Supply Chain Là Gì? Vai Trò Và Một Số Mô Hình Chuỗi Cung Ứng Phổ Biến

Supply Chain là hoạt động được dùng với mục đích định hướng chiến lược hiệu quả có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Hình thức này giúp doanh nghiệp có được những lợi thế vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

 
Supply Chain hay là một chuỗi các cung ứng hay hệ thống tổ chức, hoạt động, con người, nguồn lực và những thông tin có liên quan đến việc vận chuyển các sản phẩm, dịch vụ từ các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng trên thị trường.

Xét về bản chất, Supply Chain là một mạng lưới cung cấp nhu cầu cho khách hàng tuy năng động nhưng lại phức tạp.

Supply Chain Là Gì? Vai Trò Và Một Số Mô Hình Chuỗi Cung Ứng Phổ Biến
Supply chain cũng có thể được hiểu là một mạng lưới các đối tác thương mại, nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng cuối cùng liên kết với nhau để cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
 

Vai trò của Supply Chain trong doanh nghiệp

Chắc bạn cũng có thể nhận thấy Supply Chain có vai trò quan trọng nhất định đối với doanh nghiệp. Bởi nó ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Vai trò cụ thể:
  • Có mặt trong mọi hoạt động sản xuất từ hoạch định, tìm nguồn hàng, sản xuất thành phẩm, quản lý hậu cần cho đến việc phối hợp với các nhà cung ứng, đối tác, kênh trung gian,…Quản lý Supply Chain sẽ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp và cơ hội vượt qua các đối thủ cạnh tranh.
  • Hoạt động quản lý Supply Chain giúp đảm bảo tính hiệu quả về đầu ra cũng như đầu vào của sản phẩm. Tại đầu vào, lượng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dự báo được đúng nhu cầu của thị trường, của người dùng, giảm mức độ rủi ro và lượng hàng hoá tồn kho. Tại đầu ra, Supply Chain cung ứng một cách đầy đủ sản phẩm cho thị trường và mang lại lợi nhuận doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Việc quản lý Supply Chain tốt sẽ mang lại hiệu quả lớn trong hoạt động hậu cần (Logistics). Đảm bảo tốc độ phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng và độ mới của sản phẩm.
Tìm Hiểu Thêm:   Những Sai Lầm Và Khó Khăn Khi Áp Dụng KPI Trong Doanh Nghiệp

Mô hình Supply Chain

Khi tìm hiểu về thuật ngữ Supply Chain chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua mô hình SCOR (mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng) phổ biến và đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Dưới đây là 5 khối xây dựng mô hình SCOR.

Lập kế hoạch (Plan)

Là quy trình có liên quan đến việc lập kế hoạch cung và cầu, các tiêu chuẩn khi lập kế hoạch phải được thiết lập với mục đích đo lường và cải thiện được chuỗi cung ứng. Các quy tắc trong kế hoạch có thể mở rộng sự tuân thủ, vận chuyển, hàng tồn kho và tài sản.

Nguồn (Source)

Doanh nghiệp có thể xác định được cách quản lý mạng lưới hàng tồn kho, các hiệu suất và thoả thuận với nhà cung cấp bằng cách kiểm tra những vật liệu được mua lại hoặc những nguồn cung ứng cho các cơ sở hạ tầng. Giai đoạn này sẽ giúp doanh nghiệp lập được kế hoạch khi thực hiện hành động nhận, xác minh và giao dịch hàng hóa tại chuỗi cung ứng.

supply-chain
Doanh nghiệp có thể xác định được cách quản lý mạng lưới hàng tồn kho, các hiệu suất

Thực hiện (Make)

Đây là bước đặc biệt quan trọng đối với các ngành phân phối và sản xuất để có thể đáp ứng được các nhu cầu thực tế hoặc trong kế hoạch và trả lời được các câu hỏi make to order (sản xuất dựa trên thông số, thiết kế có sẵn khi nhận được đơn hàng), make to stock (sản xuất dựa trên việc kết hợp nhu cầu người dùng và hàng tồn kho) hay engineer to order (sản xuất hoàn thành sản phẩm sau khi nhận đơn hàng)

Giao hàng (Deliver)
Những quy trình có liên quan đến việc đưa hàng hoá, sản phẩm ra ngoài bao gồm phân phối, vận chuyển và quản lý đơn hàng, nhập kho đều thuộc bước giao hàng. Bước này có liên quan đến hàng tồn kho thành phẩm, dịch vụ khách hàng, tài sản, quản lý vòng đời sản phẩm và những yêu cầu xuất, nhập thành phẩm.

Trả lại (Return)

Bước này sẽ tập trung vào các hàng hoá, sản phẩm được trả lại vì một số những lý do nào đó bất kỳ. Các doanh nghiệp phải trang bị những kỹ năng cần thiết để có thể xử lý được việc trả lại sản phẩm, bao bì hay container bị lỗi. Việc hoàn tiền sẽ dựa trên các quy tắc kinh doanh cụ thể và những yêu cầu quy định khác.

Tìm Hiểu Thêm:   Đặc Điểm Của Một Doanh Nghiệp Số Hóa Thành Công

So sánh sự khác nhau giữa Supply Chain với Logistics

Bất kỳ ai khi tìm hiểu Supply Chain thì đều bắt gặp khái niệm Logistics bởi tính chất tương đồng. Tuy nhiên, thực tế giữa hai khái niệm này tồn tại nhiều điểm khác biệt.
  • Supply Chain là mạng lưới liên kết giữa những doanh nghiệp, công ty hay tổ chức cùng làm việc với nhau trong khi đó Logistics chỉ là một hoạt động nhỏ trong phạm vi của một doanh nghiệp nhất định.
  • Logistics chỉ bao gồm các hoạt động như phân phối, thu mua hay quản lý những sản phẩm tồn kho trong khi Supply Chain lại bao trùm những hoạt động rộng hơn cùng các hoạt động của Logistics.
  • Phạm vi của Supply Chain là cả trong và ngoài doanh nghiệp còn Logistics chỉ hoạt động trong phạm vi doanh nghiệp mà thôi.
Nhìn chung, có thể thấy được, Logistics là một phần nhỏ thuộc về Supply Chain. Hai hoạt động này sẽ bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau để công việc được đảm bảo với hiệu suất cao.

Ý nghĩa của việc quản trị chuỗi cung ứng

supply-chain
Ý nghĩa của việc quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng được tích hợp với trách nhiệm trong việc kết nối những chức năng kinh doanh chính cùng các quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp thành một mô hình kinh doanh gắn kết mang lại những hiệu quả nhất định như:

  • Đảm bảo tiến trình sản xuất được vận hành một cách liên tục và nhịp nhàng.
  • Tạo điều kiện kích thích các hoạt động sáng tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới và khai phá thêm những nguồn năng lực sản xuất khác.
  • Nâng cao được chất lượng và giảm bớt giá thành của sản phẩm.
  • Giúp quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp được vận hành hiệu quả.
Tìm Hiểu Thêm:   Mô Hình Kinh Doanh: Những Xu Hướng Phổ Biến Hiện Nay

Sử dụng công nghệ Blockchain trong việc quản trị Supply Chain

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản trị Supply Chain thì bạn có thể sử dụng công nghệ Blockchain để thúc đẩy được những kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp mình.

Thực trạng

Các doanh nghiệp phải công nhận rằng việc sử dụng Supply Chain sẽ giúp họ có thêm thông tin phát triển hiệu quả sản xuất. Nhưng họ lại phải đau đầu trong việc tích hợp thông tin và tận dụng những giá trị mà thông tin đó mang lại cho lô hàng.

Chính vì vậy mà mối quan tâm của họ đối với công nghệ Blockchain ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp lớn đã và đang nắm bắt được những tiềm năng từ việc ghi chép hoạt động và chuyển giao quyền sở hữu khi di chuyển các sản phẩm giữa nhiều doanh nghiệp và trong suốt quá trình Supply Chain.

Lợi ích của Blockchain trong quản trị Supply Chain

Với công nghệ Blockchain, mỗi một chuyển động của sản phẩm sẽ được chia thành một khối và các giao dịch sẽ được ghi lại khi các sản phẩm được trao quyền sở hữu cho các đối tượng khác. Điều này đã mang lại cho doanh nghiệp một số những lợi ích như:
  • Khả năng theo dõi và kiểm tra các hoạt động trong suốt quá trình sản xuất, phân phối và vận chuyển hàng hoá. Từ đó, doanh nghiệp sẽ loại bỏ được những rủi ro trong quá trình di chuyển sản phẩm.
  • Trong mỗi khối block, blockchain sẽ giúp bạn xác định giá thành, chất lượng, địa điểm hay những thông tin quản lý sản phẩm khác của các bên liên quan.
  • Công nghệ Blockchain đảm bảo tính an toàn, minh bạch và tính chính xác cho các khách hàng thận trọng và thúc đẩy được tiêu chuẩn hoá, giảm gian lận và sự nhất quán cho sản phẩm.