Tối Ưu Hóa Chuỗi Giá Trị Doanh Nghiệp Đến Mức Tối Đa

Bước vào kỷ nguyên mới của kinh tế, các doanh nghiệp hiện nay đang cạnh tranh nhau rất gay gắt về giá cả, sản phẩm, các chiến lược kinh doanh và khách hàng. Một trong những điều mà tất cả các doanh nghiệp cần quan tâm và tiếp cận chính là chuỗi giá trị. Trong bài viết này, cùng TOPCEO tìm hiểu lợi ích, mô hình của chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

 

Chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có một tập hợp các hoạt động từ thiết kế, sản xuất, bán hàng, hỗ trợ dịch vụ khách hàng đến bảo hành và liên kết lại thành một chuỗi. Chuỗi giá trị được hiểu là hoạt động có liên kết theo chiều dọc nhằm tạo lập và gia tăng giá trị cho khách hàng.

Khi bạn sử dụng chuỗi giá trị này và phân tích một cách cẩn thận, nó sẽ giúp cho công ty có thể giảm chi phí, tối ưu hóa công sức, loại bỏ các khoản phí không đáng có. Bằng cách xem xét từng bước trong chuỗi giá trị, doanh nghiệp có thể xác định các hoạt động không hiệu quả hoặc không cần thiết và loại bỏ chúng. Điều này giúp giảm thiểu lãng phí và tăng cường năng suất, dẫn đến sự tăng trưởng và cạnh tranh cũng như giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế vượt trội trong thị trường.

Không những thế, chuỗi giá trị doanh nghiệp còn là một công cụ phổ biến và cơ bản cho phép khảo sát một cách hệ thống tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, xác định được điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh. Từ đó cải thiện chúng để nâng cao chất lượng và hiệu suất hoạt động.

Tối Ưu Hóa Chuỗi Giá Trị Doanh Nghiệp Đến Mức Tối Đa
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Thêm vào đó, chuỗi giá trị còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sự tồn tại và tiềm năng của các hoạt động. Bằng cách xem xét mối quan hệ giữa các bước trong chuỗi giá trị, doanh nghiệp có thể xác định những hoạt động quan trọng nhất và đánh giá khả năng mở rộng, phát triển trong tương lai. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra những chiến lược phát triển bền vững và đảm bảo sự tồn tại trên thị trường lâu dài.

Tìm Hiểu Thêm:   Làm Việc Thông Minh Hay Chăm Chỉ Để Mang Lại Hiệu Suất Cao Nhất Trong Công Việc?

Tối ưu chuỗi giá trị của doanh nghiệp như thế nào?

Tối ưu các hoạt động cơ bản

Các hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp bao gồm: Logistics đầu vào, đầu ra, sản xuất, marketing và dịch vụ.

  • Logistics đầu vào của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan đến tiếp nhận, tồn kho, phân phối các sản phẩm, hàng hóa.
  • Vận hành hay sản xuất là những hoạt động cơ bản liên quan đến các hoạt động chuyển đầu vào thành sản phẩm cuối cùng.
  • Logistics đầu ra lại liên quan đến cách hoạt động thu gom, lưu trữ, phân phối các sản phẩm đến tay người tiêu dùng như tồn kho thành phẩm, quản lý vật liệu, phân phối, quy trình đặt hàng.
  • Marketing và bán hàng: Muốn gia tăng chuỗi giá trị của doanh nghiệp thì cần cố gắng tiếp cận đến các hoạt động cung cấp phương tiện thúc đẩy nhu cầu mua hàng như quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng, phân phối, định giá.
  • Dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ duy trì các dịch vụ giữ chân khách hàng như lắp đặt tại nhà, sửa chữa, huấn luyện…
Tối ưu hoạt động bổ trợ

Các hoạt động bổ trợ bao gồm nhiều hoạt động mang giá trị lớn cho doanh nghiệp như:

  • Thu mua: Liên quan đến các công tác thu gom chuỗi giá trị như thu mua các nguyên vật liệu thô, các nguồn cung ứng, các máy móc…
  • Phát triển công nghệ: Mỗi hoạt động tạo giá trị đều có đóng góp của công nghệ, từ công nghệ doanh nghiệp mới gia tăng được hiệu quả chuỗi giá trị.
  • Quản trị nguồn nhân lực: Bao gồm các hoạt động liên quan đến tuyển dụng, thuê lao động, huấn luyện…
  • Cơ sở hạ tầng bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý. Không giống các hoạt động bổ trợ khác, cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho chuỗi giá trị của doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Tìm Hiểu Thêm:   Khung Năng Lực: Cách Xây Dựng Và Sử Dụng Hiệu Quả

Sử dụng công cụ chuỗi giá trị như nào cho hiệu quả?

Để hiểu và gia tăng chuỗi giá trị của doanh nghiệp, bạn cố gắng thực hiện các bước làm cơ bản sau:

chuoi-gia-tri-doanh-nghiep
Chuỗi giá trị là một công cụ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí trong kinh doanh

Bước 1: Xác định các hoạt động phụ cho hoạt động chính

Đối với mỗi hoạt động chính, bạn cần xác định chuỗi hoạt động phụ. Các hoạt động phụ là những hoạt động hỗ trợ và bổ sung cho hoạt động chính của một doanh nghiệp. Chúng thường không trực tiếp tạo ra giá trị cho khách hàng, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và duy trì hoạt động chính. Các loại hoạt động phụ bao gồm:
 

– Các hoạt động trực tiếp tạo ra giá trị như gọi điện bán hàng, chạy quảng cáo, tư vấn online.

 

– Các hoạt động gián tiếp với mục đích giúp hoạt động chính chạy trực tiếp, trơn tru như quản lý lực lượng bán hàng, lưu giữ hồ sơ khách hàng, phân tích dữ liệu bán hàng…

 

– Các hoạt động đảm bảo chất lượng nhằm giúp cho chuỗi giá chính nâng cao như chỉnh sửa quảng cáo, nội dung.

Bước 2: Xác định hoạt động phụ cho hoạt động hỗ trợ

Hoạt động hỗ trợ trong một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động không trực tiếp liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ chính, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và hỗ trợ hoạt động chính. Một số hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển chuỗi giá trị của doanh nghiệp như: quản lý nguồn lực, tài chính kế toán, phát triển công nghệ, mua sắm, bạn chỉ cần xác định các hoạt động phụ tạo ra giá trị cho nó.

Tìm Hiểu Thêm:   Làm Thế Nào để Tạo Động Lực Cho Nhân Viên?

Bước 3: Xác định các liên kết
 

Xác định các liên kết giữa các hoạt động trong chuỗi giá trị là một bước quan trọng để tăng lợi thế cạnh tranh và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Bằng cách hiểu rõ các liên kết này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động, loại bỏ sự lãng phí và tạo ra các lợi ích đáng kể.

chuoi-gia-tri-doanh-nghiep
Qua việc xác định các liên kết này, doanh nghiệp có thể tìm ra cách tối ưu hóa hoạt động, tăng cường hiệu suất và giảm chi phí.

Việc xác định các liên kết trong chuỗi giá trị đòi hỏi sự phân tích cẩn thận và sự hiểu biết sâu về hoạt động của doanh nghiệp. Điều này sẽ mất thời gian rất nhiều nhưng nó lại như một chìa khóa để tăng lợi thế cạnh tranh cho giá trị của chuỗi.

Ví dụ như sự liên kết giữa lực lượng bán và doanh số bán chính là bộ phận chăm sóc khách hàng.

Bước 4: Tìm kiếm cơ hội để tăng giá trị

Bạn cần kiểm tra chính xác các hoạt động, các liên kết mà bạn đã xác định sau đó suy nghĩ cách để nâng cao hơn giá trị đó cho doanh nghiệp. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp phản ánh một chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty. Khi quyết định cải thiện chuỗi giá trị, bạn hãy cố gắng tạo ra nhiều sự khác biệt với đối thủ, rà soát cẩn thận các bước tiến hành cùng các thành viên khác trong công ty.

Nhìn chung, cách tiếp cận một chuỗi giá trị của doanh nghiệp là không giống nhau. Tùy từng sản phẩm, dịch vụ hay loại hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có một hướng đi khác nhau. Thông qua những chia sẻ, chúng tôi hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có một cái nhìn chung nhất về chuỗi giá trị quan trọng như nào trong sự phát triển của công ty.