7 nguyên tắc cơ bản giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững

Tạo ra giá trị lâu dài chỉ với nguồn lực có hạn luôn là một thách thức với doanh nghiệp

Tăng trưởng bền vững luôn là một trong những thách thức lớn nhất của bất cứ người đứng đầu doanh nghiệp nào. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tạo ra được giá trị lâu dài từ những nguồn lực sẵn có của mình. Dù tính chất ngành, hoạt động và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có khác nhau thì cũng đều phải tuân theo quy tắc này để có thể tăng trưởng bền vững.

Bài viết này sẽ phân tích 7 nguyên tắc cơ bản để doanh nghiệp có thể tăng trưởng bền vững.

 

1. Xác định được sứ mệnh doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều phải trả lời được câu hỏi: “Vì sao lại làm điều mình đang làm?” Đây chính là kim chỉ nam dẫn đường cho mỗi hoạt động của công ty, từ tuyển dụng đến quản lý khách hàng, sales, hay phát triển sản phẩm mới.
 

7 nguyên tắc cơ bản giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững

Một sứ mệnh đủ mạnh sẽ dẫn lối cho sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Ví dụ, trung bình mỗi phi vụ đầu tư vào Stengel 50 (nằm trong danh sách 50 công ty hoạt động hiệu quả nhất) đều thu về lợi nhuận gấp 400 lần so với 10 năm trước.

Để đạt được thành công và tăng trưởng bền vững, các công ty phải thường xuyên nhìn lại sứ mệnh của mình, và đảm bảo rằng cả tổ chức đang đi theo đúng hướng để phục vụ sứ mệnh đó. Một sứ mệnh ý nghĩa và truyền cảm hứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp có:

  • Tính thống nhất và nhất quán
  • Sự gắn kết về cảm xúc cả trong nội bộ công ty lẫn bên ngoài công ty, cụ thể là với khách hàng và đối tác
  • Cải tiến không ngừng và có hiệu quả
Các chuyên gia về sales và marketing thường nhắc đến các đặc điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Propositions – USP). Những người lãnh đạo doanh nghiệp thường định nghĩa USP làmột yếu tố làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh khác”.

Sứ mệnh của công ty chính là điều làm cho đặc điểm bán hàng độc nhất của công ty ra đời. Khi một doanh nghiệp có tầm nhìn rõ ràng thì sẽ dễ dàng hơn cho việc tạo ra sản phẩm dịch vụ có giá trị. Charles Revson, nhà sáng lập của Revlon đã từng phát biểu: “Chúng tôi bán hi vọng chứ không bán mỹ phẩm”.

Tìm Hiểu Thêm:   Toàn Cầu Hóa - Tình Trạng “Chảy Máu” Nhân Tài

2. Thương hiệu có tiếng nói riêng

Có một câu danh ngôn như sau: “Cách nhanh nhất để đi đến thất bại của sản phẩm là cố gắng chiều lòng tất cả mọi người”.

Nếu bạn muốn điều hành một doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, bạn phải hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng bản sắc thương hiệu và những sự kết nối về mặt cảm xúc mà thương hiệu đem lại cho khách hàng. Chính những sợi dây gắn kết này đã đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm của bạn, và làm cho khách hàng luôn trung thành với sản phẩm. Xây dựng một thương hiệu chính là phát triển và nuôi dưỡng những mối quan hệ đó.
 

thuong hieu noi tieng

Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản để gắn kết, định hình, gây ảnh hưởng và dẫn lối cho sự phát triển sản phẩm và thương hiệu.

  • Lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu: Hãy nhớ, cách nhanh nhất để đi đến thất bại của sản phẩm là cố gắng chiều lòng tất cả mọi người
  • Gắn kết với công chúng: Làm cho công chúng cảm thấy được kết nối với thương hiệu của bạn về mặt cảm xúc, và khiến họ tin tưởng vào sản phẩm của bạn
  • Truyền cảm hứng cho khách hàng: Một thông điệp đơn giản nhưng truyền cảm hứng tốt sẽ có tiếng vang lớn hơn là một thông điệp chỉ tập trung vào đánh bóng các tính năng sản phẩm.
Nếu bản sắc thương hiệu không được chú trọng đầy đủ thì mọi kế hoạch marketing xúc tiến sản phẩm cũng đều là vô ích. Bạn không có đủ ngân sách cho marketing diện rộng ư? Không sao, vậy thì bạn hãy tạo ra những nội dung đặc sắc và hấp dẫn cho trang mạng xã hội của mình để từ đó gia tăng tính nhận diện thương hiệu.

3. Hợp tác với các đối tác

Tự mình thực hiện mọi thứ nghe có vẻ hấp dẫn lúc đầu khi mà ngân sách hạn hẹp và tham vọng lớn. Đúng là bạn nên tự làm nhiều thứ để có được kinh nghiệm cho bản thân, tuy nhiên ôm đồm nhiều việc quá sức với bản thân, nhất là những việc mà bạn chưa có kinh nghiệm thực hiện, thì sẽ đem lại kết quả không tốt. Trong nền kinh tế hiện nay nơi mà nguồn lực freelance trở nên phổ biến hơn thì không thiếu những chuyên gia trong mỗi lĩnh vực, điều khó khăn là phải biết nơi để tìm.

Tìm Hiểu Thêm:   Cần Phải Làm Gì Để Cân Bằng Cuộc Sống?

Có rất nhiều các trang web và thị trường online cung cấp nguồn tài nguyên chuyên sâu về thiết kế, phát triển, kinh doanh, tài chính, tư pháp và ngân hàng. Điều tuyệt vời nhất là bạn có thể thử sức với những dự án nhỏ có nguồn đầu tư nhỏ. Thách thức thất sự là biết được chính xác mục tiêu bạn muốn hoàn thành để từ đó tập trung nguồn lực vào việc hoàn thành mục tiêu đó.
 

hop dong hop tac kinh doanh

4. Níu giữ khách hàng (Customer Retention)

Để có được một khách hàng mới, doanh nghiệp sẽ tốn kém gấp 5 lần níu giữ khách hàng cũ tiếp tục mua sản phẩm. Thực tế là tăng 2% tỉ lệ níu giữ khách hàng có tác dụng tương đương với giảm 10% chi phí cho công ty.

Theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Phòng Quản lý các doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ thì:

  • Trung bình doanh nghiệp Hoa Kỳ mất khoảng 50% khách hàng sau mỗi 5 năm
  • Các công ty có xu hướng hợp tác với khách hàng cũ gấp 5 lần là với khách hàng mới
  • Khả năng bán được hàng cho khách hàng cũ là 60-70%, trong khi khả năng bán được hàng cho khách hàng mới là 5-20%. Tức là giảm 5% tỷ lệ khách hàng cũ rời đi sẽ tăng 25-130% lợi nhuân, tùy thuộc vào ngành nghề.
Níu giữ khách hàng thành công bắt đầu với cách doanh nghiệp tiếp cận với một khách hàng, và duy trì sự kiên kết với khách hàng đó sau này.

5. Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm

Hệ sinh thái sản phẩm của doanh nghiệp là một cộng đồng kinh tế gồm các tổ chức và cá nhân tương tác với nhau đó theo nhiều cách khác nhau. Hệ sinh thái này khuyến khích các công ty phát triển khả năng của mình để cạnh tranh với đối thủ.

Đôi khi một hệ sinh thái có thể xoay quanh sản phẩm, ví dụ như ốp điện thoại, tai nghe và các phụ kiện điện thoại khác. Tương tự, suy nghĩ theo hướng hệ sinh thái đã trở thành một yếu tố quan trọng trọng đăng tải nội dung lên trang web – xây dựng một cộng đồng hứng thú với chủ đề đó và khuyến khích họ chia sẻ cho người quen.

Tìm Hiểu Thêm:   Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp: Ngăn ngừa hơn là chữa trị

Hệ sinh thái doanh nghiệp rất quan trọng với tăng trưởng bền vững bởi nó tạo ra một cấu trúc xoay quanh và hậu thuẫn doanh nghiệp phát triển.

anh viettel 4 0

6. Quy trình kinh doanh chuẩn hóa

Tạo ra một thương hiệu hay một sản phẩm độc nhất vô nhị chưa phải là tất cả. Ngoài ra còn cần quy trình kinh doanh chuẩn hóa để tạo nên một doanh nghiệp phát triển. Có được một số khách hàng chỉ là một chuyện, bạn còn phải thiết kế và tối ưu hóa quy trình kinh doanh sao cho có thể áp dụng được cho nhiều trường hợp khác nhau và ở quy mô khác nhau.

Vậy như thế nào được gọi là đã xây dựng được quy trình kinh doanh phù hợp?

  • Bạn có thể tuyển thêm người ở cùng mức năng suất với trưởng bộ phận kinh doanh
  • Bạn có thể tăng số lượng khách hàng tiềm năng với tốc độ ổn định
  • Bạn có thể dễ dàng dự kiến được tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và doanh thu
  • Chi phí bỏ ra để có một khách hàng mới ít hơn nhiều so với số tiền bạn thu được từ khách hàng đó nếu họ tiếp tục sử dụng
  • Khách hàng nhận được đúng sản phẩm tại đúng thời điểm ở đúng địa điểm
Một quy trình kinh doanh được chuẩn hóa sẽ tạo nền tảng để doanh nghiệp mở rộng quy mô và từ đó tăng trưởng bền vững.

7. Lãnh đạo linh hoạt và tiếp thu cái mới

Để có thể tiếp tục phát triển, các doanh nhân, nhà quản lý và chủ doanh nghiệp phải trở thành người lãnh đạo mà doanh nghiệp cần cho mỗi giai đoạn phát triển. Nhu cầu của doanh nghiệp ở từng giai đoạn là khác nhau, bởi thế nhà lãnh đạo phải luôn thay đổi tầm nhìn theo từng thời điểm. Điều này đòi hỏi khả năng phán đoán tương lai, năng lực tự nhận thức và có chiến lược ngắn cũng như dài hạn.

Cách bền vững nhất để tạo ra giá trị là luôn không ngừng đầu tư vào năng lực cá nhân. Điều đó sẽ cho phép chúng ta sắp xếp cuộc sống cũng như cả tổ chức theo cách tạo ra được giá trị dài hạn.