Bí Quyết Xây Dựng Văn Hóa Học Hỏi Trong Doanh Nghiệp

Văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp đề cập đến tinh thần và thái độ của tổ chức trong việc khuyến khích sự học tập và phát triển cá nhân của nhân viên. Nó đặt mục tiêu xây dựng một môi trường làm việc nơi mà việc học hỏi được coi là quan trọng và được đánh giá cao.

 
Doanh nghiệp có phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào sự học hỏi và tiếp nhận của nhân viên. Và để phát huy được điều này thì chuyên gia giảng dạy tại Hoa Kỳ Robert J.Grossman đã đề ra 12 yếu tố tạo nên văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp. Để hiểu một cách cụ thể hơn, cùng TOPCEO tìm hiểu bài viết dưới đây.

Nền tảng xây dựng văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp

Văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tổ chức. Nó tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Để xây dựng văn hóa học hỏi, cần có sự ủng hộ từ lãnh đạo, các chương trình đào tạo và phát triển phù hợp, và sự sử dụng công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi và chia sẻ kiến thức.

Không phải ngẫu nhiên mà chuyên gia Grossman xây dựng nên 12 yếu tố tạo nên văn hóa trong doanh nghiệp, mà nó được xây dựng dựa trên những nền tảng cơ bản. Trong đó, nền tảng đầu tiên đó chính là phân tích môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. Cụ thể, ông sẽ đi phân tích nguyên nhân khiến sức cạnh tranh giữa các nhân viên bị giảm đi. Và ông đã đưa kết luận là do họ không chịu học hỏi.

Bí Quyết Xây Dựng Văn Hóa Học Hỏi Trong Doanh Nghiệp
Doanh nghiệp có phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào sự học hỏi và tiếp nhận của nhân viên

Cùng với nghiên cứu trên, giáo sư đại học Virginia cũng đã kết luận rằng, việc sử dụng công nghệ và tự động hóa đã khiến cho khả năng học hỏi của nhân viên bị giảm sút. Từ đó, khả năng phát triển và tăng hiệu quả trong công việc cùng bị giảm theo.

Tìm Hiểu Thêm:   Tác Động Từ Văn Hóa Doanh Nghiệp Đến Sự Phát Triển Bền Vững Của Doanh Nghiệp

Cùng với đó, trong xã hội hiện đại, phong cách làm việc luôn đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy nhanh, kết hợp với cảm xúc, nắm bắt tình hình xã hội nhạy bén. Và để có thể làm được điều này thì đòi hỏi khả năng học hỏi của nhân viên là rất lớn.

Và để chứng minh cho 12 yếu tố tạo nên văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp là chính xác thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra các số liệu như sau: Các tổ chức tại Hoa Kỳ đã chi tiêu khoảng 1.208 USD cho mỗi nhân viên để đào tạo và phát triển về nhân lực.

Và kết quả mang lại từ chương trình đào tạo này đã chứng minh rằng, văn hóa học hỏi của doanh nghiệp còn thấp. Cụ thể, chỉ có 10% doanh nghiệp là có được văn hóa học hỏi đúng chuẩn. Toàn bộ nhân viên có quan điểm rộng mở, làm việc độc lập trong quá trình tìm kiếm thông tin, xem việc học hỏi là một nghĩa vụ và sứ mệnh của bản thân…

12 yếu tố tạo nên văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp

Theo chuyên gia Grossman, để có thể phát triển văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp thì đòi hỏi cần có 12 yếu tố sau đây:

Chủ trương của cấp trên: Cấp trên cần cung cấp các chủ trương, nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên của mình và yêu cầu họ phải học hỏi để hoàn thành thật tốt.

Tìm Hiểu Thêm:   Những điều làm nên sự khác biệt giữa thất bại và thành công

Tuyển dụng: Quá trình này cần được thực hiện một cách khôn khéo để có thể tìm ra nhân tài cống hiến cho doanh nghiệp.

Duy trì một tinh thần phát triển: Điều này có nghĩa là, các nhân viên cần có sự học hỏi và đóng góp chung vào quá trình hoàn thành mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

Phong cách làm việc thẳng thắn: Trong quá trình thảo luận nhóm, họp nhóm, các nhân viên cần có sự đề xuất, trao đổi ý kiến với nhau, loại bỏ tư tưởng sợ hãi hoặc dè chừng.

Bắt đầu với sự làm quen: Trong 12 yếu tố tạo nên văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp, yếu tố làm quen đóng vai trò rất quan trọng, nhất là đối với các nhân viên mới. Theo đó, nhân viên cần có thời gian làm quen với công việc, để xem xét khả năng và hướng phát triển của bản thân.

xay-dung-van-hoa-hoc-hoi-trong-doanh-nghiep
Bí quyết xây dựng văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp

Thái độ khiêm tốn: Khiêm tốn cần thực hiện ở cả nhân viên và lãnh đạo. Theo đó, lãnh đạo cần biết cách lắng nghe, không nên đề cao cái tôi hay đi theo quan điểm mang tính cá nhân.

Hỗ trợ nhân viên trong việc chấp nhận thất bại: Đừng xem việc nhân viên gặp thất bại là một điều gì đó quá nặng nề, quan trọng là bạn cần giúp nhân viên hiểu được kinh nghiệm rút ra sau mỗi thất bại.

Phát triển đội nhóm: Công việc sẽ được thực hiện hiệu quả hơn nếu như chia thành từng đội nhóm. Lãnh đạo cần có phương pháp phát triển đội nhóm thông qua các hình thức như: đào tạo thêm kỹ năng mới, khen thưởng, đánh giá hiệu quả thực tế…

Tìm Hiểu Thêm:   3 Quy Tắc Vàng Để Xây Dựng Giá Trị Cốt Lõi Của Doanh Nghiệp

Tập trung đi đúng hướng: Đi đúng hướng sẽ giúp doanh nghiệp có thể hoàn thành mục tiêu hiệu quả hơn. Đây cũng chính là 1 trong 12 yếu tố tạo nên văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp được nhiều nhà lãnh đạo chú trọng.

Chia nhỏ để dễ quản lý: Nhóm nhỏ thì sự tương tác, chia sẻ và học hỏi sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Từ đó, chính những nhóm nhỏ sẽ làm nên thành công cho những nhóm lớn.

Đo lường kết quả đạt được: Qua mỗi một việc, mỗi quy trình, nhà lãnh đạo cần thực hiện đo lường kết quả đạt được. Từ đó, nhận ra rằng nhân viên của mình đang thiếu sót ở đâu để có phương pháp bổ sung kịp thời.

Có chế độ khen thưởng: Đây là một phần việc rất quan trọng để thúc đẩy văn hóa phát triển nhân lực trong doanh nghiệp. Việc này cần được thực hiện xứng đáng để các nhân viên còn lại lấy đó làm động lực phát triển.