7 Bước Quy Trình Ra Quyết Định Hiệu Quả

Trung bình mỗi ngày, chúng ta đều phải đưa ra khá nhiều quyết định. Đó có thể là những quyết định nhỏ xíu như bữa nay ăn gì. Nhưng đôi khi cũng có thể là những quyết định trọng đại thay đổi cả đời người.Có thể nói, việc ra quyết định gần như là một việc bắt buộc đối với mỗi người. Thế nên, việc học và nắm bắt được kỹ năng đưa ra quyết định là một chuyện vô cùng quan trọng và có ý nghĩa.Kỹ năng ra quyết định là gì? Và làm thế nào để rèn luyện kỹ năng này đúng đắn và hiệu quả? Cùng TOPCEO tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 
Kỹ năng ra quyết định là khả năng đưa ra một hoặc nhiều quyết định sau quá trình tìm hiểu, phân tích, tham khảo các dữ liệu và điều kiện sẵn có, sau đó tiến hành so sánh các khả năng và đưa ra ra kết luận cuối cùng nhằm đạt kết quả như mong đợi.
Các quyết định được đưa ra nhằm đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân. Và khi điều này diễn ra, ta gọi đó là một “quyết định đúng”.

7 Bước Quy Trình Ra Quyết Định Hiệu Quả

Kỹ năng ra quyết định có vai trò gì trong công việc?

Việc sở hữu kỹ năng ra quyết định có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi người.

Khi bạn có khả năng ra những quyết định đúng đắn thì bạn sẽ dễ dàng đạt được những điều mình muốn và hạn chế tối đa những sai lầm trong công việc.

Nếu bạn là một người lãnh đạo, việc nắm vững kĩ năng ra quyết định lại càng mang tính chất sống còn. Quyết định của người lãnh đạo thường là những quyết định có sức ảnh hưởng lớn và phải đưa ra trong một thời gian ngắn.

Một người lãnh đạo có kỹ năng đưa ra quyết định tốt không chỉ giúp họ đạt được thành tựu mà còn hỗ trợ cho cấp dưới làm tốt công việc của họ.

Tìm Hiểu Thêm:   Phong Cách Dẫn Dắt Của Nhà Lãnh Đạo Tài Ba Qua Hành Vi Ngôn Ngữ

Song song đó, người lãnh đạo cũng sẽ dễ dàng nhận được sự nể trọng của nhân viên khi liên tục đưa ra những quyết định đúng.

Phân loại các loại quyết định

Quyết định theo chuẩn

Đây là dạng quyết định cơ bản và đơn giản nhất. Những quyết định này là những quyết định phải đưa ra hằng ngày, có tính chất lặp đi lặp lại và đã trở thành thói quen.

Những quyết định theo chuẩn thường được căn cứ trên các nguyên tắc, quy định, luật lệ, thủ tục, v.v. vốn có mà thường sẽ có những hậu quả đi kèm nếu  bạn làm trái đi.

z4028249745134 7a5acf097ba439b30fad5e407529ae28

Quyết định cấp thời

Đây là những quyết định được ra trong các tình huống bất ngờ, khẩn cấp. Quyết định này đòi hỏi người đưa ra quyết định phải giải quyết trong thời gian ngắn và không có điều kiện suy nghĩ và tham khảo nhiều.

Các quyết định cấp thời yêu cầu tốc độ ra quyết định nhanh, chuẩn và dứt khoát.

Quyết định có chiều sâu

Đây thường là những quyết định lớn, có tính chiến lược và kết quả của chúng sẽ làm thay đổi toàn bộ vấn đề.

Thế nên, để đưa ra quyết định có chiều sâu, bạn cần trải qua quá trình tìm hiểu vấn đề chi tiết, rõ ràng thông qua những phân tích, thảo luận mang tính tập trung cao. Sau đó, bạn sẽ cần tiến hành thảo luận và suy xét kỹ càng nhiều lần.

Những quyết định có chiều sâu trong công việc phần lớn là những quyết định thuộc quá trình thay đổi, sáng tạo nên điều mới, tạo nên những giá trị to lớn và lâu dài.

Quy trình 7 bước để ra quyết định hiệu quả

Bước 1: Xác định vấn đề

Để xác định được vấn đề đang gặp phải, bạn cần tự trả lời các câu hỏi:
  • Vấn đề ở đây đang là gì?
  • Đây có thực sự là vấn đề cần giải quyết hay không?
  • Mục đích sau khi xử lý vấn đề là gì?
Và trong quá trình xử lý vấn đề thì các quyết định sẽ dần được định hình.
 

Bước 2: Phân tích và nhìn nhận vấn đề

Sau khi đã xác định vấn đề, hãy cố gắng phân tích và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhất có thể.

Tìm Hiểu Thêm:   Gen Z và Doanh nghiệp: Giải quyết bài toán thiếu hụt kỹ năng

Vấn đề cần phải được phân tích theo nhiều hướng, nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau. Rồi từ đó, bạn sẽ xác định được điểm lợi, điểm hại khi đưa ra quyết định.

Ngoài ra, bạn cũng cần căn cứ theo điều kiện thực tế để xác định xem đâu là những yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả.

Nếu trong quá trình phân tích và nhìn nhận vấn đề bị thiếu dữ liệu, bạn nên có sự tìm hiểu bổ sung, tránh đưa ra những quyết định vội vàng, thiếu căn cứ.

Đây là quá trình mất nhiều thời gian nhất trong quá trình đưa ra quyết định. Tuy nhiên, bạn không được vì nóng vội mà bỏ qua.

1573929076aqFhBA6C2kCG1jV

Bước 3: Tổng hợp các giải pháp khả thi

Có rất nhiều các giải pháp sẽ được đưa ra khi một vấn đề xuất hiện. Các giải pháp này có thể là kết luận do tự mình đưa ra hoặc từ việc tham khảo ý kiến của người khác.

Tuy nhiên, từ bước phân tích và nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ phải loại bỏ các giải pháp bất khả thi.

Giải pháp khả thi phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Giải quyết được vấn đề đang đưa ra.
  • Phù hợp với những điều kiện hiện có.
  • Các giải pháp được kiểm soát và hạn chế được tối đa những tác động bất ngờ không mong muốn.
Lưu ý: Bạn nên đưa ra những tiêu chuẩn nhất định khi tìm kiếm giải pháp, để tránh tình trạng bị loạn do có quá nhiều giải pháp được đưa ra.

Bước 4: Phân tích ưu – nhược điểm của từng giải pháp

Cuối cùng, bạn thường chỉ sử dụng một giải pháp cho một vấn đề thôi. Vậy nên, bạn sẽ cần phải phân tích ưu – nhược điểm của từng giải pháp để có sự đối chiếu và so sánh. Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để dễ dàng lựa chọn hơn.

Tìm Hiểu Thêm:   4 Bước Tìm Ra Khả Năng Tiềm Ẩn Của Nhân Viên

Nhưng bạn cũng đừng quên là các giải pháp hoàn toàn có thể bổ sung và bổ khuyết cho nhau. Đừng cứng nhắc lấy A là phải bỏ B nhé!

Bước 5: Lựa chọn và đưa ra quyết định

Và đến đây, khi đã có đủ dữ liệu, bạn sẽ phải lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng.

Quyết định cuối cùng sẽ là giải pháp hoàn thiện nhất trong những giải pháp. Nó có thể giải quyết được vấn đề một cách triệt để nhất bằng những điều kiện hiện có mà vẫn đảm bảo các quy tắc đề ra.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể dễ dàng đưa ra được quyết định lý tưởng như thế. Nhưng bạn hãy cố gắng để đến gần với các điều kiện lý tưởng trên nhé!

Bước 6: Thực thi quyết định đã đề ra

Quyết định chỉ có ý nghĩa khi nó được thực hiện. Nếu bạn đã suy xét cẩn thận để đưa ra quyết định, vậy bây giờ hãy thực hiện nó và cùng xem kết quả.

Nếu bạn làm một mình, hãy quán triệt tư tưởng của bản thân. Nếu làm cùng team, bạn hãy chắc rằng đồng đội của bạn đã hiểu rõ và thống nhất với quyết định cuối cùng.
 

Bước 7: Kiểm tra và tổng kết kết quả

Khi quyết định được thực hiện, bạn nhớ luôn theo sát kiểm tra việc thực thi quyết định, tiến độ hành động. Nếu có những vấn đề sai phạm hoặc chậm trễ thì bạn cần phải nhanh chóng tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.

Và khi có kết quả, bạn hãy tổng kết lại để xem quyết định được đưa ra có chính xác hay không, và nếu không thì vấn đề nằm ở đâu. Đây sẽ là bài học quý giá cho những lần ra quyết định sau của bạn đấy.