5 Sai Lầm Khi Tiếp Thị Qua Mạng Xã Hội Mà Bạn Cần Tránh

Đã từng có nhiều người nói rằng Internet sẽ chỉ là một thứ nhất thời. Và vài chục năm sau, nhiều người cũng đã có quan điểm tương tự về mạng xã hội. Ngày nay, sự thật đã chứng minh những quan điểm đó sai lầm đến mức nào. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, mọi người vẫn còn có nhiều hiểu biết sai lệch về phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là tiếp thị qua mạng xã hội.

 

Rất nhiều người có kỳ vọng quá cao hoặc quá thấp về kết quả mà họ nên dự đoán, khối lượng công việc phải làm và cách họ nên sử dụng tốt nhất kênh tiếp thị qua mạng xã hội. Những sự sai lệch này gây tổn hại trực tiếp bằng cách những hành động sai lầm gây tổn hại tới thương hiệu ; hay gián tiếp qua việc lãng phí thời gian và tiền bạc vào các chiến lược và hoạt động tiếp thị không hiệu quả.

 

Hoạt động đăng bài không nhất quán

Rất nhiều nhà khởi nghiệp rất nhiệt tình đăng bài khi bắt đầu tiếp thị mạng xã hội, nhưng phần lớn động lực đó cũng chóng mất đi.

5 Sai Lầm Khi Tiếp Thị Qua Mạng Xã Hội Mà Bạn Cần Tránh
Hoạt động đăng bài không nhất quán

Điều này không khó lý giải. Các nhà khởi nghiệp luôn rất bận rộn với hàng đống các nhiệm vụ phải làm, bởi vậy nhiều người trong số họ bắt đầu sử dụng tiếp thị mạng xã hội với kỳ vọng không thực tế về khoảng thời gian để thấy được kết quả. Và ta có thể dễ dàng hiểu tại sao họ thường mất động ngay khi chỉ vừa triển khai. Nhưng hầu hết tất cả cũng đều hiểu tầm quan trọng của tiếp thị qua mạng xã hội và họ lại tiếp tục cố gắng, dẫn đến một vòng lặp bắt đầu và dừng lại.

Vấn đề thứ nhất bàn đến là động lượng. Nếu đã từng phải đẩy một chiếc xe ô tô bị hỏng, bạn sẽ hiểu rằng để giữ cho nó di chuyển dễ dàng nhiều hơn so với việc đẩy nó đi từ một điểm dừng. Khi đã xây dựng được hoạt động đăng bài nhất quán trên mạng xã hội của mình, bạn sẽ thấy rằng hiệu quả bắt đầu tăng lên nhanh chóng mà khối lượng công việc thì vẫn giữ nguyên.

Vấn đề thứ hai là cảm nhận của khán giả. Khi khách hàng thấy các bài đăng xuất hiện không nhất quán trên phương tiện truyền thông xã hội, họ sẽ đánh giá tính nhất quán của thương hiệu trên tổng thể. Mặt khác, khi họ thấy bạn liên tục đăng nội dung có giá trị ngày này qua ngày khác, họ sẽ cho rằng các khía cạnh khác của doanh nghiệp cũng uy tín và nhất quán.

Tìm Hiểu Thêm:   Làm Thế Nào Để Định Vị Sản Phẩm Hiệu Qủa?

Thứ ba, các thuật toán của công cụ mạng xã hội sẽ xác định sự hiển thị của các bài đăng tới khán giả. Khi đăng bài một cách nhất quán, bạn sẽ “huấn luyện” thuật toán để hiển bài đăng cho nhiều người hơn và thường xuyên hơn – tất nhiên, đây dựa trên tiền đề rằng khán giả cảm thấy những bài đăng này có nội dung hữu ích. Tiếp đó, sẽ có nhiều người tương tác với bài đăng hơn; cho thuật toán biết rằng nội dung đó có giá trị và sẽ được hiển thị cho nhiều người hơn nữa. Dù chỉ là một người bình thường, ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy cách “quả cầu tuyết” này sẽ lăn.
 

Đăng nội dung không có thương hiệu

 

Đôi khi, chúng ta khó có thể nghĩ ra đủ ý tưởng để duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của thương hiệu trên trang mạng xã hội. Trong những nỗ lực lấp đầy khoảng trống, một số người chọn đăng các nội dung, mặc dù có thể rất thú vị, mang nhiều thông tin giá trị hoặc hài hước, nhưng lại bị “ngắt” kết nối với thương hiệu. Điều này gây tổn hại đến thương hiệu bởi vì nó làm loãng đi những thông điệp chính mà thương hiệu muốn chuyển tải.

“Các quy tắc” có thể khác nhau một chút giữa các nền tảng mạng xã hội khác nhau; hay thậm chí giữa thương hiệu này với thương hiệu kia. Nhưng trên tiền đề cơ bản, mặc dù không nhất thiết phải luôn hướng về doanh nghiệp, mọi thứ bạn đăng cần phù hợp với giá trị cốt lõi và bản sắc của thương hiệu.
 

noi-dung
Đăng nội dung không có thương hiệu

Nội dung

Rất nhiều người khi bắt đầu làm tiếp thị thường không có định hướng về chủ đề nội dung mà mình sẽ làm. Một cách tiếp cận tốt nhât là bắt đầu chọn ba đến năm chủ đề cốt lõi mà bạn đam mê hoặc có hiểu biết và liên quan đến sản phẩm để làm nền tảng.
 

Bất kỳ nội dung nào bạn phát triển cho mạng xã hội sẽ thuộc một trong những loại mà bạn đã liệt kê. Và phải thực hiện theo cùng một cách tiếp cận.

Sau khi lên danh sách chủ đề, điều quan trọng tiếp theo là ít nhất một hoặc hai chủ đề phải kết nối trực tiếp với các sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp cung cấp thông qua cách kể chuyện và các phương pháp loại suy; đồng thời mỗi chủ đề trong số ba đến năm chủ đề còn lại của bạn đều phải đi sâu vào những gì mà thương hiệu đại diện. (Tiếp thị, Kinh doanh, Quản trị)

Tìm Hiểu Thêm:   12,5 Nguyên Tắc Giúp Bán Hàng Thành Công

Nói chi tiết hơn, nhóm đầu tiền bao gồm một hoặc hai chủ đề sẽ liên quan trực tiếp đến những gì bạn làm cho khách hàng; và nhóm thứ hai bao gồm các chủ đề còn lại sẽ dựa trên việc bạn là ai và tại sao bạn làm những gì bạn làm. Nhóm thứ hai có thể ít rõ ràng hơn nhóm đầu tiên, nhưng thường cũng rất quan trọng (nếu không muốn nói là hơn), bởi vì khách hàng thường lựa chọn một thương hiệu dựa trên việc nó có phù hợp với giá trị của chính họ hay không.
 

Nền tảng

Mỗi mạng xã hội là một môi trường khác biệt với những đối tượng khán giả khác biệt và sở hữu sự độc đáo của riêng nó. Những gì hoạt động trên mạng xã hội này này có thể sẽ không hoạt động trên nền tảng khác; những gì có thể chấp nhận được trên nền tảng này lại có thể làm mất lòng khách hàng trên nền tảng khác.

Ví dụ: Mục đích của Facebook là kết nối mọi người với bạn bè và gia đình của họ. Mọi người sử dụng Facebook để chia sẻ ảnh, video và cập nhật chung về cuộc sống của họ.

Twitter, mặt khác, được sử dụng để chia sẻ ý tưởng, thông tin thời gian thực và tin tức xu hướng. Mặc dù mọi người cũng có thể sử dụng Twitter để kết nối với bạn bè và gia đình, nhưng họ chủ yếu sử dụng nó cho mục đích lớn hơn – để kết nối với thế giới rộng lớn hơn và nghe những gì đang xảy ra (trong 140 ký tự hoặc ít hơn).

nen-tang
Mỗi mạng xã hội là một môi trường khác biệt với những đối tượng khán giả khác biệt và sở hữu sự độc đáo của riêng nó

Và sau đó, Instagram được sử dụng để chia sẻ ảnh và video. Mọi người chủ yếu sử dụng ứng dụng này để đăng tin tức nổi bật của họ và theo dõi những người có ảnh hưởng. Đây là nơi mọi người trở thành một phần của cộng đồng truyền thông xã hội.

 

Điều quan trọng ở đây là phải hiểu đói tượng của bạn là ai, điều gì sẽ tác động đến họ trên mỗi nền tảng và lựa chọn nền tảng phù hợp cho chiến lược tiếp thị qua mạng xã hội.

Một trong những sai lầm phổ biến của những người mới bắt đàu là thường yêu cầu bạn bè, người quen thích / theo dõi trang của doanh nghiệp. Nhìn bề ngoài, điều này có vẻ vô hại. Nhưng trên thực tế thì nó có thể gây ra những tác động bất lợi sâu sắc. Khi phần lớn những người theo dõi của trang là bạn bè và gia đình bạn – những người sẽ không bao giờ mua, họ có thể đăng ký theo dõi nhưng họ cũng sẽ không tương tác với các bài đăng trong tương lai của doanh nghiệp.

Tìm Hiểu Thêm:   Bí Quyết Kinh Doanh Thành Công Trong Ngành Bán Lẻ

Hay nói cách khác, khi tỷ lệ người tương tác với nội dung thấp hơn, các thuật toán của mạng xã hội sẽ cho rằng mọi người không quan tâm đến nội dung của thương hiêu. Do đó, nó sẽ bắt đầu hiển thị với tần suất ít hơn và dần biến mất.

Việc mời những người không phải là khách hàng tiềm năng thích trang sẽ làm tăng số lượng người theo dõi, nhưng nó cũng làm lệch mức độ tương tác thực tế. Hãy bắt đầu với ít người và tập trung vào việc xây dựng nội dung cho những đối tượng khách hàng tiềm năng gắn bó.
 

Phụ thuộc vào sự tự động hóa

Rất nhiều tác vụ có thể và nên được tự động hóa để tối ưu hóa hiệu suất làm việc, nhưng chỉ là một số tác vụ; chứ không phải toàn bộ chiến dịch của bạn.

Ví dụ: Một số thương hiệu đăng ký một số công cụ quản lý đăng bài trên mạng xã hội như Meet Edgar, Hootsuite hoặc Buffer… xếp lịch một loạt các bài đăng liên kết đến bài viết của mình và cứ để nó chạy. Họ không quan tâm đến việc tương tác với khán giả và kết quả thường thấy là có hai điều xảy ra.

phu-thuoc-vao-su-tu-dong-hoa
Phụ thuộc vào sự tự động hóa

Vấn đề đầu tiên, khán giả cảm thấy thương hiệu không thực sự quan tâm đến họ và dường như bạn chỉ sử dụng mạng xã hội để truyền tải thông điệp cho bất kỳ ai tình cờ nhìn thấy nó. Điều này có tác động tiêu cực cả trước mắt và lâu dài đến thương hiệu, đồng thời dẫn đến vấn đề thứ hai.

Vấn đề thứ hai là thuật toán bắt đầu giảm thứ hạng nội dung của thương hiệu vì không ai quan tâm. Càng ít người nhìn thấy nó có nghĩa là càng ít tương tác hơn; càng ít người tương tác thì lại càng ít người nhìn thấy. Tôi nghĩ là bạn hiểu được vòng lặp này

Nếu muốn có kết quả vững chắc từ những nỗ lực truyền thông xã hội, bạn phải làm nhiều việc hơn là chỉ đăng một luồng nội dung ổn định. Bạn phải thực sự tương tác với khán giả của mình và cho họ thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến họ.