Ứng dụng DISC trong phân tích nguồn nhân lực qua ba bước đọc biểu đồ
- Nhóm D (Dominance): Thống trị
- Nhóm I (Influence): Ảnh hưởng
- Nhóm S (Steadiness): Kiên định
- Nhóm C (Compliance): Tuân thủ
- Chủ động >< Bị động
- Hướng về công việc >< Hướng về con người.
Từ đó, việc đọc biểu đồ DISC được quy trình hóa thành ba bước:
Bước 1: Xác định tiêu chí đầu tiên – Chủ động hay bị động
- Đội ngũ có thường xuyên chủ động đề xuất ý kiến, hay chỉ hoàn thành công việc theo chỉ đạo?
- Tốc độ nói chuyện, cách đi đứng nhanh hay chậm?
Bước 2: Xác định tiêu chí thứ hai – Hướng về công việc hay con người
Với nhóm hướng về con người, họ thường hòa nhã hơn. Tuy không giỏi trong việc phân tích số liệu, nhưng lại giỏi trong việc quan tâm đến người khác.
Bước 3: Tổng hợp kết quả của hai bước trên
- Nhóm D: Chủ động và hướng tới công việc
- Nhóm I: Chủ động và hướng tới con người
- Nhóm S: Bị động và hướng tới con người
- Nhóm C: Chủ động và hướng tới công việc
Ví dụ: Sau khi tiến hành bài test (đánh giá DISC) quốc tế, kết quả cho thấy tập thể A có tính cách nổi trội là I và S. Chúng ta có thể phán đoán:
- Tập thể này đang làm việc rất vui vẻ, môi trường làm việc thân thiện, hài hòa và có sự gắn kết giữa các thành viên.
- Sức mạnh của họ nằm ở sự sáng tạo và tuân thủ. Tuy nhiên, điểm yếu của họ là thiếu sự cẩn thận và quyết đoán khi lên kế hoạch và thực thi kế hoạch.
Sau khi đã xác định được điểm mạnh, điểm yếu, doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh để đội ngũ của mình tiếp tục phát huy thế mạnh đang có, đồng thời khắc phục điểm yếu để trở nên tốt hơn.
Với tập thể có tính cách nổi trội là I và S như trên, họ vẫn nên duy trì một trường làm việc hòa nhã và gắn kết mọi người với nhau. Song, người lãnh đạo cần dịch chuyển về phía D, tạo ra sức mạnh bằng việc quyết đoán hơn. Một số thành viên trong tập thể cần đi về hướng C để đảm đương trách nhiệm lên kế hoạch, triển khai kế hoạch và theo dõi tiến độ. Như vậy mới tạo ra sức mạnh cân bằng cho tập thể này. Đó chính là một trong những cách doanh nghiệp ứng dụng DISC trong phân tích & quản trị nguồn nhân lực.
“Ứng dụng DISC trong phân tích nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp nhận biết tính cách nổi trội của nhân sự, “thuộc tính” đang có của tập thể. Từ đó điều chỉnh, hướng tới sự phát triển cân bằng.”
Ứng dụng DISC trong công tác tuyển dụng
Ví dụ: Công ty A tiếp nhận một hồ sơ ứng viên ứng tuyển vào vị trí HR. Hồ sơ cho thấy ứng viên này có kiến thức về hành chính nhân sự. Nhưng qua phỏng vấn cho thấy ứng viên có cá tính hoạt bát, nhanh nhẹn, lợi khẩu, phù hợp với vị trí nhân viên Bán hàng đang còn thiếu. Vậy nên, phòng Nhân sự đã trao đổi với ứng viên. Cuối cùng, đưa ra quyết định tuyển dụng ứng viên này vào vị trí nhân viên Bán hàng thay vì về phòng Nhân sự.
Điều quan trọng trong tuyển dụng không chỉ nằm ở việc chọn được nhân tài cho doanh nghiệp, mà còn nằm ở chỗ linh hoạt phán đoán ứng viên phù hợp với vị trí nào. Việc này giúp doanh nghiệp không bỏ phí nhân tài, đồng thời cũng tạo điều kiện phát triển và “sinh lợi” cho cả ứng viên lẫn doanh nghiệp.
Để đưa ra phán đoán chính xác, ứng dụng DISC trong quản trị nguồn nhân lực sẽ giúp bạn đánh giá được ứng viên thuộc nhóm tính cách nào, phù hợp với vị trí công việc ra sao.
Có hai cách ứng dụng DISC trong tuyển dụng:
- Cách 1: Thông qua DISC, bạn định hình nhóm tính cách phù hợp với vị trí doanh nghiệp đang cần, cho ứng viên làm bài kiểm tra sau đó phỏng vấn trực tiếp để có quyết định cuối cùng.
- Cách 2: Cung cấp cho ứng viên bản mô tả công việc chi tiết, ước lượng số lượng ứng viên. Sau đó, tiến hành phân tích báo cáo về ứng viên bao gồm kiến thức chuyên môn, nhóm tính cách nổi trội. Mục đích là để xác định những vấn đề có thể phát sinh nếu họ tiếp nhận vị trí làm việc trong doanh nghiệp. Sau khi trao đổi lại với ứng viên, hai bên có thể hẹn một buổi phỏng vấn trực tiếp và đưa ra quyết định.
“Ứng dụng DISC trong tuyển dụng giúp doanh nghiệp đánh giá ứng viên thuộc nhóm tính cách nào, phù hợp với vị trí công việc ra sao, để đưa ra những quyết định tuyển dụng chính xác.”
Ứng dụng DISC trong phân công công việc
Việc ứng dụng DISC trong quản trị giúp doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp nhìn rõ tiềm năng của nhân sự thông qua biểu hiện tính cách, hành vi. Từ đó, lắp ghép những mảnh ghép nhân sự phù hợp với vị trí công việc tương ứng.
Mặc khác, ứng dụng DISC cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ điểm tạo động lực cho nhân sự, đâu là điểm khiến nhân sự mất động lực cố gắng. Đồng thời, sự hiểu biết về đặc trưng tính cách cũng cho biết hình mẫu lãnh đạo lý tưởng mà đội ngũ kỳ vọng.
Ví dụ: Nhân viên của bạn thuộc nhóm D:
- Nên: Trao cho họ quyền chủ động tự quyết trong phạm vi phù hợp và dành lời khen cho họ có thể sẽ giúp họ có thêm động lực để phấn đấu.
- Không nên: Quá chi ly hoặc khắt khe.
- Nên: Nên phân công cho họ những công việc thiên về số liệu, kỹ thuật. Có quy trình và yêu cầu rõ ràng, cụ thể khi giao việc. Dành thời gian cho họ suy nghĩ, tập trung
- Không nên: Phản ứng quá gay gắt
“DISC cho bạn biết tính cách nhân sự phù hợp với tính chất công việc ra sao. Đồng thời, cần có lối ứng xử, phong cách làm việc như thế nào để nhân sự thể hiện bản thân, đóng góp hết mình cho doanh nghiệp.”
Ứng dụng DISC trong đào tạo và phát triển nhân lực
Vai trò của DISC là giúp doanh nghiệp nhận ra được ưu điểm và nhược điểm trong tính cách của các thành viên. Kết hợp với kiến thức chuyên môn và vị trí công việc hiện tại để vẽ ra lộ trình thăng tiến cho nhân sự. Lộ trình ấy cho hiển thị rõ nhân sự cần học thêm kiến thức, kỹ năng nào, cần phát huy điểm mạnh và cải thiện điểm yếu nào.
Đồng thời, DISC cũng giúp doanh nghiệp nhận biết lợi thế và hạn chế của đội ngũ, để đưa ra các chính sách phục vụ cho việc đào tạo nội bộ. Giúp củng cố và phát huy sức mạnh nội tại của doanh nghiệp.
“Ứng DISC giúp doanh nghiệp đánh giá, chọn lọc đội ngũ kế thừa; xây dựng lộ trình và chính sách phát triển nguồn nhân lực nội bộ”
Bên cạnh đó, DISC hỗ trợ đắc lực cho bộ phận Nhân sự trong công tác tuyển dụng cũng như phân công công việc, đồng thời góp phần định hướng lộ trình thăng tiến cho các thành viên. Chính nhờ việc có thể hỗ trợ đa năng trong các nhánh khác nhau của quản trị nguồn nhân lực mà DISC luôn được các doanh nghiệp “ưu ái” lựa chọn.