Bạn Có Biết Những Tiêu Chí Để Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên?

Đối với những nhà lãnh đạo non trẻ, họ thường không biết đánh giá năng lực nhân viên dựa trên những tiêu chí nào. Nếu bạn cũng đang loay hoay trong vấn đề này, cùng TOPCEO tìm hiểu bài viết sau.

 

Đánh giá năng lực nhân viên là quá trình đánh giá và định lượng khả năng, kỹ năng, kiến thức và hiệu suất làm việc của một nhân viên trong một công ty hoặc tổ chức. Đánh giá năng lực nhân viên thường được thực hiện để đảm bảo rằng nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc, phát triển tiềm năng cá nhân và đóng góp tích cực vào mục tiêu chung của tổ chức.

Quá trình đánh giá năng lực nhân viên thường được thực hiện định kỳ, ví dụ như hàng năm hoặc theo chu kỳ quy định, để cung cấp thông tin quan trọng cho quyết định tăng lương, thăng tiến, đào tạo và phát triển nhân viên. Ngoài ra, đánh giá năng lực cũng có thể được sử dụng để xác định những vị trí quan trọng trong công ty và nhân sự cần được thăng chức hoặc đào tạo thêm để đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức.

Tại sao phải đánh giá năng lực của nhân viên?

Bạn Có Biết Những Tiêu Chí Để Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên?
Đánh giá năng lực nhân viên

Trước khi tìm hiểu về những tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên, nhà quản lý cần hiểu rõ tại sao mình lại phải thực hiện điều này. Thực tế, có rất nhiều lý do bắt buộc nhà quản lý phải thực hiện việc đánh giá năng lực đối với từng nhân viên của mình. Cụ thể như sau:

  • Xác định hiệu suất làm việc: Đánh giá năng lực giúp xác định mức độ thành công và hiệu suất làm việc của từng nhân viên trong tổ chức. Điều này giúp định rõ những nhân viên xuất sắc, những vị trí cần được cải thiện và đưa ra biện pháp phát triển phù hợp.

  • Quyết định tăng lương và thăng tiến: Kết quả đánh giá năng lực có thể được sử dụng để đưa ra quyết định về tăng lương, thăng chức và các phúc lợi khác cho nhân viên. Những nhân viên có năng lực và hiệu suất tốt thường được đánh giá cao và được đề xuất cho những cơ hội phát triển và thăng tiến trong tổ chức.

  • Phát triển và đào tạo nhân viên: Đánh giá năng lực cung cấp thông tin quan trọng về điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên. Dựa trên đó, tổ chức có thể phát triển và triển khai các chương trình đào tạo, huấn luyện phù hợp để cung cấp cho nhân viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để nâng cao hiệu suất làm việc và phát triển bản thân.

  • Định hướng sự phát triển nghề nghiệp: Đánh giá năng lực giúp xác định tiềm năng và khả năng phát triển của nhân viên trong công việc hiện tại và tương lai. Từ đó, tổ chức có thể tạo ra kế hoạch phát triển nghề nghiệp dựa trên nhu cầu và khả năng của từng nhân viên, giúp họ tiến bộ và đạt được mục tiêu cá nhân và tổ chức.

  • Xây dựng công bằng và động lực: Đánh giá năng lực được thực hiện một cách công bằng và khách quan, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quyết định về thăng tiến, tăng lương và phát triển nghề nghiệp. Điều này góp phần tạo động lực cho nhân viên để nỗ lực và phát triển, đồng thời tạo ra môi trường làm việc công bằng và động lực trong tổ chức.

Tìm Hiểu Thêm:   Giải Quyết Bài Toán Quản Trị Nhân Sự Thông Qua Bốn Phép Tính

Đánh giá năng lực nhân viên là một công cụ quan trọng để quản lý nhân sự, đảm bảo hiệu suất làm việc cao, phát triển và thăng tiến nhân viên, cũng như xây dựng một môi trường làm việc công bằng và động lực.

Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên

Việc đánh giá năng lực của nhân viên vô cùng quan trọng, và để đánh giá một cách chính xác, công bằng không phải là điều dễ dàng. Bởi, việc đánh giá còn tùy thuộc và từng vị trí, tính chất công việc khác nhau. Do đó, khi đánh giá, nhà quản lý cần nắm một số tiêu chí nền tảng, giúp cho việc đánh giá được chính xác hơn sau đây:
 

Đánh giá theo mục tiêu

danh-gia-nang-luc-nhan-vien
Đánh giá theo mục tiêu

Trong quá trình làm việc, mỗi nhân viên sẽ được giao nhiệm vụ, KPI riêng và cùng hướng tới một mục đích chung là hoàn thành mục tiêu. Và nhà quản lý có thể vận dụng khả năng hoàn thành mục tiêu của nhân viên như một tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực.

Và trong quy trình đánh giá năng lực nhân viên dựa theo mục tiêu thì sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ như sau:

Đánh giá theo mục tiêu phát triển: Đối với hình thức đánh giá này thì nhà quản lý sẽ dựa trên hệ thống KPI để nắm bắt được mục tiêu phát triển của từng nhân viên. Qua đó, nhà quản lý sẽ biết được nhân viên của mình có những nguyện vọng gì, có thực sự muốn gắn bó với công việc hay không. Từ đó, nhà quản lý sẽ biết cách đề ra các chiến lược phát triển năng lực cho nhân viên một cách cụ thể.

Tìm Hiểu Thêm:   Học Hỏi Từ Linkedin: Cách Tối Ưu Hóa Quy Trình Tuyển Dụng

Đánh giá theo mục tiêu hành chính: Hình thức đánh giá này sẽ dựa trên mức độ hoàn thành công việc của nhân viên, xuất sắc, khá, trung bình hay yếu kém. Đây cũng chính là cơ sở để đưa ra những đề xuất về tăng lương hoặc xử phạt và sa thải.

Đánh giá theo mục tiêu hoàn thành công việc: Dựa trên tiêu chí hoàn thành công theo tuần, quý, tháng, năm mà nhà quản lý cũng có thể đánh giá được năng lực của nhân viên một cách chính xác. Và để có thể thực hiện được điều này thì nhà quản lý cần yêu cầu nhân viên của mình nộp báo cáo về công việc theo tuần, tháng và tổng kết năm. Dựa trên những báo cáo này, nhà quản lý sẽ biết được nhân viên của mình có đang làm tốt công việc hay không.

Trong quá trình đánh giá năng lực nhân viên, để đạt được kết quả chính xác và minh bạch nhất thì nhà quản lý có thể kết hợp cả 3 hình thức đánh giá trên. Việc bỏ sót hoặc đánh giá một cách qua loa sẽ khiến tính chính xác về năng lực của nhân viên không được đảm bảo.
 

Đánh giá theo hình thức

danh-gia-nang-luc-nhan-vien
Đánh giá theo hình thức

Bên cạnh tiêu chí đánh giá theo mục tiêu thì nhà quản lý cũng cần nắm vững tiêu chí đánh giá theo hình thức. Đây được xem là cách đánh giá mang tính toàn diện và chính xác. Cụ thể, đối với tiêu chí đánh giá này thì sẽ có 3 hình thức mà nhà quản lý cần áp dụng như sau:

Tìm Hiểu Thêm:   5 Phương Pháp Tối Ưu Truyền Thông Nội Bộ Cho Nhà Quản Lý Mới

Đánh giá nhân viên theo toàn diện: Trong cách đánh giá này, nhà quản lý sẽ nhận định về nhân viên của mình thông qua những nhận xét khách quan của đồng nghiệp, khách hàng về nhân viên đó. Từ đó, tổng hợp và đưa ra đánh giá mang tính toàn diện nhất. Đây còn được xem là cách đánh giá mang tính tổng hợp và có hiệu quả cao, đồng thời giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về nhân viên của mình.

Đánh giá nhân viên theo ngang cấp: Đánh giá năng lực nhân viên theo cách này thường được áp dụng cho những nhân viên cùng cấp bậc với nhau. Và thay vì nhà quản lý đánh giá thì các nhân viên sẽ tự đánh giá lẫn nhau. Xét theo năng lực, chuyên môn và kỹ năng mà mỗi nhân viên sẽ có cách đánh giá riêng về đồng nghiệp của mình. Trong hình thức đánh giá này, sự khách quan luôn được đề cao hơn cả.

Đánh giá nhân viên từ cấp bậc cao đến cấp bậc thấp: Đây là hình thức mà các nhà quản lý sẽ trực tiếp đánh giá nhân viên của mình. Dựa trên kết quả của bảng đáng giá, nhà quản lý sẽ có những kế hoạch phát triển nhân viên theo từng phòng ban cụ thể.

Tóm lại, việc đánh giá năng lực nhân viên có mang lại hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào cách nắm vững và thực hiện các tiêu chí nêu trên.