Đối tác kinh doanh là gì?
Trong điều kiện kinh doanh phát triển, các mối quan hệ đối tác kinh doanh giúp các tổ chức cùng gặt hái được nhiều thành quả. Ngoài ra hai bên hợp tác còn có thể học hỏi, phát triển kiến thức, kỹ năng của nhau để cùng đạt được mục đích.
Các đối tác kinh doanh có thể là :
- Khách hàng.
- Nhà cung cấp chính thức.
- Các kênh trung gian như đại lý hay cửa hàng được chuyển nhượng
- Một nhà cung cấp về dịch vụ bổ sung
Cách xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả
Bước 1: Xác định cụ thể mục đích hợp tác
Trước khi hợp tác kinh doanh thì doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, kế hoạch, điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp mình là gì, kết quả thu được là gì khi hợp tác với đơn vị khác. Bởi vì bất cứ một mối quan hệ hợp tác nào cũng cần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Người quản lý cần phải xác định rõ mục đích hợp tác của doanh nghiệp mình ngay từ đầu để có thể tìm kiếm các doanh nghiệp có cùng chí hướng, có thể bù đắp cho nhau những điểm yếu và cùng phát triển hướng tới mục tiêu chung tránh xung đột lợi ích từ các bên.
Bước 2: Đặt ra tiêu chí đánh giá và lựa chọn đối tác
Căn cứ vào mục tiêu hợp tác, nhà quản lý đưa ra các tiêu chí đánh giá và lựa chọn đối tác phù hợp đảm bảo hai bên cùng có lợi.
Các tiêu chí đánh giá đối tác có thể là:
- Tầm nhìn và chiến lược của đối tác: có phù hợp với mục tiêu và phương hướng mà doanh nghiệp mong muốn hợp tác hay không.
- Tổ chức và văn hóa của đối tác: Tìm hiểu xem đối tác có danh tiếng tốt trong ngành hay không, có bị một bên khách hàng hay nhà cung cấp khác có hành động pháp lý chống lại đối tác hay không. Nếu đối tác có danh tiếng không tốt thì khả năng sẽ xảy ra rủi ro trong quá trình hợp tác.
- Hoạt động của đối tác: Kinh nghiệm và thành tích của đối tác trong ngành, trình độ người lãnh đạo, cách vận hành làm việc của đối tác, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp bạn khi hợp tác.
- Tình hình tài chính, nhân sự của doanh nghiệp đối tác: Doanh nghiệp hợp tác cần có tài chính ổn định để tránh rủi ro khi hợp tác ngoài ra cần phải có đội ngũ nhân sự phù hợp với hoạt động hợp tác.
- Khả năng đàm phán và thỏa thuận: Sơ lược các con số mong muốn trong kinh doanh hợp tác và đánh giá khả năng đáp ứng của đối tác cũng như khả năng đàm phán để có được thỏa thuận tốt hơn.
Lựa chọn đối tác:
- Nên lựa chọn các đối tác có cùng định hướng, tương đồng về giá trị hướng đến, có thể bù đắp các thiếu hụt về tiềm năng cũng như chuyên môn của nhau.
- Nên lựa chọn các đối tác giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh và sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Khi ký kết hợp tác và làm rõ hơn các điều khoản về vai trò, giới hạn, bồi thường, cũng như chiến lược hoàn vốn của các bên bằng văn bản.
Lựa chọn đối tác phù hợp sẽ là tiền đề để tạo được một mối quan hệ hợp tác lâu dài. Việc xây dựng nên mối liên kết đối tác kinh doanh đó không phải chỉ xuất phát từ một phía hay một nhà lãnh đạo mà còn cần thỏa mãn lợi ích của tất cả mọi người. Việc thỏa mãn lợi ích chính là yếu tố quan trọng nhất cho quy trình hợp tác.
Bước 3:Tập trung phát triển và duy trì mối quan hệ hợp tác
Kết hợp với đối tác để xây dựng kế hoạch hợp tác, phát triển, làm việc giữa đôi bên một cách thuận lợi nhất. Để có thể thúc đẩy quá trình này diễn ra suôn sẻ, các bên cần chia sẻ thẳng thắn mục tiêu, kỳ vọng và kế hoạch hành động để hai bên có thể thỏa thuận và đưa ra những chiến lược đem lại lợi ích lâu dài. Chia sẻ những khó khăn, lo ngại để có thể cùng nhau giải quyết ngay trong giai đoạn lập kế hoạch hợp tác, chứ không phải khi bắt đầu xảy ra xung đột.
Từ đó mà các quan hệ đối tác sẽ cần tự thiết lập về một điều khoản, điều lệ chung hay như cam kết thông qua hợp đồng, văn bản xác thực để minh chứng. Đơn giản hơn thì văn bản đó còn là điều luật để tham chiếu cho hai bên về các thủ tục, kết quả, thành quả nhận được. Số liệu cung cấp đó cũng cần phải chính xác theo như chiến lược hướng tới, hỗ trợ tạo nên một nền móng cho các hoạt động được vững chắc.
Tất cả những điều trên sẽ tạo nên các mối quan hệ hợp tác sinh lợi và lành mạnh, giúp doanh nghiệp của bạn vượt qua những áp lực trên thương trường.
Bước 4: Nhận định và xem xét về hiệu quả hợp tác
Dựa vào các báo cáo định kỳ và số liệu cụ thể về tình hình hợp tác giữa hai bên, nhà quản lý sẽ đánh giá được hiệu quả hợp tác. Doanh nghiệp có thể bàn bạc xem có cần điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch không, thống nhất đưa ra các phương pháp thay đổi sao cho hợp lý nhất để cùng nhau phát triển.
Trong mối quan hệ hợp tác không nên sợ sự đối đầu, bởi vì để hướng tới mục tiêu chung thì cần phải có sự tranh luận, thảo luận và thống nhất. Nếu như mối quan hệ hợp tác không mang lại hiệu quả tốt, không hướng tới mục tiêu chung và không phù hợp với lợi ích hai bên thì có thể kết thúc để tránh lãng phí năng lượng và thời gian cho cả hai bên.
Ngược lại, nếu kết hợp hiệu quả trên phương diện nào đó về tài năng, chuyên môn, công nghệ hay mục đích, đối tác kinh doanh sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng quy mô công. Trong nhiều trường hợp, những thách thức phức tạp cũng sẽ được đơn giản hóa nhờ kết hợp giải quyết cùng đối tác kinh doanh.
Bởi vậy, những mối quan hệ hợp tác thành công và lâu bền chính là nền tảng quan trọng để mỗi doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh.