Vai Trò Của Nhà Huấn Luyện Doanh Nghiệp Trong Quản Trị

Đối với hầu hết các chủ doanh nghiệp thì việc điều hành công ty là điều khó khăn, áp lực và thường xuyên cảm thấy vô cùng cô đơn. Tất cả mọi quyết định đều nằm trên vai bạn, không thể chia sẻ với gia đình, lại càng không thể yêu cầu cấp dưới cho lời khuyên hay hỗ trợ. Thế nên, đã đến lúc bạn cần có một người đồng hành, người bạn có thể tin tưởng và hướng dẫn cho bạn. Cùng TOPCEO tìm hiểu vai trò của nhà huấn luyện doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

Huấn luyện doanh nghiệp (business coaching) đã dần trở nên phổ biến và trở thành hoạt động quan trọng đối với các CEO hay chủ doanh nghiệp có mong muốn nâng cao năng lực bản thân và tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lãnh đạo chưa thực sự hiểu rõ “Huấn luyện doanh nghiệp” là gì, vai trò trong quản trị, vận hành tổ chức ra sao.

Có thể hiểu ngắn gọn, huấn luyện doanh nghiệp là sự hợp tác giữa lãnh đạo, nhà điều hành với một huấn luyện viên chuyên nghiệp nhằm mục tiêu chiến lược là phát triển doanh nghiệp thành công. Vai trò của huấn luyện viên là giúp các nhà lãnh đạo xây dựng kế hoạch tương lai phù hợp với giá trị và mục tiêu của tổ chức.

Vai Trò Của Nhà Huấn Luyện Doanh Nghiệp Trong Quản Trị
Huấn luyện doanh nghiệp (business coaching)

Vì sao người lãnh đạo cần một huấn luyện viên doanh nghiệp?

Tìm ra một huấn luyện viên tin cậy, chất lượng là một bài toán khó. Bởi việc thuê huấn luyện viên doanh nghiệp không đơn thuần là thuê chuyên gia cố vấn đến để tham gia “sửa chữa” doanh nghiệp; không chỉ chú trọng vào phương pháp hay chất lượng huấn luyện của họ, mà hơn hết đó là sự gắn bó sâu sắc giữa huấn luyện viên và nhà quản trị. Dưới đây là những điều “đáng” kỳ vọng đối với một huấn luyện viên doanh nghiệp:

Một đối tác đồng hành đáng tin cậy

Huấn luyện doanh nghiệp không phải là tư vấn hay biện pháp trị liệu. Một quan niệm mà có nhiều người lầm tưởng, đó là người huấn luyện sẽ đồng hành như một nhà tư vấn, thực hiện các nghiệp vụ phát triển doanh nghiệp. Thực tế, họ có mặt nhằm định hướng, đưa ra phản hồi, góc nhìn và phương pháp. Hơn hết, người huấn luyện có trách nhiệm giúp các lãnh đạo tập trung đi đúng mục tiêu – yếu tố mà các nhà lãnh đạo cần quan tâm hàng đầu.

Tìm Hiểu Thêm:   4 Sai lầm phổ biến khiến quản lý “gánh thêm việc vào người”

Một người huấn luyện giỏi không đơn thuần chỉ bảo những việc cần làm hay lắng nghe mà không đưa ra phản hồi. Huấn luyện viên doanh nghiệp giỏi là người có khả năng chẩn đoán các vấn đề cụ thể và mang tính hệ thống trong tổ chức, dẫn dắt nhà quản trị tìm và thực hiện các giải pháp để đạt được kết quả. Biết lắng nghe, thông thạo về doanh nghiệp là những đặc điểm chính của bất kỳ huấn luyện viên nào. Họ không thể giúp bạn trừ khi họ hiểu điều gì tạo nên một doanh nghiệp vững mạnh.

Và với tư cách là một người đồng hành thực sự, các huấn luyện viên phải quan tâm và thấu hiểu công ty đó được thành lập như thế nào. Huấn luyện viên giỏi là người kiên nhẫn. Nhiệm vụ của họ là giúp lãnh đạo làm rõ những gì cần và sẽ xảy ra tiếp theo, và họ chờ, tiếp lửa để chính những người điều hành thực hiện những hành động đó.
 

Sự hiếu kỳ và dũng cảm từ người huấn luyện

Một người huấn luyện giỏi đều có lòng dũng cảm và sự hiếu kỳ. Sự “hiếu kỳ” để xem xét mọi “ngóc ngách” trong doanh nghiệp, từ đó tìm ra nguyên nhân sâu xa khiến tổ chức trở nên bế tắc hay trì trệ. Một huấn luyện viên giỏi được đào tạo và có kinh nghiệm sẽ biết cách đặt câu hỏi phù hợp đúng thời điểm.

huan-luyen-doanh-nghiep
Sự hiếu kỳ và dũng cảm từ người huấn luyện

Và sự dũng cảm để thành thật với các nhà lãnh đạo, nói lên những sự thật “phũ phàng”, hay can đảm để yêu cầu nhà điều hành dừng và suy ngẫm lại trước khi bắt đầu thực hiện. Nếu huấn luyện viên doanh nghiệp của bạn có thể kết hợp những yếu tố này trong các công việc của người lãnh đạo với nhau, hiệu quả quản trị sẽ được nâng cao. Sự tác động trong hệ thống doanh nghiệp bắt đầu có sự ổn định và ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu của tổ chức.
 

Một lộ trình huấn luyện rõ ràng

Thông qua huấn luyện, mục tiêu của các chủ doanh nghiệp là xây dựng một công ty thành công có chủ đích. Để làm được điều đó, các nhà quản trị cần có một chương trình có cấu trúc. Huấn luyện viên doanh nghiệp sẽ đưa ra kế hoạch giúp các nhà quản lý xây dựng từng hệ thống và chiến lược mà doanh nghiệp cần, thứ tự nên phát triển chúng. Nếu không có kế hoạch này, rất có khả năng phát sinh ra các lỗ hổng hệ thống trong doanh nghiệp.

 

Có thể bạn quan tâm: Tại sao các CEO cần học tập? 

Tập trung trao quyền và độc lập

 

Có một câu châm ngôn nổi tiếng rằng “Nếu cho người ta một con cá, họ sẽ ăn trong một ngày. Dạy người ta cách câu cá, họ sẽ ăn suốt đời”.
Mục tiêu của huấn luyện viên doanh nghiệp là cung cấp những công cụ phù hợp để áp dụng lý thuyết vào thực tế, và chỉ cho người lãnh đạo cách sớm tự làm được những gì họ cần. Đó là các kỹ năng để phân biệt và chẩn đoán những gì doanh nghiệp. Có một nghịch lý trong bất kỳ mối quan hệ hỗ trợ nào: Họ giúp đỡ bạn càng nhiều thì bạn càng ít cần họ hơn. Một huấn luyện viên tuyệt vời biết điều này và họ không giả vờ chỉ để giữ mối quan hệ tài chính.
 

Lựa chọn nhà huấn luyện doanh nghiệp phù hợp

Tìm huấn luyện viên là một quá trình mang tính chủ quan cao, phụ thuộc vào một số yếu tố và mức độ phù hợp của các yếu tố đó với các ưu tiên của doanh nghiệp. Sau đây là bốn đặc điểm quan trọng mà các doanh nghiệp nên xem xét:
  • Kinh nghiệm, trình độ kỹ năng và đào tạo
  • Phương pháp tiếp cận và triết lý
  • Chứng nhận
  • Chương trình, giáo trình hoặc phương pháp luận mà họ sử dụng
Tìm Hiểu Thêm:   Bạn Có Biết Cách Thu Hút Nhân Tài Bằng Thương Hiệu Nhân Sự?

 

Tất cả những điểm trên đều quan trọng nhưng quan trọng nhất vẫn là sự phù hợp cá nhân giữa huấn luyện viên và người được huấn luyện. Nếu bạn đang tìm huấn luyện viên, huấn luyện viên của TOPCEO mang đến góc nhìn độc lập, cùng phương pháp huấn luyện tiến bộ, hiện đại, giúp đội ngũ điều hành doanh nghiệp nhìn nhận vấn đề rõ ràng, đa chiều hơn. Từ đó, giúp bạn khám phá ra quy trình giải quyết các khó khăn, điều chỉnh sự mất cân bằng, và tìm ra các giải pháp tối ưu, phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình thông qua hai hình thức huấn luyện:
  • Huấn luyện 1:1 cho lãnh đạo, quản lý cấp cao doanh nghiệp theo các chuyên đề 
  • Huấn luyện nhóm dành cho quản lý cấp trung, cán bộ chủ chốt các phòng ban, bộ phận

 

Nếu doanh nghiệp của bạn đã có một huấn luyện viên và bạn đang tự hỏi liệu họ có phù hợp với bạn không, hãy tự trả lời những câu hỏi sau:
  • Họ có gặp bạn ở đâu không? Họ có dành thời gian bên cạnh lúc thuận lợi cũng như đồng hành cùng lúc khó khăn để giúp đỡ bạn?
  • Họ có biết bạn và doanh nghiệp đang đi đâu không? Họ có một định hướng đã được công nhận mà họ sử dụng để đặt  câu hỏi phù hợp cho doanh nghiệp của bạn trong từng giai đoạn cụ thể không?
  • Trong khi khắc phục những vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp của bạn, họ có giữ tầm nhìn dài hạn không? Bạn muốn có lời khuyên khôn ngoan, không chỉ là những bản sửa lỗi nhanh chóng?
  • Bạn có thấy mình bắt đầu hỏi người khác những câu loại câu hỏi mà họ hỏi bạn không?
  • Họ có hiểu coaching là gì không?
  • Họ thực sự có trách nhiệm với bạn không? Họ có sẵn sàng nhắc nhở bạn nếu bạn không làm gì để tạo ra sự thay đổi thực sự?
  • Họ không giấu nghề? Không cố tình phức tạp hóa mọi việc khi chỉ dẫn cho bạn?
Tìm Hiểu Thêm:   Bạn Có Biết Chiến Lược Quản Trị Nhân Tài 4Bs?

 

Một huấn luyện viên tuyệt vời hội tụ rất nhiều yếu tố. Nhưng quan trọng nhất, họ là một người cố vấn đáng tin cậy, người thực sự quan tâm đến thành công của doanh nghiệp. Họ biết rằng cả hai có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và đó là mối quan hệ hợp tác mà đôi bên cùng có lợi.

Liên hệ TOPCEO để đăng ký tham gia các khóa học cũng như được các chuyên gia tại TOPCEO tư vấn miễn phí.

 

Có thể bạn quan tâm: Coaching 1-1 là gì? Lợi ích của việc tham gia huấn luyện 1 -1