4 yếu tố góp phần tạo nên một chiến lược tài chính toàn diện

Chiến lược tài chính là chiến lược cấp bộ phận chức năng, hoạch định các hoạt động quản trị tài chính nhằm hỗ trợ thực hiện chiến lược công ty và chiến lược các đơn vị kinh doanh. Đó là sự kết hợp về cách thức để đưa ra các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận và đặt chúng một cách thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Giữa các doanh nghiệp có hiệu suất hoạt động cao với những doanh nghiệp sở hữu đội ngũ tài chính có hiệu quả chất lượng luôn có một mối tương quan đặc biệt. Thực tế này cho thấy rằng, xây dựng và triển khai chiến lược tài chính đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, một chiến lược toàn diện góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cả doanh nghiệp.

Đồng thời, có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vai trò đặc biệt của bộ phận tài chính doanh nghiệp, vai trò của đội ngũ CEO và các nhà tư vấn chiến lược trong việc xây dựng chiến lược tài chính cho doanh nghiệp, dẫn dắt tổ chức đi đúng hướng, hoàn thành các mục tiêu then chốt và hướng tới một tương lai phát triển bền vững.
 

4 yếu tố góp phần tạo nên một chiến lược tài chính toàn diện

Thực hiện chiến lược tài chính đã xây dựng

Xây dựng chiến lược tài chính là một nhiệm vụ khó, thực hiện chiến lược tài chính có đúng hướng và đạt hiệu quả hay không lại là một vấn đề khó khăn hơn cả. Chiến lược tài chính thể hiện cách thức mà một doanh nghiệp tạo ra có tính hệ thống quy củ, cho phép doanh nghiệp theo đuổi các mục tiêu phát triển một cách hiệu quả nhất.

Tìm Hiểu Thêm:   Quản lý Hiệu Quả Dòng Chảy Nhân Sự

Yếu tố quyết định sự thành bại của quá trình thực hiện chiến lược tài chính là giai đoạn hiện thực hóa những phương án chiến lược mà đội ngũ lãnh đạo, nhà quản lý của doanh nghiệp đề ra thành hiện thực với kết quả rõ ràng. Cho nên để thực hiện thành công giai đoạn chuyển giao quan trọng này, nhà quản trị doanh nghiệp hay đội ngũ chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược tài chính cần đảm bảo triển khai đầy đủ các tiêu chí nhiệm vụ sau:

  • Chiến lược tài chính cần được phổ biến rộng rãi đến tất cả những thành viên có liên quan trực tiếp
  • Chiến lược cần có sự tham gia và ủng hộ của tất cả nhân viên
  • Để quá trình thực hiện chiến lược đảm bảo thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực hỗ trợ như: vốn, nhân sự, thời gian, trang thiết bị kỹ thuật.
  • Trong triển khai chiến lược tài chính, nhà quản trị cần thường xuyên theo dõi quá trình, xây dựng kế hoạch đánh giá bằng các tiêu chí cụ thể.
Có đảm bảo được tất cả những bước trong thực thi chiến lược thì doanh nghiệp mới có thể thành công trên con đường phát triển tương lai, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo ra góc nhìn tài chính đột phá, góp phần gia tăng lợi nhuận.

Quan tâm đặc biệt đến nhiệm vụ xây dựng văn hóa công ty

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có liên quan đặc biệt đến tất cả những hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp. Đó cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại  và phát triển của mỗi doanh nghiệp hiện nay.

Tìm Hiểu Thêm:   Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Doanh Nghiệp Trước Suy Thoái?

Giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp tác động trực tiếp đến hiệu suất làm việc của từng thành viên trong tổ chức. Chính vì thế những doanh nghiệp có quy mô lớn luôn tập trung cố gắng phát triển văn hóa doanh nghiệp với môi trường làm việc tích cực, cải thiện năng suất lao động và tạo động lực giúp nhân viên phát huy năng lực, sức sáng tạo góp phần tạo nên các chiến lược hoạt động quan trọng cho tổ chức.

Trong chiến lược phát triển văn hóa doanh nghiệp, nhà quản trị cần xác định rõ mục tiêu cần ưu tiên là gì? Để làm nên một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh cần hội tụ đủ các yếu tố như tầm nhìn, chiến lược và thái độ của nhân viên. Nếu như doanh nghiệp bạn đang có thiết sót một trong những yếu tố trên cần chỉnh sửa bổ sung đến triển khai một chiến lược phát triển toàn diện.
 

Có thể bạn quan tâm:  Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

 

Triển khai chiến dịch huy động vốn

quản trị tài chính

Vốn là yếu tố duy trì sự tồn tại của bất cứ doanh nghiệp nào. Tài chính lại là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Do đó, các nhà quản trị chiến lược tài chính cần phải quan tâm đến quy trình quản lýđánh giá hiệu quả của chiến lược để đạt đươc thành công. Hơn thế nữa, muốn làm được điều đó, nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là người sống trong thị trường vốn. Là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong xây dựng và triển khai chiến dịch huy động vốn của doanh nghiệp.

Tìm Hiểu Thêm:   Bí Kíp Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Lấy Khách Hàng Làm Trọng Tâm

Quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Theo nhận định của James Stoner: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra”. Các hoạt động quản trị tài chính, xây dựng chiến lược tài chính cần đảm bảo công khai, minh bạch nếu không có thể gây ra sự nghi ngờ không nên có giữa các cổ đông, ảnh hưởng đến tinh thần của các thành viên trong tổ chức và gây tác hại xấu trực tiếp đến hoạt động tài chính của tổ chức.

Chính vì thế nhiệm vụ của nhà lãnh đạo doanh nghiệp là công khai toàn bộ các kết quả, con số, dữ liệu tài chính, đồng thời kết hợp với bộ phận phụ trách kế toán – tài chính doanh nghiệp xây dựng một chiến lược tài chính toàn diện và chi tiết. Có như vậy quản trị tài chính doanh nghiệp mới có đà thành công trong tương lai.
 

Có thể bạn quan tâm:  Chiến lược tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ