Văn Hóa Doanh Nghiệp – Chìa Khóa Tối Ưu Năng Suất Và Giữ Chân Người Tài

Văn hóa doanh nghiệp có thể làm bàn đạp thúc đẩy 200% hiệu suất nhân sự nhưng nó cũng dễ dàng là lý do khiến nhân sự rời đi trong một thời gian ngắn. Điều đó giải thích tại sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nhà lãnh đạo nào trong suốt quá trình quản trị và điều hành.

 

Văn hóa giữ vai trò linh hồn của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ những giá trị về mặt văn hóa bao gồm văn hóa làm việc, văn hóa ứng xử được xây dựng lên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

Nó chi phối trực tiếp đến thái độ, hành vi và suy nghĩ của tập thể cán bộ nhân viên hướng đến mục tiêu chung là sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của doanh nghiệp.

Văn Hóa Doanh Nghiệp – Chìa Khóa Tối Ưu Năng Suất Và Giữ Chân Người Tài
Văn hóa giữ vai trò linh hồn của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp phải được đội ngũ nhân sự đồng lòng thực hiện với một thái độ hợp tác, cởi mở bởi chỉ khi họ hài lòng với nền văn hóa đó, họ mới có xu hướng gắn bó và cống hiến hết mình.

Văn hóa doanh nghiệp còn góp phần xây dựng thương hiệu, tạo nên sự khác biệt giữa công ty bạn với số đông ngoài kia.

Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng?

Quyết định tới 90% hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp

Tìm Hiểu Thêm:   Phong Cách Dẫn Dắt Của Nhà Lãnh Đạo Tài Ba Qua Hành Vi Ngôn Ngữ

Văn hóa doanh nghiệp thể hiện ra bên ngoài cách bạn kinh doanh, cách nhân viên của bạn tương tác với nhau và với khách hàng, đối tác. Là yếu tố tạo nên sự khác biệt so với những doanh nghiệp đối thủ.

Phản ánh các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Để giá trị cốt lõi không là một danh sách các từ thông dụng vô nghĩa, đứng từ góc độ lãnh đạo, bạn cần nghiêm túc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tích cực, đưa mọi hoạt động hàng ngày của công ty vào một luồng xuyên suốt, liền mạch.

Quyết định thái độ nhân viên

Một nền văn hóa tôn vinh thành công của những cá nhân và đội nhóm mang lại cảm giác cống hiến của họ bỏ ra xứng đáng là cách để biến nhân viên từ bất bình thành ủng hộ.

Giữ chân người tài

Nhân viên có xu hướng gắn bó khi cảm thấy những gì họ nhận được xứng đáng với công sức họ bỏ ra. “Những gì” đó không chỉ là lương, thưởng, mà còn là một chế độ phúc lợi tốt, một môi trường làm việc cởi mở, một ông chủ nghĩ cho nhân viên, những đồng nghiệp thân thiện.

Thu hút ứng viên tiềm năng

Không phải là một tập đoàn danh tiếng mà ai cũng khao khát được làm việc, doanh nghiệp bạn hoàn toàn vẫn có thể sở hữu số lượng ứng viên không kém bất kỳ “ông lớn” nào. Đó là khi bạn thành công trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
 

tai-sao-van-hoa-doanh-nghiep-lai-quan-trong
Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng?

Gắn kết nội bộ

Tìm Hiểu Thêm:   Có Nên Áp Dụng Quản Lý Đa Tác Vụ - Multitasking Trong Doanh Nghiệp?

Một văn hóa doanh nghiệp tích cực là một văn hóa có thể phá vỡ ranh giới giữa các nhóm gắn bó, các bè phái để tạo ra một quy trình làm việc tổng thể, rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân.

Tác động đến doanh thu và hiệu suất nhân sự

Nghiên cứu chỉ ra rằng, một nhân viên hạnh phúc có thể làm việc trên năng suất trung bình tới 38%. Doanh nghiệp khiến nhân viên hạnh phúc vì thế cũng có mức năng suất vượt 20% so với công ty đối thủ và đem về doanh thu cao hơn 38% so với nhân viên bình thường.

Bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp cải thiện hiệu suất nhân sự trong kỷ nguyên số

Nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp nơi nhân viên khuyến khích nhân viên phát huy tối đa năng lực, đoàn kết làm việc hướng tới 1 mục tiêu chung. Một môi trường thể hiện tính cách, phong cách và kỹ năng quản lý của nhà lãnh đạo, dưới góc độ là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn cần:

Tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp mang đậm dấu ấn cá nhân và tính xác thực: Văn hóa doanh nghiệp phải đồng nhất với giá trị cốt lõi thể hiện xuyên suốt quá trình quản trị và điều hành doanh nghiệp.

Tạo ra môi trường tự do trao đổi, đề xuất ý kiến: Khuyến khích nhân viên tự do trao đổi ý tưởng bằng việc tổ chức các buổi thảo luận, chia sẻ giữa các phòng ban với nhau. Tự do đề xuất ý kiến để cải thiện chất lượng công việc chung.

Tìm Hiểu Thêm:   7 Kỹ Năng Lãnh Đạo Nhóm Không Thể Thiếu

Thể hiện sự quan tâm đến từng nhân viên: Lãnh đạo thường xuyên tạo cho nhân viên cảm giác họ đang làm việc rất chăm chỉ và hiệu quả sẽ khiến nhân viên cống hiến hết mình và có xu hướng gắn bó lâu dài.

Rút kinh nghiệm từ những bài học trong quá khứ: Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước là điều mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng nên làm nếu muốn guồng máy doanh nghiệp vận hành một cách trơn tru hiệu quả.

Thúc đẩy làm việc đội nhóm: Hãy nhấn mạnh với nhân viên của bạn rằng “Chúng ta luôn ở đây và làm việc cùng nhau”. Các bạn là thành viên của những nhóm nhỏ trong đại gia đình lớn làm việc vì một mục tiêu chung là sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp.

Nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp: Một văn hóa doanh nghiệp tích cực không thể xây dựng trong thời gian ngắn mà nó cần phát triển và hoàn thiện mỗi ngày. Hãy nuôi dưỡng chúng và khuyến khích nhân viên nhìn nhận với một thái độ tích cực nhất.