1. Đối mặt với bất ổn kinh tế
Trong kỳ nghỉ lễ năm 2023, Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (National Retail Federation) dự báo tăng trưởng doanh số bán hàng sẽ dao động từ 3% đến 4%, đạt mức từ 957,3 tỷ USD đến 966,6 tỷ USD. Mặc dù đây là một dự báo tích cực, nhưng nó vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 5,4% của năm 2022.
Sự không ổn định trong kinh tế và tăng giá đã tạo áp lực lớn cho các chuyên gia tiếp thị. Bà Alicia Tillman, Giám đốc Tiếp thị của Delta Air Lines, chia sẻ quan ngại của mình: “Nhiều lo lắng vẫn xoay quanh tình hình kinh tế: liệu chúng ta có thể thoát khỏi suy thoái hay không, đặc biệt khi lãi suất vẫn duy trì ở mức cao không bình thường? Điều này có thể tác động đến mức tiêu thụ của chúng ta.”
2. Đón đầu sự trỗi dậy của A.I
Với sự phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (A.I) đã chiếm lĩnh bức tranh tiếp thị toàn cầu trong năm trước. Theo báo cáo về xu hướng tiếp thị 2024 của Kantar, 67% nhà tiếp thị cho biết họ cảm thấy hứng thú với khả năng của Generative A.I.
Tại Hội nghị Thạc sĩ Tiếp thị hàng năm của Hiệp hội các nhà quảng cáo quốc gia, diễn ra vào tháng 10/2023, các Giám đốc Tiếp thị đã nhận ra sức mạnh của A.I như một công cụ nổi bật trên thị trường. Mặc dù mang lại nhiều ưu điểm, nhưng CMO đang đối mặt với thách thức làm thế nào để tích hợp công nghệ này vào chiến lược kinh doanh một cách có hệ thống, đặc biệt là khi vẫn tồn tại nhiều rủi ro về an toàn thương hiệu liên quan đến A.I.
3. Tránh việc CEO và CMO mất kết nối với nhau
Theo Lisa Mann, Giám đốc Điều hành và Giám đốc Tiếp thị của Raines International, CEO và CMO thường không đồng nhất với nhau về các chỉ số hiệu suất (KPI). Các CEO thường tập trung vào doanh số, trong khi các nhà tiếp thị lại chú trọng đến các yếu tố khác như mức độ nhận thức thương hiệu, số lần hiển thị, tỷ lệ nhấp chuột, và quá trình cân nhắc mua hàng.
Trong buổi phát biểu tại Hội nghị Kinh doanh Thương hiệu của AdAge vào tháng 11/2023, Lisa Mann chia sẻ: “Tôi luôn khuyến khích các Giám đốc Tiếp thị hòa mình với ngôn ngữ kinh doanh của CEO hơn.” Để thực hiện điều này, các chuyên gia tiếp thị cần “nâng cao kiến thức về tài chính” và học cách phân tích dòng tiền trong tương lai để có thể phối hợp hiệu quả với CEO trong việc đưa doanh nghiệp phát triển.
4. Cân bằng giữa làm việc tại nhà và tại văn phòng
Sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh chế độ làm việc truyền thống 5 ngày/tuần tại văn phòng, chuyển sang mô hình làm việc Hybrid (kết hợp giữa làm việc trực tiếp tại văn phòng và làm việc từ xa). Thay đổi này mang lại sự linh hoạt và tự chủ cho người lao động, tạo điều kiện để họ có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Dữ liệu từ LinkedIn về thị trường việc làm đã chứng minh sự giảm số lượng công việc làm từ xa, trong khi công việc kết hợp hybrid, tức là kết hợp giữa làm việc tại nhà và tại văn phòng, đã tăng lên. Điều này thể hiện một xu hướng cho thấy các nhà tuyển dụng đang nỗ lực thích ứng để đáp ứng nhu cầu của người lao động.
Kristen D’Arcy, Giám đốc Tiếp thị của thương hiệu True Religion, chia sẻ quan điểm: “Chúng tôi đang hướng đến việc tạo ra một văn hoá phù hợp với nhóm làm việc của chúng tôi, đồng thời tôn trọng nhu cầu của đội ngũ về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.”
5. Quản lý nhân sự
Trong bối cảnh hạn chế chi tiêu hiện nay, nhiều thương hiệu đã quyết định chuyển đổi sang việc sử dụng đội ngũ tiếp thị nội bộ thay vì hợp đồng với các đơn vị quảng cáo bên ngoài. Một ví dụ điển hình là tập đoàn sản xuất cà phê và đồ uống Keurig Dr Pepper, nơi 60% hoạt động truyền thông hiện đang được thực hiện bởi đội ngũ nội bộ để tăng cường tốc độ và linh hoạt.
Tuy nhiên, trong khi các nhà tiếp thị đang tích cực mở rộng đội ngũ nội bộ của họ, họ cũng rất quan tâm đến quá trình tuyển dụng nhân sự mới. Kristen D’Arcy đã chia sẻ rằng một trong những vấn đề mà cô đang quan tâm trong năm 2024 là quá trình tuyển dụng nhân sự. Đúng việc tìm ra người phù hợp vào đúng thời điểm có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, bà D’Arcy cũng lưu ý rằng công ty cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về sự cân bằng giữa nhân viên mới và cũ để đảm bảo rằng mọi hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch.
6. Đề cao tính xác thực thương hiệu
Chứng kiến những thất bại từ Bud Light trong Tháng Tự hào và ảnh hưởng của cuộc xung đột Israel – Hamas, rõ ràng có thể nhận thấy rằng các thương hiệu đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc đáp ứng mong muốn của khách hàng.
Jeremy S. Thompson, Phó Chủ tịch cấp cao của Edelman Global Advisory, đã lưu ý rằng người tiêu dùng hiện nay thực sự mong đợi các thương hiệu phản ánh quan điểm mạnh mẽ về các vấn đề đang diễn ra: “Trong môi trường hiện nay, nơi mọi dòng tweet hay video TikTok đều có thể dễ dàng trở nên ‘viral’, một câu hỏi được đặt ra là liệu các thương hiệu có nên thảo luận về các vấn đề chính trị hay văn hoá không?”
Một khảo sát gần đây của Edelman chỉ ra rằng 56% người dùng mong đợi các thương hiệu thể hiện đúng hình ảnh của họ. Tuy nhiên, hầu hết các thương hiệu được khảo sát không thường xuyên “xem xét đến sự phân nhánh chính trị hoặc địa chính trị của môi trường toàn cầu trước khi đưa ra quyết định.” Do đó, họ thường phải đối mặt với nhiều hậu quả.