Những nguyên tắc thành công trong kinh doanh

Trên con đường kinh doanh thành công không phải ai cũng gặp may mắn và thành công ngay từ lần đầu khởi nghiệp. Vậy có bí quyết kinh doanh thành công không? Làm thế nào để việc kinh doanh thuận lợi hơn? Con đường dẫn đến thành công trong kinh doanh là gì? Tham khảo ngay bài viết để biết những nguyên tắc thành công trong kinh doanh.

 

1. Xác định mục tiêu rõ ràng

Theo một cuộc nghiên cứu, chỉ có khoảng 3% người trưởng thành từng viết ra mục tiêu của đời mình. Họ đều là người kinh doanh thành công và hưởng lương cao nhất trong lĩnh vực của mình. Họ là những người đề xuất ý kiến, sáng tạo, cải tiến và là những doanh nhân doanh nhân hàng đầu.

Muốn kinh doanh thành công, việc đầu tiên là phải tự xác định được một mục tiêu tuân theo nguyên tắc SMART: cụ thể (Specifically), có thể đo lường được (Measurable), có thể đạt được (Achievable), thực tế (Realistic), có kỳ hạn (Time Bound). Điều này giúp bạn luôn vượt qua khó khăn và hiểu được mục tiêu, đích đến của chính mình.
 

Có thể bạn quan tâm:  Mục tiêu SMART là gì? Cách xác định mục tiêu theo phương pháp SMART

Mọi ý tưởng,kế hoạch sau đó đều dựa trên cơ sở của mục tiêu bạn đã xác định cho doanh nghiệp của mình. Hãy nhớ mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thì khả năng thành công của doanh nghiệp bạn càng cao.

2. Không ngừng học hỏi – con đường dẫn đến thành công trong kinh doanh

Học hỏi cách kinh doanh thành công từ những người đi trước là một trong những bí quyết kinh doanh thành công. Những người đi trước sẽ chỉ cho bạn thấy điều gì bất ổn ở những việc bạn làm. Lời khuyên của họ sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm cơ bản và không phải bỏ ra những đồng tiền “oan”.

Tìm Hiểu Thêm:   Nguyên Tắc Quản Trị Doanh Nghiệp Cơ Bản Của Henry Fayol

Bên cạnh đó, đầu tư kiến thức kinh doanh cho bản thân là một phần không thể thiếu để xây dựng nền tảng cho doanh nghiệp. Đặc biệt là kiến thức về tài chính, quản lý, điều hành của chủ doanh nghiệp. “Đừng bao giờ ngừng học hỏi và hãy tiến xa hơn” – đó là lời khuyên chân thành của bạn.
 

Những nguyên tắc thành công trong kinh doanh

Hãy đầu tư vào việc học kinh doanh trước khi bắt đầu khởi nghiệp và trau dồi kiến thức trong quá trình kinh doanh.

3. Lập kế hoạch kinh doanh thành công – Công thức kinh doanh thành công

Nguyên tắc kinh doanh thành công chính là một bản kế hoạch chi tiết và hoàn hảo để thực hiện hóa mục tiêu, mục đích kinh doanh của mình.

Kế hoạch kinh doanh giống như bản hướng dẫn chi tiết, giúp bạn biết phải làm gì và làm như thế nào khi bắt tay vào thực hiện một ý tưởng bất lỳ. Bạn có thể thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo
  • Bước 2: Xây dựng mục tiêu
  • Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường
  • Bước 4: Lập biểu đồ SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
  • Bước 5: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh
  • Bước 6: Lập ké hoạch Marketing
  • Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự
  • Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính
  • Bước 9: Thực hiện kế hoạch
Nếu bạn có ý bắt đầu kinh doanh thì hãy lường trước tất cả những gì mà doanh nghiệp mình cần có. Số vốn bạn cần để bắt đầu là bao nhiêu? Bạn có thể tìm kiếm nhà đầu tư từ những nguồn nào? Bạn nên chọn địa điểm công ty ở đâu thì hợp lý với số vốn mình có? Nhân lực bạn cần để phục vụ công việc kinh doanh cần bao nhiêu người… Còn vô vàn yếu tố bạn cần rõ ràng và cụ thể trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.
 

Có thể bạn quan tâm:  9 bước lập bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả

 

Tìm Hiểu Thêm:   Ứng Dụng Mô Hình 5M Trong Quản Lý Nguồn Lực Doanh Nghiệp

4. Làm việc thông minh hơn làm việc chăm chỉ

Mỗi ngày có 24h để làm việc, vui chơi và nghỉ ngơi. Bạn hãy làm việc thông minh thay vì làm việc chăm chỉ để có được hiệu quả cao trong công việc. Bạn không nhất thiết phải làm việc từ A đến Z nhưng vẫn có thể nắm rõ mọi việc trong tầm tay. Hãy sử dụng các công cụ hiện đại để tối ưu năng suất làm việc, tiết kiệm thời gian hơn cho bản thân.

Tạo ra danh sách những việc không làm song song với danh sách những việc cần làm hoặc triển khai công việc theo một trong hai danh sách trên sẽ cho bạn tiết kiệm thời gian và làm việc hiệu quả hơn. Bằng cách này bạn có thể phân loại được đâu là việc quan trọng mình cần triển khai ngay lập tức và đâu là việc bạn có thể loại bỏ hoặc hoãn lại để giải quyết sau.

Thay đổi cách triển khai vấn đề sao cho súc tích, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả là bí quyết quan trọng thể hiện bạn đang có cách làm việc thông minh hay không. Giải pháp để bạn cải thiện được các vấn đề này đó là thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp, thuyết phục người khác, đánh đúng trọng tâm cuộc nói chuyện trong các trường hợp như giới thiệu bản thân, gặp gỡ đối tác, khách hàng,…
 

performance 1521703217

5. Chấp nhận thất bại để thành công

Hầu hết các chủ doanh nghiệp không thành công với lần khởi nghiệp đầu tiên của họ, rất nhiều người thất bại trước khi thành công. Họ có thể mất 5 năm, 10 năm thậm chí là 20 năm để đạt đến thành công như hiện tại.

Tìm Hiểu Thêm:   Tuyệt Chiêu Quản Lý Nhân Viên Các Nhà Lãnh Đạo Nên Biết

Trong nhiều trường hợp có những thứ không xảy ra theo ý bạn muốn như việc mất dự báo doanh thu, tung ra sản phẩm không đúng thời điểm hay thậm chí bị kiện vì những điều nhỏ nhặt, ngớ ngẩn.

Thất bại là bàn đạp để bạn thành công. Mỗi thất bại bạn gặp phải sẽ đưa bạn đến gần hơn với thành công một bước và cuối cùng chỉ cho bạn con đường thành công đúng đắn. Điều quan trọng là học hỏi từ những sai lầm bạn đã mắc phải và không bao giờ lặp lại chúng.

6. Phải thật chăm chỉ

Đây là một trong những bí quyết để thành công. Tiến sĩ Stanley và Danko đã phỏng vấn hàng nghìn triệu phú về điều làm nên thành công của họ. 85% triệu phú Mỹ thừa nhận họ không thông minh hay tài năng hơn những người khác, nhưng họ “làm việc chăm chỉ hơn” bất cứ ai, trong thời gian lâu hơn.

Nguyên tắc thành công trong kinh doanh dành cho bạn là hãy bắt đầu sớm hơn một chút, Làm việc chăm chỉ hơn một chút và ở lại lâu hơn một chút. Hãy làm những việc vặt mà người thường tránh không làm. Khi bạn bắt đầu một ngày làm việc, hãy quyết tâm “làm việc trong tất cả thời gian làm việc”. Đừng lãng phí thời gian. Hãy đi thật nhanh, hãy tạo dựng một phong cách khẩn trương và thiên về hành động.

 

Có thể bạn quan tâm: Tại sao các CEO cần đầu tư học tập?