hại cho tập thể. Không có sự đoàn kết nội bộ, các nhân viên có thể thấy mình bị lạc lõng, tự kỷ và mất đi sự hứng thú trong công việc.

Tìm Hiểu Thêm:   7 Bước Quy Trình Ra Quyết Định Hiệu Quả

Tạo văn hóa hợp tác chứ không phải cạnh tranh

Mục tiêu cuối cùng của làm việc nhóm là thúc đẩy sự hợp tác nhưng đôi khi nó có thể biến thành một cuộc cạnh tranh. Nhiều nhà quản lý mắc sai lầm khi so sánh các nhân viên với nhau, đây thực sự là một thói quen không nên mắc phải.

Mỗi thành viên có trách nhiệm và kỹ năng riêng. Nếu bạn đang so sánh họ với người khác đồng nghĩa với việc không tôn trọng họ cũng như công việc của họ. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần và làm giảm động lực của mỗi cá nhân, đồng thời cũng làm phát sinh mâu thuẫn nội bộ. Do đó, bạn cần hạn chế tạo ra bất kỳ hình thức cạnh tranh nào giữa các thành viên và hãy khuyến khích giao tiếp cởi mở.

Khen thưởng

Khi nhân viên đạt được các cột mốc hoàn thành một công việc hay một dự án, đáp ứng đúng thời hạn, hay thậm chí vượt mục tiêu đề ra, v.v …, hãy kỷ niệm bằng một cách nào đó. Có thể là một bữa ăn trưa tập thể, một vài đồ uống sau giờ làm việc, một buổi xem phim,… nơi cho phép mọi người cùng chia sẻ mọi thứ. Đây là một cách tuyệt vời để kéo mọi người lại gần nhau hơn và giúp gắn kết mối quan hệ trong tập thể.

Khuyến khích và học hỏi

Mời gọi sự tham gia và đóng góp của mọi người trong các trường hợp cụ thể. Động viên họ học hỏi thêm những kỹ năng mới nếu cần thiết để phát huy những điểm mạnh ở mỗi người. Kêu gọi tinh thần trách nhiệm ở từng thành viên, nhận biết ưu thế của từng cá nhân và sẵn sàng hỗ trợ những khi cần thiết.

suc-manh-tap-the
Động viên họ học hỏi thêm những kỹ năng mới nếu cần thiết để phát huy những điểm mạnh ở mỗi người.

Đề cao tinh thần đồng đội

Tinh thần đồng đội là điều kiện tiên quyết để xây dựng nên một tập thể khỏe mạnh và phát triển bền vững. Đối với doanh nghiệp, tinh thần đồng đội càng đóng vai trò quan trọng hơn gấp nhiều lần. Có tinh thần đồng đội con người ta mới biết thương yêu đùm bọc nhau và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc cũng như trong cuộc sống, điều này tạo nên bản sắc văn hóa, lối sống lành mạnh trong tập thể công ty, từ đó tạo thành đòn bẩy về năng lực nhân sự giúp công ty ngày càng phát triển thịnh vượng.

Tìm Hiểu Thêm:   5 Sai Lầm Của Nhà Quản Lý Trong Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh

Để xây dựng tinh thần đồng đội và gắn kết tình cảm của nhân viên, doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính tập thể, các hoạt động team building. Bên cạnh đó, nên khen thưởng thành tích chung chứ không phải chỉ một cá nhân nào đó. Tuy chúng ta đều biết rằng sẽ luôn có những nhân viên nổi trội nhưng việc nếu chỉ bày tỏ khen ngợi người đó sẽ dễ dẫn đến tính vị kỷ cá nhân trong công việc. Người quản lý cần đánh giá cao những thành công cũng như sự cống hiến của toàn bộ các thành viên trong nhóm đã mang lại cho công ty.

Giảm bớt quy tắc và kích thích sự sáng tạo

Đừng ép buộc các nhân viên của bạn làm việc và giải quyết công việc theo một khuôn mẫu nhất định. Hãy để họ xác định phương cách hình thức cộng tác với nhau.

Hãy linh động hơn về giờ giấc trong công việc. Bạn sẽ thấy hiệu quả công việc tăng lên bất ngờ và không phụ thuộc vào việc họ có đến và về chính xác như đồng hồ quy định của công ty. Linh hoạt trong cách quản lý là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một tâp thể.

Nuôi dưỡng sự hăng hái, nhiệt tình

Sự hăng say, nhiệt tình của bạn có thể sẽ là chất xúc tác giúp tăng hiệu quả làm việc của các thành viên khác. Vì vậy đừng chần chờ mà hãy chủ động là chất xúc tác đấy. Bạn sẽ nhận những niềm vui không ngờ đến từ sự hăng hái, nhiệt tình này.

Không sợ thất bại

Bạn sẽ không bao giờ có được những bài học đắt giá nếu không phạm sai lầm. Sai lầm sẽ luôn xảy ra cho dù bạn cố hết sức để tránh. Việc phạm sai lầm là điều hết sức bình thường, vì sau khi mỗi người mắc sai lầm và sửa chữa nó, bài học họ rút ra được sẽ giúp tập thể gặt hái được nhiều thành công hơn. 

“Những điều vĩ đại trong kinh doanh không bao giờ được thực hiện bởi chỉ một người. Đó là công trình của cả một tập thể”, Steve Jobs. Lãnh đạo có thể chuyển giao, nhân sự có thể thay đổi, nhưng tinh thần và sức mạnh tập thể của một doanh nghiệp là thứ sẽ được duy trì bền vững, cũng chính là bệ đỡ vững chắc cho thành công trong hoạt động kinh doanh.