Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là quá trình quản lý các hoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng. SCM bao gồm các hoạt động như mua hàng, quản lý kho, sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và quản lý thông tin.
Mục đích chính của SCM là tối đa hóa giá trị cho khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận cho tổ chức. Để đạt được mục tiêu này, các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng phải được thiết kế và triển khai một cách hợp lý và hiệu quả. Các yếu tố quan trọng trong SCM bao gồm việc cải thiện hiệu suất, tối đa hóa tồn kho, tối ưu hóa chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Các ứng dụng của SCM bao gồm việc tăng cường sự linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu của khách hàng, cải thiện hiệu quả vận hành và tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối. SCM cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro và đảm bảo tuân thủ quy định và chuẩn mực liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng.
Tầm quan trọng của việc quản lý chuỗi cung ứng
Hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc sâu sắc vào cách quản trị chuỗi cung ứng nhất là trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Thực hiện quản trị chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp nhận được những lợi ích cụ thể như:
- Tiết kiệm chi phí: Khi doanh nghiệp quản trị và dự đoán trước được một cách chính xác những rủi ro có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng, các chi phí lưu kho và lượng hàng tồn kho sẽ được cắt giảm tối ưu các chi phí cho doanh nghiệp.
- Tạo lợi thế cạnh tranh: Chuỗi cung ứng vừa là hoạt động mang đến trải nghiệm cho khách hàng vừa chiếm tỷ trọng chi phí lớn trong quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, khi thực hiện quản trị tốt, giá thành sản phẩm giảm và chất lượng sản phẩm tăng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Tác động đến sự phát triển: Chuỗi cung ứng có tác động mạnh mẽ đến khả năng chiếm lĩnh thị trường, sự phát triển của doanh nghiệp và các hoạt động mang lại sự trải nghiệm cho khách hàng. Thực hiện tốt việc quản trị, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời gia tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác cùng ngành với doanh nghiệp.
Các mô hình quản lý chuỗi cung ứng phổ biến
Tuỳ theo mức độ phát triển và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ có từng loại mô hình quản trị chuỗi cung ứng khác nhau để lựa chọn. Tuy nhiên, hai mô hình quản trị thường được thấy nhất hiện nay bao gồm:
Mô hình đơn giản
Với mô hình này, doanh nghiệp cần tiến hành mua nguyên liệu đầu vào từ một đơn vị cung cấp duy nhất và sau đó tự mình thực hiện các công tác sản xuất đồng thời vận chuyển hàng hoá đến tận tay người tiêu dùng. Như vậy, chỉ với một vài yếu tố cơ bản, bạn đã có thể gia nhập được vào chuỗi cung ứng.
Mô hình phức tạp
Với mô hình phức tạp, doanh nghiệp sẽ phải xử lý các nguyên liệu trực tiếp hoặc trung gian tạo ra sản phẩm một cách hoàn thiện nhất trước khi mang đến cho khách hàng. Bên cạnh đó, công tác vận chuyển cũng được thực hiện qua nhiều kênh với các đối tác hỗ trợ là hoàn toàn khác nhau.
Những vấn đề trong quản lý chuỗi cung ứng
Thực hiện quản trị chuỗi cung ứng, bạn cần thiết phải nắm rõ được những vấn đề sau:
Chiến lược phân phối
Thực hiện các chiến lược phân phối cần phải đảm bảo rằng các điểm dịch chuyển hay nhà kho đều có thể tiến hành điều phối các sản phẩm tới các cửa hàng sao cho thời gian, chi phí và mức tồn kho phải tối ưu và tối thiểu nhất có thể. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tiến hành hoạch định số lượng nhà kho hiện có và áp dụng các chiến lược phân phối cổ điển, chiến dịch vận chuyển chéo hoặc vận chuyển trực tiếp để mang lại những hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Thiết kế của sản phẩm
Trong quản lý chuỗi cung ứng, thiết kế sản phẩm giữa vai trò quan trọng mặc dù nó khiến cho các chi phí tồn kho hay chi phí vận tải có thể tăng lên. Tuy nhiên, do nhu cầu của khách hàng tại thị trường luôn có sự biến động nên sự thay đổi luôn là điều không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần xác định được thời điểm mình nên tái thiết kế để cắt giảm thời gian và chi phí giao hàng nhất định trong chuỗi cung ứng.
Chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển luôn ở mức cao và chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá thành của sản phẩm do sự cần thiết trong việc đảm bảo tuân thủ về mặt thời gian cũng như chất lượng sản phẩm và các chi phí phát sinh khác. Các vấn đề này đang được các doanh nghiệp hướng giải quyết bằng cách địa phương hóa quy trình.
Kiểm soát hàng tồn kho
Để giảm thiểu tối đa các chi phí cho doanh nghiệp đồng thời đảm bảo được mức độ chất lượng của các sản phẩm thì việc kiểm soát tồn kho của doanh nghiệp luôn phải ở mức tối thiểu bởi nhu cầu của họ là thứ dễ dàng thay đổi.
Điều cần thiết đối với doanh nghiệp chính là nên có công cụ dự đoán nhu cầu khách hàng để chuẩn bị hàng tồn kho sao cho đầy đủ nhất.
Ứng dụng của công nghệ
Công nghệ được xem là then chốt trong việc quản trị chuỗi cung ứng là Big Data và cách xử lý Big Data bởi giúp việc quản trị trở nên đơn giản hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tích hợp thêm thương mại điện tử vào chuỗi hệ thống cung ứng của mình để gia tăng thêm khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Vận dụng quản lý chuỗi cung ứng một cách trơn tru và có hiệu quả sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích lớn trong sự phát triển lâu bền và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với những chia sẻ chi tiết qua các phần nội dung nói trên, bạn đã hiểu rõ hơn khái niệm, lợi ích cũng như các vấn đề trong quản lý để phát triển hơn công việc kinh doanh của doanh nghiệp.