Ứng Dụng CRM Trong Tự Động Hóa Bán Hàng Và Marketing

Tự động hóa bán hàng đang trở thành xu hướng nổi trội trong kinh doanh online nhờ vào sự tiện dụng, nhanh chóng và hiệu suất bán hàng. Dẫn tới nhu cầu sử dụng CRM của các doanh nghiệp ngày càng phổ biến. Trong bài viết này, TOPCEO sẽ tư vấn cho bạn một vài vấn đề liên quan đến tự động hóa bán hàng và những lợi ích cũng như ứng dụng của nó trong kinh doanh.

 

Tự động hóa bán hàng và Marketing đem lại lợi ích gì?

Tự động hóa bán hàng đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Dưới đây là 4 lợi ích mà bạn dễ dàng nhận thấy.

Gia tăng chuyển đổi khách hàng

Lợi ích đầu tiên mà tự động hóa bán hàng mang lại cho doanh nghiệp là khả năng tăng chuyển đổi. Với sự hỗ trợ của phần mềm CRM, các thông tin, dữ liệu về khách hàng cũng như hành vi tiêu dùng của họ được phân tích kỹ càng.

Kết quả phân tích được dùng trong các chiến dịch marketing tiếp theo, giúp tăng khả năng chuyển đổi.

Ứng Dụng CRM Trong Tự Động Hóa Bán Hàng Và Marketing

Quản lý hiệu quả

Tự động hóa bán hàng mang đến hiệu suất quản lý tuyệt vời. CRM với khả năng lưu trữ, phân loại thông tin, dữ liệu một cách chính xác, chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp phân loại khách hàng chính xác.

Không dừng lại ở đó, CRM với tính năng phần quyền rõ ràng còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý dự án, phân chia công việc, kiểm tra đơn hàng, giám sát tiến độ… Có thể nói, nó là một công cụ hỗ trợ quản lý tuyệt vời.

Tiết kiệm chi phí, thời gian

Phần mềm tự động hóa bán hàng sở hữu rất nhiều tính năng, từ thu thập thông tin khách hàng, phân tích cho đến báo cáo,… Tất cả thông tin khách hàng cũng như số liệu phân tích, nghiên cứu này sẽ được tự động cập nhật, quản lý tại một hệ thống.
Chỉ với một công cụ (CRM), doanh nghiệp có thể giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí nhân công.

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Thông qua những thông tin về khách hàng mà hệ thống tự động hóa bán hàng và lưu trữ, doanh nghiệp tiến hành chỉnh sửa lại kịch bản bán hàng cho phù hợp với từng đối tượng. Hành động này được gọi là cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.

Tìm Hiểu Thêm:   Chinh Phục Thành Công: Sự Nghiệp Và Bí Quyết Của CEO Thành Công

Các tin nhắn, email quảng cáo, tiếp thị được gửi đi sau khi đã qua chỉnh sửa sẽ bám sát nhu cầu, sở thích, giới tính,… của khách hàng, giúp tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp, thân thiện.

Ứng dụng CRM vào tự động hóa bán hàng và Marketing

Nhờ những lợi ích, tính năng độc đáo của mình mà CRM được sử dụng rất rộng rãi trong tự động hóa bán hàng và marketing. Dưới đây là một vài ứng dụng cụ thể của công nghệ này.

Ứng dụng CRM vào tự động hóa bán hàng

moi quan he giua crm va marketing 1

 

Trong tự động hóa bán hàng, CRM được sử dụng để quản lý mọi đối tượng khách hàng (tiềm năng và hiện có) và quy trình bán hàng.

 

  • Quản lý khách hàng dạng tiềm năng: CRM cung cấp giải pháp tìm kiếm, quản lý thông tin của khách hàng nhằm mục đích tạo ra danh mục sản phẩm, biểu mẫu, kịch bản tương ứng cho từng đối tượng.
  • Quản lý khách hàng hiện tại: CRM hỗ trợ báo giá, gửi thông tin đơn hàng, theo dõi lịch sử mua bán, data khách hàng,… để xây dựng kịch bản CSKH, tri ân, duy trì các trải nghiệm mua sắm, phân tích cơ hội bán hàng, bán chéo… phù hợp với từng phân khúc khách hàng.
  • Quản lý quy trình bán hàng: CRM giúp tự động hóa bán hàng và quản lý quy trình bán hàng nhờ các tính năng lưu trữ thông tin về quá trình tương tác của khách, sắp xếp kế hoạch, phân chia công việc cho nhân sự các bộ phận, cập nhật tin tức mới để điều chỉnh, tạo biểu đồ về tình hình kinh doanh,…
 

Ứng dụng CRM vào tự động hóa Marketing

Bên cạnh ứng dụng của CRM trong tự động hóa bán hàng thì phần mềm này cũng được ứng dụng nhiều trong tự động hóa marketing để chăm sóc khách hàng, quản lý mối quan hệ khách hàng và giữ chân họ. Cụ thể:

 

  • Chăm sóc khách hàng: CRM cho phép xây dựng các kịch bản trả lời tin nhắn, comment và chăm sóc khách hàng cho từng trường hợp. Kịch bản hỗ trợ CSKH 24/24 bởi sự hoạt động của các con bot hoặc công nghệ tự động.
  • Quản lý mối quan hệ khách hàng: CRM tự động tìm kiếm, thu thập thông tin về khách hàng và tiến hành phân loại thành các nhóm. Doanh nghiệp dựa vào kết quả phân loại để đưa ra các tin nhắn, quảng cáo về sản phẩm mới phù hợp với từng đối tượng
  • Giúp giữ chân khách hàng: CRM mang đến khả năng giữ chân khách hàng nhờ vào việc tương tác thường xuyên, nội dung tương tác phù hợp, hữu ích với từng đối tượng.
moi quan he giua crm va marketing

 

Tìm Hiểu Thêm:   6 tiêu chí đánh giá nhân viên và điều kiện nâng bậc lương trong doanh nghiệp

Những sai lầm khi ứng dụng CRM vào tự động hóa bán hàng

Rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng CRM trong tự động hóa bán hàng, song không phải lúc nào cũng thu được kết quả khả quan. Nguyên nhân của việc này là do ứng dụng CRM không đúng cách. Tham khảo một vài sai lầm thường gặp để tránh.

Không xây dựng quy trình chuẩn

Dù có sự hỗ trợ của CRM thì doanh nghiệp vẫn cần cơ quy trình chuẩn nhất quán, riêng biệt. Mỗi phòng ban, bộ phận đều phải nắm được những quy  trình quan trọng trong tự động hóa bán hàng để tránh tình trạng gián đoạn ở cả khâu triển khai lẫn quản lý trong quá trình triển khai chiến dịch.

Phụ thuộc vào công nghệ

Sử dụng CRM trong tự động hóa bán hàng mang lại rất nhiều tiện ích, giúp tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí nhân công, vì vậy rất nhiều doanh nghiệp đã ‘phó mặc’ mảng CSKH cho công cụ này. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng công nghệ hiện tại chưa thể thay thế con người, ỷ lại quá mức vào công nghệ là một sai lầm.

Để có được đánh giá tốt từ phía khách hàng, doanh nghiệp cần có chiến lược chăm sóc khách hàng tốt, sẵn sàng giải đáp cho khách hàng. Đặc biệt là trong các vấn đề hiếm gặp, chưa được cài đặt trong kịch bản.

Không có thước đo

Không có thước đo, mục tiêu rõ ràng (KPI) là sai lầm thứ hai khi ứng dụng CRM trong tự động hóa bán hàng. Trước khi bắt đầu bất cứ chiến dịch marketing nào, doanh nghiệp cần đặt ra KPI cố định để phân chia công việc, thiết lập cơ chế, tiến hành đo lường thường xuyên và đưa ra các chỉ thị, điều chỉnh kịp thời.

 

Tìm Hiểu Thêm:   Quản trị tài chính và 5 nguyên tắc “vàng” cho các nhà quản lý